CHƯƠNG 14
LY
KHAI GIỮA HỘI THÁNH
VÀ
ĐẠO DOTHÁI
------
Trong
khoảng thời gian năm 49 (Công đồng Yêrusalem) và 64 (Nêrô cấm đạo), việc truyền
giáo bành trướng mạnh. Vấn đề Lề luật nói được đã thanh toán. Thời gian này
chúng ta tiếp xúc trực tiếp được với những vấn đề bên trong Hội thánh nhờ các
thư của thánh Phaolô, trái lại với 20 năm (từ năm 30 đến 49) đầu (ta chỉ biết
gián tiếp do những văn kiện thời sau thuật lại).
1. Cuộc
tranh luận Antiokia đã kết thúc bằng một “modus vivendi” : Modus
vivendi đó là chính sắc chỉ Công đồng Yêrusalem (Cv15:29). Như đã thấy vấn đề
xung đột là vấn đề liên can đến Dothái – còn vấn đề công đồng là vấn đề liên
can đến tín hữu dân ngoại. Sau khi đã giải quyết : tín hữu dân ngoại được tự do
đổi luật Môsê, thì liền có vấn đề : tín hữu Dothái trong những cộng đoàn hỗn
hợp có phép bỏ Lề luật và cùng chung sống, đồng bàn cùng tín hữu dân ngoại.
Người ta đã thực hành trước khi giải quyết theo nguyên tắc : Antiokia đã sống
như vậy từ đầu. Cả Phêrô nữa khi viếng cộng đoàn cũng thế. Nhưng có những người
Yacôbê phái đến không nhận. Phêrô, Barnaba, tín hữu Dothái dụ dựa nhưng đã ngả
về phía họ. Phaolô đã kháng cự dựa trên chính cốt tủy của Tân ước : ơn cứu rỗi
dựa trên nền tảng độc nhất “Tin vào Chúa Kitô chết và sống lại”.
Nhưng thực
sự tranh luận kết thúc làm sao, Ga2 không nói. Cv cũng không. Đây là ức thuyết
cái nhiên : sắc chỉ Công đồng đã ra để dàn xếp việc này : truyền cho tín hữu
dân ngoại giữ những khoản Lề luật (Lv17:8-14 8:6tt) đã ra cho khách ngụ cư giữa
Dothái. Nhờ sự nhún nhượng này của anh em dân ngoại, anh em Dothái có thể sống
chung với họ dễ dàng, và hạp với Lề luật, làm cho người Dothái không thể bắt bẻ
được tín hữu. Nhưng cách xử thế đó giả thiết tín hữu Dothái vẫn còn phải phục
tùng Lề luật (lập trường của Yêrusalem dưới sự lĩnh đạo của Yacôbê) trừ ra
những điều ngăn trở việc đồng bàn với tín hữu dân ngoại. Phaolô hình như không
biết đến sắc chỉ đó. Nhưng sắc chỉ đó dần dần đã được áp dụng trong cả Hội
thánh, nhưng với một ý nghĩa mới : Kh2:14 20 24 nhấn vào các khoản đó như một
cách tuyên tín chống lại đạo của dân ngoại và những bè ngộ đạo (lý do đó đã dội
lại trong 1Cor10:5tt). Rồi đến thế kỷ 2, sắc chỉ lại thay đổi ý nghĩa một lần
nữa : đó là văn bản tây phương “một toát yếu luân lý” cấm 3 trọng tội (thờ
quấy, dâm dục, giết người – và “khuôn vàng thước ngọc” làm mẫu cho cách xử
thế). Nhưng ngay thế hệ thứ 2 (lối 70 trở đi) sắc chỉ nói được là lỗi thời nếu
xét về mục đích tiên khởi (chung chung tín hữu Dothái không còn giữ luật Môsê
nữa). Phong trào đã thấy xuất hiện vào lối 57 rồi (Cv21:20tt).
Vấn đề
được dàn xếp ở Syri do sắc chỉ mặc một hình thức khác trong các giáo hội của
Phaolô : sự căng thẳng giữa kẻ “mạnh” và người “yếu” (1Cor8-20 Rm14:1-15:13).
Người yếu: một phần tín hữu Dothái không dám mạnh dạn bỏ ngoài những khoản Lề
luật Môsê : cách riêng về việc ăn uống. Rm14:1tt : các tín hữu đó muốn sống như
những Dothái đạo đức theo mẫu Đn1:8-16. Nhưng vấn đề đó chẳng bao lâu cũng được
lướt qua, và Cv21:20tt ám chỉ đến phong trào tín hữu Dothái bỏ cả cắt bì con
cái.
2. Vấn đề
Dothái phiệt. Phong trào tín hữu Dothái bãi bỏ cả Luật Môsê gây xúc
động lớn trong Giáo hội Falệtin (Cv21:20), nên có lẽ đó là lý do làm cho xuất
hiện phong trào Dothái phiệt. Trước công đồng, Dothái phiệt muốn tránh đoạn
giao với các Hội đường Dothái kiều, bây giờ họ muốn tránh cho tín hữu Dothái
chối bỏ Lề luật. Vấn đề được biết là nhờ Ga : có những giảng viên nại vào các
Tông đồ tiên khởi mà chống lại Phaolô, và những khuyên dụ tín hữu Galát (bắt
buộc?) chịu cắt bì (Ga5:3 12 6:12 15) : nhờ đó mà nhận Lề luật (Ga4:21) chung
chứ không phải mọi khoản (Ga5:3).
Môn phái
Tubingen của ChBaur : một phong trào lớn lao hoạt động ở Corinthô và Rôma. Theo
họ thì Phêrô sau vụ xung đột Antiokia, các tông đồ đều ngả theo. Chứng chỉ :
các thư Corinthô nói đến những bè đảng, những kẻ chống đối Phaolô, Rm16:17-20
Ph3:2t có những cảnh cáo nghiêm nhặt.
Nhưng đó
là dựa trên tưởng tượng. Chỉ có Ga mới nói đến việc đòi tín hữu cắt bì. Sau
biến cố Galát, tuy rằng thỉnh thoảng đó đây đạo Dothái thượng luật ló hiện (có
ít chứng chỉ về Tiểu á và Syri vào thế kỷ 2), nhưng nói chung thì đó là một
phong trào không có triển vọng. Giải quyết của Ga đã nên nguyên tắc hướng đạo
Hội thánh.
3. Một vài
lời tương lai của Giáo hội Falệtin. Sau cuộc cấm cách do Agripa I (năm
44), Giáo hội được yên tạm vào thời các trấn thủ (44:52). Nhưng từ năm 50 trở
đi, phong trào nhiệt thành hoạt động ráo riết. Họ thù ghét và sẵn sàng thủ tiêu
bất cứ người Dothái nào có giao dịch với Hilạp và Rôma, và không “nhiệt thành”
với Lề luật. Muốn sống, Giáo hội cũng hết sức tỏ ra mình sùng thượng Lề luật,
nhưng vô hiệu, đầu cuộc khởi nghĩa chống Rôma, tín hữu bị loại như “Dothái
gian”; họ phải tản cư qua Pella, và sau đó trôi dạt, hoặc sáp nhập vào Hội
thánh dân ngoại, hoặc đã cứ đóng kín trong lập trường đạo lý sơ thời mà tach
hẳn khỏi Hội thánh đại đồng, và thành lạc đạo như nhóm Ebiônit.
(vấn đề Judéo-christianisme
: Daniélou
vấn đề :
Ebionit
: Catholicisme III, 1231/3 tiếng EBIONITES (GBardy).
: JDaniélou, Théologie du Judéochristianisme, 68-76).
No comments:
Post a Comment