Thư 1 Cor
Những dự-kiện trong thư so chiếu với Công vụ: cho thấy thư 1
Cor viết vào hành-trình III truyền-giáo của Faolô, đang lúc ở tại Êfêsô (16: 8-19).
Nhưng, Faolô ở tại Êfêsô đến 3 năm, nên tranh-luận là thư đã viết vào đầu 3 năm
(tức 55/56) hay cuối (57), dù sao gần Vượt qua (gợi đến ‘bánh không men’ 5:
6-8, tiên-thường (15:20 của đầu mùa dâng ngay ngày sau lễ Vượt qua).
Dịp nào?
Chúng ta phải rút ra từ chính 1 Cor:
5: 9t Faolô đã viết một thư rồi, trong đó ngài dạy hãy tránh
hạng người fóng-đãng.
1: 11 Những người nhà của Khloê báo-cáo
về những bè đảng, những gương xấu về người loạn luân, về kiện-tụng.
7: 1 một thư của giáo-hội Corinthô thỉnh-vấn về ít khoản:
hôn-nhân và đồng-trinh, ăn của cúng, và có lẽ về các đặc-sủng
16: 17 những đại diện của giáo-hội có lẽ
cũng đã trình-bày tự-sự, nhân đó Falô biết được những lạm-dụng trong những buổi
hội fụng-vụ (11: 1-16) trong việc cử-hành Bữa-tối của Chúa (11: 17t) những
khó-khăn về sự sống lại (X. Osty tr. 85-86)
Như thế, thư có duy-nhất là chỉ vì dọi lại những vấn-đề của
tình-trạng cụ-thể của giáo-hội Cor: nên thư chia được làm 4 fần:
1:1-9 Nhập đề
I. 1: 10-6:20 Giải-quyết ít vấn-đề do lời
tường-trình của người nhà Khloê
(khôn-ngoan và bè đảng: 1:10-4:21)
(người loạn-luân : 5:1tt)
(kiện-tụng trước toà-án đời: 6: 1-11
(về dâm-dục: 6: 12-20
II. 7: 1-11 : Trả lời cho những điều thỉnh-vấn
(về
hôn-nhân 7: 1-16
(về hiện-tình của tín-hữu 7: 17-24
(về đồng-trinh thủ-tiết 7: 25-40
(về của
cúng 8:1-11:1)
III. 11: 2-14-14:40 Đính-chính về những buổi hội
fụng-vụ
(11: 2-16
về fụ-nữ
(11: 17-34
về Bữa-tối của Chúa
(12-14 về
các đặc-sủng
IV. Bàn về sự sống lại: 15:1tt
Đoạn 16: kết-thúc (căn dặn và chào hỏi)
1: 1-9 Nhập-đế
Trước hết, là lời ‘kính gửi’ (1-3), trong đó Faolô đã cố-ý
nhấn đến chức-vị Tông-đồ của ngài, về ơn được thánh-hoá của tín-hữu Corinthô
cũng như của toàn-thể Hội-thánh. Hai điều đeó đã ám-chỉ đến công-việc mục-vụ
của giáo-hội Corinthô. Kể theo sau, là lời tạ-ơn (4-9), báo trước đề-tài chính
của bức thư: tín-hữu Corinthô đã được nên fong-fú về các đặc-sủng. Đã là
đặc-sủng thì fải đem về lại cho Thiên Chúa, và trông cả vào ơn của Thiên-Chúa
để được cứu-thoát trong Ngày của Chúa Kitô. Tin1-hữu Corinthô hãnh-diện nơi ơn
đã được, nhưng lại quên nguồn-gốc Thiên Chúa và Chúa Kitô, bởi đó họ tự-mãn đeo
đuổi ‘khôn-ngoan’ theo sở-hiếu của họ (I), chỉ nghĩ vào tư-lợi của họ (6: 1-11)
hay khoa-trương cái tự-do khoáng-đạt của họ (việc ăn của cúng), nuông theo
ích-kỷ cả nơi fụng-vụ và việc xử-dụng các đặc-sủng. Tâm-não của họ vẫn còn là
tâm-não ngoại đạo.
‘Kính gửi’ nói đến người gửi thư, và ai nhận thư, kèm theo lời
chúc mừng. Nhưng trong 1Cor đã ám-chỉ đến các vấn-đề sẽ được bàn đến” sự
duy-nhất của Hội-thánh, lòng khiêm-nhượng (nhấn vào ơn kêu-gọi, lời tạ ơn sẽ
cho thấy hơn) và ơn được thánh-hoá (tương-fản với vấn-đề sắc-dục sẽ nói đến).
Sosthênê: coi Cv 18: 17? Có tác-giả coi ông như thu-ký chép
thư.
‘đã được gọi làm thánh’: đáng lẽ phải dịch ‘những kẻ được kêu gọi những vị
thánh’: Faolô dựa trên bản LXX dịch miqrâ qodesh bằng klètè hagia
(convocatio sancta) (TWNT 1: 108 LCerfaux: La théologie de l’Église 90)
để chỉ Israel, dùng cho Hội-thánh, và như vậy
đồng-nghĩa với ‘ekklèsia Dei’. Và bây giờ Faolô nói đến những người cụ-thể
cấu-thành Hội-thánh thì ngài dùng tiếng ‘klètoi hagioi’ (những kẻ được
tác-thánh bởi được Thiên Chúa kêu gọi.
‘làm một với hết mọi người…’ (kiểu đặt câu có thể song song với
‘kính gửi Hội thánh…’ hay với ‘được kêu gọi làm thánh’): nhưng ý-định thì rõ:
Faolô muốn tín-hữu Corinthô nhận rõ họ chỉ là một trong bao-nhiêu cộng-đoàn của
Hội-thánh (coi 14: 36)
c.3 là lời chào mừng cầu-chúc: Kitô-hoá kiểu cầu-chúc của Hy-Lạp
(khairein/kharis) và Do-thái (shalôm/eirènè: bình-an)
Lm Nguyễn Thế Thuấn
CSsR
(trích bài dạy Kinh thánh hồi thập niên ‘60)
No comments:
Post a Comment