III. Lịch sử, biện chứng, thần học:
Hướng chung bây giờ trong bình-luận là nhận rằng: biết
lịch-sử thì chẳng đủ để hiểu Tân-Ước. Văn-kiện không chỉ được viết ra để giữ
ký-ức, lưu ít châm-ngôn, hay thuật lại kinh-nghiệm, nhưng là mạc-khải một
thực-tại ở ngoài tầm của fương-tiện loài-người và đặt người ta trước một lời
kêu-gọi và một yêu-sách, và đòi người ta fải quyết-định. Nhưng, con đưòng đi
thì mỗi tác-giả mỗi khác:
a)
K.
Barth đã có ảnh-hưởng lớn trong việc giãi-thích Faolô. Bình-luận là bước
tiên-khởi. Cốt-thiết là Erkhãrung: quá văn-bản để đạt thấu thực-tại. Nhưng
fương-fáp và thành-quả của K. Barth bị nhiều tác-giả chỉ-trích (hạ giá trí-khôn
nhân-loại như xấu xa, sa-đoạ, thế mà lại dùng trí-khôn đó để fán-đoán trên
nội-dung của mạc-khải).
b)
R.
Bultmann: fân-biệt Historie và Geschichte. Học-giả nhờ fương-fáp khoa-học đạt
thấu được Historie. Nhưng muốn đạt thấu Geschichte thì fải hiểu-biệt chính mình
một cách mới, và sau cùng đứng trước những đòi-hỏi chính mình fải lao mình vào.
Faolô có một thần-học đích-thực: thành-quả của sự đối-chọi giữa Yêsu lịch-sử và
Yêsu của Kitô-giáo Hi-Lạp; không trình-bày đạo-lý về Thiên-Chúa hay về Chúa
Yêsu: nhưng cốt là một nhân-sinh-quan, mà yếu tố cốt-thiết là tình-trạng con
người trước khi có “pistis” và sau khi có ‘pistis’ (sự công-chính của Thiên
Chúa, ân-sủng, lòng tin, sự tự-do) (pistis=lòng tin)
c)
Lohmeyer
chỉ-trích Bultmann là biến thần-học thành một kinh-nghiệm đức-tin riêng tư. Lohmeyer
muốn vạch ra tính-cách độc-đáo, và duy-nhất của sự-kiện và đạo-lý Tân-ước để
rút ra những gì có giá-trị tuyệt-đối siêu-thời-gian.
d)
Ch.
H. Docc E.C. Hoskyns: fải suy-nghĩ lại về lịch-sử. Docc chủ-trương rằng Chúa
Yêsu đã dạy một chung-luận thành-tựu. Faolô đã chịu ảnh-hưởng đạo bí-truyền.
Hoskyns: điều cốt-thiết không thể tránh: Có liên-lạc gì giữa Yêsu Nazarét và
Kitô-giáo sơ-thời? Lòng tin không đi trước thực-tại; giải-thích về ý-nghĩa
Mêsia cánh-chung chỉ là hậu-kết của chính thực-tại lịch-sử.
e)
Ngoài
ra các tác-giả khác nỗ-lực khảo-sát chứng-chỉ các Tông-đồ nhất là Faolô (một
uy-tín của truyền-thống) bằng fương-fáp lịch-sử nhưng để đạt-thấu một thần-học
đích-danh, có giá-trị tiêu-chuẩn (normative).
Vậy chung chung, các nhà chú-giải
nhận rằng fân-biệt công việc khảo-sát theo fương-fáp lịch-sử với công việc
thần-học đích-danh là fải. Công-việc chú-giải không thể đành lònh với việc tả
kỹ những nội-dung này khác của văn-kiện, nhưng fải nhắm đến một thần-học
Kinh-thánh, lường được tiếng nói và sự vật, và tế-nhận giá-trị sự thật:
kinh-nghiệm của Tông-đồ hội ra lại để nuôi-dưỡng ý-thức đưa tin của tín-hữu.
(còn
tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn
CSsR
(trích bài dạy Kinh-thánh hồi thập-niên ’60)
No comments:
Post a Comment