Saturday, 20 September 2014

Lm Kevin O'Shea CSsR Lương Tâm Trưởng Thành Trong Đạo Đức



Chương Sáu
Sống đời đạo-đức
có ánh-sáng Cứu-Chuộc soi rọi
(bài 33)


Phần 4:
Lương-tâm
trưởng-thành trong đạo-đức.

Vấn-đề đích-thực ở đây, là: làm sao ta có thể đi từ phương-án này đến cung-cách khác dễ dàng được? Và, làm sao để ta trưởng-thành trong quá-trình cuộc sống có đạo đức?

Câu trả lời, đích-thị là: “Lương-tâm”.

Lương-tâm, có nghĩa: quyết hiện-thực tối đa mức-độ lành-mạnh/đạo-đức, cùng nỗ-lực nào khác ta có thể thực-hiện được.

Thật ra, có hai cách để Chúa tỏ-bày cho ta biết Ngài muốn ta làm gì. Một, là: bằng vào văn-bản có in/ấn nơi luật thiên-nhiên, qua Giáo-hội và do chính mình Ngài. Hai, là: những gì “hằn in” trong tâm-khảm của ta, như bản-năng, để ta biết được điều tốt/điều lành như Ngài nhìn.

Lương-tâm, là: đường-lối Chúa sử-dụng viết nơi tâm-thân ta. Tâm-thân, là: phần sâu thẳm nơi tâm can chứ không chỉ mỗi cái đầu của ta, mà thôi. Đây, là sự thể nằm tận bên trong con người, cũng đáng yêu. Nó đến, bằng các xác-tín nội-tại, rất đích-thực.

Ta được tạo-dựng để khai-phá sự sống vốn có nơi lương-tâm của ta, nhất thứ là khi các sách viết bằng chữ chẳng bao giờ giúp ta được điều gì hoặc ta cũng chẳng làm được những gì do lương-tâm yêu-cầu. Thiên-Chúa có mặt ở nơi đó, để Ngài cùng khai-phá ra sự sống với ta, qua lương-tâm.

Tựa như chuyện leo núi chẳng hạn. Cả hai người leo, là thành-phần của cùng một tổ mạo-hiểm đều cùng muốn leo từ vách đá sừng sững. Một người, là tay leo khá lão-luyện lại nổi tiếng. Còn người kia, là dân tài-tử chưa từng leo núi lần nào trong đời mình. Cả hai, nếu muốn thành-công, thì người kinh-nghiệm phải làm sao để tay leo tài-tử khởi-sự đi bước trước, cứ để anh ta tìm khe/rãnh ở trên vách, rồi đặt tay vào đó hoặc đặt chân lên bức vách thử xem có được không, mặc dù chuyện này không thấy sách vở nào ghi rõ hết. Cả khi anh có ý-định làm thế, trên thực-tế, cũng không thấy sách hướng-dẫn hoặc kim-chỉ-nam nào khuyên người leo nên hoặc không nên làm thế, vì hiểm nguy.

Vào lúc đó, người leo kinh-nghiệm sẽ hỗ-trợ cho tay leo tài-tử bằng cách dõi xem người này có động-tác sơ-xuất nào không, để rồi cuối cùng, hai người phải thành-công lên được tới đỉnh. Thời-gian trôi nhanh, tay leo tài-tử rồi cũng sẽ tìm được cách khác tốt hơn, hầu thực-hiện mơ-ước của mình bằng phương-pháp tốt đẹp nhờ kinh-nghiệm riêng-tư của mình. Đây, là bí-kíp tuyệt-diệu. Và, cũng là cử-chỉ đẹp mà các nhà leo núi vẫn truyền cho nhau, theo cách rất lịch-duyệt.

Rất có thể, Thiên-Chúa cũng có cử-chỉ đẹp hoặc bí-kíp lịch-duyệt mà Ngài vẫn dành riêng cho ta. Ngài là Đấng có kinh-nghiệm hơn ai hết, về mọi thứ; còn ta chỉ là tay mơ, luôn lần mò/chập-chững trong hành-trình cuộc sống, nhiều khiếm-khuyết. Thiên-Chúa, Ngài không chỉ ban cho ta mỗi cử-chỉ đẹp mà thôi; nhưng, Ngài còn ban theo cung-cách lịch-duyệt đầy yêu-thương, nữa. Ngài vốn tôn-trọng ta, nên mới để ta thử sức trước mắt Ngài;  và, Ngài vẫn có mặt ở đó, để hỗ-trợ ta cả vào lúc luật-lệ hoặc bí-kíp thực-hiện chưa được phổ biến rõ ràng.

Chúa sẵn-sàng để những kẻ mỏng-dòn/dễ-vỡ như ta được đồng-hành với Ngài bằng sáng-kiến đi bước truớc. Chúa biết rõ tính mỏng dòn/dễ vỡ của ta. Và, ta cũng biết rõ cử-chỉ lịch-duyệt của Ngài. Đó là căn-bản sự sống và là hoạt-động theo tinh-thần đồng-đội, tức: tinh-thần hợp-tác hỗ-tương trong mọi lúc. Ta là thọ-tạo có giới-hạn, còn Ngài là Đấng quyền-uy cao-cả vẫn làm được hết mọi sự. Nhưng giữa ta và Ngài, mọi khác-biệt vẫn được quên đi, là nhờ vào ân-huệ và nhờ ta và Chúa vẫn tin-tưởng lẫn nhau. Cả hai bên, Thiên-Chúa và con người đều sống những gì mình có khả-năng thực-hiện, trên thực-tế. Chúa biết rõ việc Ngài làm. Đó, là sự thực mà những người bình-thường ở đời hoặc những người không tự đứng-vững vẫn sống theo cách khác, rất kinh-nghiệm. Quả thật tuyệt-vời, bởi sau những khó-khăn chắc-chắn sẽ có những kinh-nghiệm đạo-đức để nói về ta và về Chúa, thì: ta và Ngài đều cùng làm công việc ấy, chung cùng nhau.

Đó, là ý-nghĩa đích-thực của lương-tâm.
Lương-tâm, là từ-vựng có gốc-nguồn xuất tự tiếng La-tinh, trong đó gồm hai thứ chữ “Con” và “Scientia”, mà tiếng Anh và tiếng Pháp vẫn gọi là: “Conscience”.

Lương-tâm còn là: hiểu biết lẫn nhau hoặc cùng thông-hiểu mọi sự. Thiên-Chúa chấp-nhận quyết-định của ta theo tiếng lương-tâm. Chúa và ta, có trách-nhiệm đồng-đều về những quyết-định như thế. Kết-quả là, ân-huệ từ đó sẽ đến với ta. Thứ ân-huệ của sự tự-trọng về đạo-đức. Đó, cũng là phúc-lành Chúa phú-ban lên trên những gì là khả-thi, bình-dị và thông-thường, theo tính khôn-ngoan của những người con chân-phương, bé nhỏ.

Lương-tâm, đích-thị là “lẽ thường” rất phải, vẫn đặt-định những gì là thường-tình rất phải lẽ đến cho ta và với Chúa, Đấng hiểu biết mọi sự và thông-hiểu hết mọi người.                     

Một lần nọ, khi tôi đang giải-thích điều này cho các học-viên một Đại-học nọ, thì có một học-viên đưa ngay một phản-hồi rồi hỏi tôi: “Thày nói thế, tức là em cũng…OK, phải không?” “Đúng. Đúng là như thế!” Ngay sau đó, cũng học-viên ấy lại hỏi tiếp: “Nói như thế, tức là Chúa cũng OK với em chứ?” “Đúng thực như vậy! Thật thế, Thiên-Chúa vẫn muốn vậy. Và, Ngài vẫn vui lòng đồng-hành với ta, bởi ta có tự-do làm thế. Và, Chúa vẫn cùng ta sử-dụng tự-do-tuy-có-giới-hạn nơi ta, nhưng ta vẫn sử-dụng nó một cách có trách-nhiệm. Chúa sẽ rất vui, bao lâu ta và Ngài vẫn tiếp-tục quan-hệ hỗ-tương mãi muôn đời. Theo tôi thì, Chúa thấy rất vui khi trở-thành diễn-viên trong câu truyện ta kể. Đồng thời, Ngài vẫn để tai nghe ta thuật truyện cho Ngài. Ngài vẫn nghe hoài và nghe mãi, đến bất tận.

Nhiều người lại có những thứ, mà tôi gọi là kinh-nghiệm đạo-đức cũng rất thực, cả khi họ khám-phá ra Chúa, trong tình-cảnh như thế. Nhưng tiếc thay, những người như thế lại cũng giống ta, ở chỗ: không tìm ra ngôn-ngữ nào thích-hợp, để nói lên sự việc này. Thành thử, ta và mọi người vẫn thận-trọng nhiều khi có yêu-cầu, mà theo tôi, họ rất có lý để yêu-cầu và thường thì: yêu-cầu của họ cũng luôn có tính hào-hùng, phải lẽ. Tuy thế, nỗi khổ-đau và niềm ưu-tư/khắc-khoải mà họ và ta đã cảm-nghiệm, đều đưa ra chứng-cứ cho thấy: ta và họ cũng đều yêu Chúa vẫn rất mực. Vì thế mà, nhiều lúc, họ và ta cũng đánh liều tìm cách làm những điều Chúa dạy bảo, cho phải đạo. Riêng tôi, vẫn nghĩ rằng: Chúa thấy mọi sự theo cung-cách tựa hồ như thế.

Thánh An-Phong đệ Ligôri, đấng sáng-lập Dòng Chúa Cứu-Thế, có lần bị một số vị đưa ra vấn-nạn, hỏi rằng: “Giả như ai đó đến xưng-tội với cha nhưng lại kể toàn những truyện đại-để như thế, chứ không nói gì đến tội hoặc lỗi nào khác, thì cha và/hoặc các linh-mục-ngồi-toà có xá-giải lỗi-tội cho người ấy không?” Thánh An-Phong trả lời ngay lập tức là: Không! Trừ phi người xưng những “tội thực” của họ, đó mới là điều. Nói thế, thánh An-Phong muốn bảo: với những người như thế, ta không cần xá-giải những lỗi hoặc tội mà họ chẳng bao giờ mắc-phạm, họ chỉ cần vị linh-mục-ngồi-toà lên tiếng chúc-mừng họ cũng đủ, bởi: những người như thế quả nhiên đã sống cuộc sống đích-thực và rất mực yêu Chúa cũng không ít.

Ở đây, tôi lại cũng xin mở một dấu ngoặc để thêm rằng: trên thực-tế, tôi  thấy mình cũng thường nói với nhiều người như thế, nơi toà cáo-giải, đại-để toàn những như câu chúc mừng như: “Tôi thành-thực chúc mừng anh/chị nhân danh Cha, Con và Thánh Thần”.

Thêm nữa, thánh An-Phong có lần lại cũng nói: ta có bổn-phận để cho những người như thế ra đi trong an-bình. Thiên-Chúa thật sự vẫn làm thế, suốt ngày này qua tháng nọ, mãi thiên thu. Giáo-hội cũng từng dạy các linh-mục-ngồi-toà, là: ta đừng nên dính mũi vào địa-hạt lương-tâm thánh-thiêng của những người-con-bé-nhỏ, mà nơi họ, đã có nhiệm-tích của sự việc họ và Chúa vẫn cùng sánh vai đồng-hành, cách tư-riêng. Đến cuối đời, khi thánh An-Phong ở vào độ tuổi 90, cụ cũng tỏ cho anh em trong Dòng và mọi người biết, là: suốt đời cụ, cụ chưa hề từ-khước việc xá-giải cho ai, bao giờ.

Phải công-nhận, là: những người như thế đã làm được những điều mà người khác gọi là “không thích-đáng” hoặc “thánh-thiện”. Các vị này, chẳng bao giờ được tấn-phong thành bậc hiển-thánh do bởi các ngài cứ xử-sự giống như thế. Nhưng, các vị đều chấp-nhận sự việc cùng danh-xưng và nhãn-hiệu, mà các vị nhận cho mình, chỉ vì thế. Chỉ một danh-xưng duy-nhất, Chúa từng gọi các vị này là “đồng sự” và “bạn hữu”, thế mới quý. Thành thử, ta thấy vẫn có sự khác-biệt rất rõ-nét giữa sự tốt-lành của dân-gian bình-thường lại có lòng hạnh-đạo cũng rất thực. Danh-xưng đầu, là: nói về việc công-nhận sự thành-công trong cuộc sống của ai đó. Còn tên gọi sau, là về quà tặng ta vẫn cho đi, không lấy lại bao giờ.  

Giáo-hội xưa nay vẫn công-khai nói lên điều đó, với mọi người. Người Công-giáo thuộc thế-hệ cổ/xưa cũng thường nghe như thế. Nhiều vị còn đến với tôi, rồi bảo: “Thưa cha, con ước rằng: nếu con được biết những điều như thế 30 năm trước, thì hay biết mấy!” Nhiều vị khác, lại có động-thái đành-hanh/tị-nạnh với thế-hệ trẻ, hôm nay. Đôi lúc, các vị kể ở trên, đã thôi không còn thêm-thắt gì vào đường-lối mà thế-hệ sau này sống dễ hơn các vị sống vào thời trước, cũng rất nhiều. Đôi lúc, ta cũng thấy thế-hệ trẻ từng hứa-hẹn, là: sẽ thôi, không thêm-thắt gì vào nỗi-niềm ưu-tư/quan-ngại của họ, hết.

Sách giáo-khoa đào-tạo linh-mục tương-lai để các ngài về lo cho giáo xứ, cũng không đưa ra những chuyện tương-tự, đem vào giáo-án giảng-dạy về “lương-tâm” đến 150 năm nay. Mãi đến thập niên ‘60 vừa qua, mới lại thấy những chuyện như thế. Rõ ràng là, linh-mục Đạo mình cũng chẳng hay biết gì về chuyện ấy. Và cả đến giáo-dân bình-thường ở nhiều nơi, cũng không được dạy-bảo gì về chuyện này. Có lẽ Giáo-hội thời hôm nay, vào tháng ngày này, khi Đức Phanxicô và các giám-mục trong Đạo vẫn thay nhau nói lời ‘xin lỗi’ về các sự việc đã xảy ra trong quá-khứ. Có thể, các ngài cũng đã hoặc sẽ “xin lỗi” hết mọi người, về những chuyện này nữa. Các ngài, khi xưa, được uốn-nắn đi sâu vào thứ não-trạng khiến các ngài không còn biết tôn-trọng quan-hệ mật-thiết rất trọn-vẹn với Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu, đến độ nhiều đấng bậc cao tuổi từng đến với tôi, bảo rằng: lối giảng-dạy theo kiểu “làm sao kéo được mọi người ra khỏi chốn luyện-tội”, là tốt rồi. Luyện tội, là chốn miền các ngài từng sống, từ lúc các ngài quyết làm theo tiếng lương-tâm và không biết rõ điều đó có được Giáo-hội chuẩn-thuận hay không.

Sĩ-tử Dòng Chúa Cứu Thế, từng nghe kể rằng: một lần đó, thánh An-Phong được biết là: lời ngài giảng-dạy về lương-tâm con người bị nhiều chức-sắc ở giáo-triều Vaticăng không thoả-mãn cho lắm, thì khi đó, thánh-nhân suy-xét rất kỹ rồi viết lên mẩu giấy nhỏ ghi đôi điều sau đây:

“Tôi nghe nói, các vị bên đó sẽ dẹp bỏ Dòng Chúa Cứu Thế mình, chỉ vì chuyện này, mà thôi. Nếu các ngài quyết-định làm thế, thì đã sao? Có lẽ, cũng là điều tốt-lành cho một Hội Dòng nhỏ bé này bị phế bỏ, hơn là lương-tâm của những người con bé nhỏ kia bị chà đạp cho nát bấy”.

Giảng-dạy về lương-tâm, cần làm sao cho nhẹ nhàng, dễ nhận, tuy không giải-quyết được mọi vấn-đề khó-khăn, nhưng cũng không trao quyền hành-xử hoặc ăn nói trước công-chúng, như mình mong-muốn, mà không để ý đến luật của chúng dân. Điều đó cũng không ban cho mình quyền-hành nào để bảo rằng: luật-lệ như thế cũng có sai. Ta không thể cất-nhắc lương-tâm mình lên mức-độ tuyệt-đối, rồi đưa ra tiêu-chuẩn chủ-quan trên cả yếu-tố khách-quan và rồi không có trọng-điểm qui-chiếu nào vượt chính nó.

Luật Giáo-hội, tự nó, vẫn ở tiến-trình luôn đặt-để mọi điều cho tốt hơn. Có thể là, ta sẽ đi vào hoàn-cảnh trong đó luật Giáo-hội chưa được định-đặt theo cách hoàn-thiện. Nếu làm theo tiếng lương-tâm của mình, ta sẽ bị người khác đánh gục, bởi những người như thế thường dựa vào luật-lệ xét từng chữ, từng chấm/phết hơn ta nữa. Cũng có thể, là: ta sẽ không tìm ra cách-thế để cảm-thông với người gẫn gũi ta nhất. Tuy nhiên, ta vẫn được Chúa và Giáo hội tôn trọng và vinh-danh lương-tâm của ta.

                     Đức Gioan Phaolô đệ Nhị cũng từng nói:

“Lương tâm, gần giống như qui-tắc hành-xử, hầu ta có bổn-phận tuân-thủ, cả trường-hợp có lầm-lẫn/sai sót do không biết, cũng không tài nào thắng vượt được nó”. (lời giảng của Đức Gioan Phaolô II trong giờ kinh Truyền Tin hôm 7/11/1993 cốt làm sáng tỏ Tông-thư Veritatis Splendor)       

Vào dịp khác, ngài còn cho biết:
“Tự-do tôn-giáo tạo quyền-hạn con người ở ngay tâm-can họ… Mọi người phải tuân theo tiếng gọi của lương-tâm, dù ở hoàn-cảnh nào cũng thế, và không ai bị ép-buộc phải chống lại lương-tâm mình”. (Thông-điệp gửi ngày Hoà Bình Thế Giới 1/1/1999)


Xem thế thì, ta có quyền phế-bỏ phần lớn các lỗi/tội không đúng qui-cách, và ta hiểu được là: mình luôn ở vào trạng-thái đầy ân-huệ và biết rằng: dù khi ta có chết đi trong trạng-thái này, thì đương nhiên là ta đạt chốn thiên-đường có Chúa và mọi người, rồi.  

Phần đông mọi người, như tôi thấy, là: theo luân-lý, những người như thế vẫn ở tình-trạng khá hơn họ tưởng. Và tôi thấy, họ ít phát-triển về mặt luân-lý/đạo-đức mà lẽ đánbg ra họ phải thế. Nhiều người tuy trưởng-thành rồi, những vẫn còn mang nặng động-thái luân-lý mà họ vẫn có từ thời tiểu-học. Và, xét về đời sống luân-lý/đạo-đức, thì họ ra như mới lên 11 hoặc 12 tuổi thôi. Ngôn-ngữ và từ-vựng họ dùng để nói về lỗi/tội mình mắc-phải, cũng nói lên điều này, thật rất rõ. Nói thế, tức là: những người như thế, chừng như lâu nay không được dưỡng-nuôi đúng cung-cách để sống như người trưởng-thành có lương tâm trách-nhiệm. Xét về đời sống luân-lý, thì: chừng như họ vẫn chưa rời tiểu-học từ thời trước, Và, xem ra họ vẫn chưa học cách cảm-tạ Chúa về quà-tặng có được lương-tâm trưởng-thành và tư riêng.

Về nghi-thức phụng-vụ của Giáo-hội, hỏi rằng: những người như thế đang ở vị-trí nào?
Để trả lời, một số người lại không nghĩ là họ cần đến nghi-tiết phụng-vụ nào hết. Họ thực-hiện nhiều thứ và nhiều chuyện, theo lương-tâm mình để tiếp-xúc với Chúa, luôn mãi. Một số người khác, có sử dụng và cần tham-dự phụng-vụ Tiệc Thánh, là cốt để nói lên tính “nên một” giữa họ và Chúa, chung cùng với các người-con-bé-nhỏ của Chúa. Nhiều vị khác, sau khi thiết-lập nên lương-tâm mình, vẫn luôn dựa vào đó, hoặc vẫn còn đến với toà cáo-giải để xưng-thú, mãi. Quà tặng đây, là có được người để nói chuyện và tạo bảo-đảm cho những chuyện như thế. Giả như không ai còn bén mảng đến toà cáo-giải theo giờ giấc ấn-định, thì Chúa vẫn có mặt ở đó: để Ngài nói về Chúa và với Chúa. Một số các vị khác, vẫn ý-thức lỗi/tội thực-sự theo suy-xét của lương-tâm và vẫn kiếm tìm đến phép xá-giải thực mỗi khi họ diễn-bày sự buồn sầu/khổ-đau nơi toà cáo-giải, cũng đều tốt.

Mọi người trong ta, đều có nhu-cầu thấy mình phải được tháp-nhập vào cộng-đoàn Giáo-hội. Bởi, Giáo-hội là nhóm người lành-thánh vẫn còn phấn-đấu như thế. Trong Giáo-hội, không ai là người toàn-hảo/toàn-thiện, hết. Và cũng chẳng ai hoàn toàn đúng-đắn, trưởng-thành cách trọn vẹn cả. Thành thử ra, nếu ta thích được như thế, ta vẫn được Giáo-hội vui mừng tiếp-đón đưa vào cộng-đoàn Giáo-hội, rất thánh-thiện. Nghi-tiết hoá-giải vẫn tìm cách nói lên điều đó, cả trong hình-thức cũ/xưa, hoặc bây giờ.

Chúa chúc phúc cho mọi thứ trở-thành hiện-thực và Ngài ở với ta cả trong tình-huống lý-tưởng cũng như tình-trạng thực-tế hạn-chế, ta đang sống. Trên hết mọi sự, Chúa mời gọi ta ra đi bình-yên. Vào phút cuối của buổi xưng-thú theo nghi-thức hoá-giải, linh-mục xá-giải có nói: chúc anh/chị ra đi bình-yên. Ra đi bình-yên, có lương-tâm của chính ta cùng đi theo. Ra đi bình-yên, là sẽ đi với, có Chúa ở cùng.               

                                                ------------------------

                        Một số câu hỏi để anh em mình suy-tư:

-Trong các lần giảng-dạy ở nhà thờ, anh em có đề-cập đến tội hoặc lỗi gì không? Nếu có, thì anh em nói thế nào?

-Giả như anh em có ý-định thiết-lập danh-sách các lỗi/tội “thực-thụ”, thì danh-sách ấy ra sao?

-Anh em có thường-xuyên thấy giáo-dân mình mắc-phạm lỗi/tội một cách cố ý hoặc cố-tình gì không? Và khi ấy, anh em giải-quyết ra sao?  
                                               -------------------------------------
                                                                                                          (còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch     

No comments: