Friday, 17 May 2013

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Thơ thứ Nhất Gửi Tín Hữu Corinthô





Thành Côrinthô: Coi Dictionnaire encyclopédique de la Bible: Corinthe (F.J. de Waele G.Ricciotti, Paolo Apostolo No. 41-42)
Chú giải:  A.Plummer (ICC 1911) J.Huxby (Verbum Salustis 13.1946)
                C.Spicq (Pirot-Clamer, 1948)
                EB. Allo (Etudes Bibliques 1956, 2è édition)
                J.Héring (Commentaire du Nouveau Testament 7/1959, 2è édition)
                H.Lietzmann-Kũmmel, An die Korinther I.II (1949)
                A.Feuillet: DBS vii, 170-183
Nhập đề:  Các sách nhập-đề Tân-ước.
                L.Cerfaux. L’Eglise des Corinthiens (Témoins de Dieu, 1946)

Thành Côrinthô
-Thành-lập vào thế kỷ thứ 9 trước kỷ-nguyên. Cực-thịnh vào thế-kỷ 6-5
 Bị tàn-fá  -146 (do Lucius Mummius Achaicus)
 Xây lại     -44 (do Julius Caesar): Colonia Laus Iulia Corinthiensis.
 Năm 27: thủ-fủ của Provincia Achaica (dưới quyền Lão-viên)
-Sinh-hoạt: bởi địa-thế giữa hai biển Égée và Ionienne (dithálassos hay amphithálassos: binaris) với 2
 hải-cảng (Kenchrae và Lekhaion) nên Côrinthô là một trung-tâm thương-mại bậc nhất thời xưa.
-Dân-cư: vì là một colonia nên Côrinthô có nhiều người Rôma (cựu binhsĩ và những người được fóng-
 thích), ngoài ra có dân tứ-chiếng (do-thái cũng đông). Địa-vị xã-hội rất chênh-lệch (2/3 là nô-lệ, người nghèo nhiều, một số ít lại rất giàu-có).
-Fong-hoá: sa-đà truỵ-lạc đến đỗi thành ngạn-ngữ (kirinthiázesthai có nghĩa là sống dâm-dật fóng-đãng: và tiếng Korinthios thời sau trong hài-kịch có nghĩa là ‘nghiện rượu’, say rượu).

Fong-tục đó được khích-lệ bằng việc sùng-bái Aphrodite trên Acrocorinthe; theo Strasbon thì ở đó có một ngàn cô hiérodules.)

Ngoài đạo thờ nữ-thần dâm-dật đó, còn có nhiều thứ đạo thờ Malqart, Isis Serapis, Zeus, Asclépios, Cybêlê.

Faolô giảng-đạo tại Côrinthô.

Cv 18. Faolô bỏ A-then mà đến Côrinthô và đã ở đó một năm rưỡi.
Nhờ bi-chí thành Delphi có nói đến việc Gallio (con của Annaesus Sênêca, anh của nhà triết-gia Sênêca), nên chúng ta có một mốc chắc-chắn để sắp đặt các việc đời Faolô (coi về bi-chí thành Delphi: DBSII, 355-373, B.Rigaux, Saint Paul et ses lettres, 100-102, E.Haenchen, Apostelgeschichte, 58-60). Nhưng có fân-vân:
1)      Gallio khởi-sự làm tổng-trấn năm nào, nên có thể đặt 1/6 năm 51 đến 1/6 năm 52 hay là 52 và 53. Cái-nhiên hơn có lẽ là 51/52.
2)      Việc Faolô ra toà Galiliô: cuối thời Côrinthô hay đầu thời đó. Có lẽ là cuối thời, nên Faolô đã hoạt-động ở Côrinthô vào cuối năm 50 cho đến tháng 7/9 năm 52.
Công việc của Faolô: coi Cv 18: 1-16. Người Do-thái chống-đối; nhưng fát-đạt kết quả nhiều. Ngoài ra đi rồi, thì công-việc truyền-giáo được tiếp-tục do Apollos (Cv 18: 24-28 19:1). Faolô đã thành-lập một cộng-đoàn đông-đảo, gồm có ít người Do-thái (Cv 18: 18 IC 1: 22 10: 32 12: 19 16: 19), và fần đông là dân ngoại. Trong số đó, có ít người khá-giả và hay thông-thái, nhưng chung chung thuộc hạng ti-tiện (IC 1: 26-29)

Cộng-đoàn được tổ-chức trên cơ-sở nào của xã-hội đuơng-thời? Xã-hội cổ-thời Hy-Lạp đã tan rã dưới những mãnh-lực mới như chính-trị đế-quốc, như các tư-trào triết-lý và tôn-giáo khuấy-trộn đủ mọi thứ tư-tưởng giữa những người tứ-chiếng đi tìm kế sinh-nhai hay truyền-bá tư-tưởng. Và fong-trào lập hội-đoàn, đủ mọi thứ. Nhưng hội-đoàn tôn-giáo cũng mọc lên như nấm. Các hội-đoàn được tự-do quản-trị nội bộ, ra luật, fạt-vạ, trục-xuất, thu-liễm đóng-góp, nhưng chung chung người ta cũng làm ngơ đi, miễn là không fá-rối trật-tự công-cộng (trừ ở Rôma): các hội-đoàn tôn-giáo được mệnh-danh là Thiasoi. Kitô-giáo cũng như Do-thái cũng tổ-chức theo kiểu các hội-đoàn tôn-giáo đó. Và chúng ta thấy tín-hữu Côrinthô đã fỏng theo những hội-đoàn của các triết-gia, và các thiasoi của thần Dionysos. Và thánh Faolô cũng dựa trên quyền của hội-đoàn mà trừng-trị, trục-xuất, ban-bố điều-lệ; khuyên tín-hữu Côrinthô hãy xử những tranh-tụng của họ trong cộng-đoàn. Nhưng có điều khác các hội-đoàn dân ngoại: lòng tin độc-hữu trên cả đời sống; nhưng khác với Do-thái, tín-hữu không có một Hội-thánh, một ‘tertium genus’, dân-tộc thiêng-liêng, siêu-nhiên, fát tự một sáng-kiến mới của Thiên-Chúa, mà không chống lại một dân-tộc nào.

                                                                                                                              (còn tiếp)
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh-thánh vào thập-niên ’60)


No comments: