Chương Sáu
Sống đời đạo-đức
có ánh-sáng Cứu-Chuộc
soi rọi
(bài 32)
Phần 3:
Kinh-nghiệm
sống có lương-tâm
Tôi
có thói quen thường hay giảng-giải ở nhà thờ về lương-tâm con người, rồi từ đó
khai-thác kinh-nghiệm hiện-thực của nhiều người khi họ gặp những gì có thực và
đúng thực nơi lương-tâm họ để còn nghe theo hoặc chống-trả lại tiếng lương-tâm.
Gần
đây, tôi thấy mình cần phải tiến xa hơn thế nữa, phải tỏ ra cương-quyết, chắc nịch
và cụ thể hơn. Đồng thời, phải xem xét những gì gọi là “luận-điểm luân-lý” của
chúng-dân rồi đưa ngôn-ngữ vào những gì mà mọi người hôm nay coi đó là lỗi/tội,
và những gì đối với những người thấy chẳng có gì là tội hết; từ đó, tôi có khuynh-hướng
khẳng-định như sau:
Hôm nay, chuyện tôi
muốn bàn ở đây, là chuyện “luân-lý đời sống” của chúng dân. Ý tôi muốn nói, là:
những gì thiên-hạ thường nghĩ/tưởng coi như sai sót, và xét xem chiều-kích
đúng-đắn khả dĩ giúp họ cố theo đó mà sống. Tôi lại có cảm-giác là: với những người
Công-giáo mà tôi được biết, thì: hiện đang có thay-đổi một đôi chút.
Một số tín-hữu đến
xưng tội với tôi, họ thường xưng như thế này:
“Thưa cha, xin cha ban phép lành cho con, vì con là kẻ có
tội. Đã hai tháng nay, kể từ lần xưng tội vào kỳ trước, con đã làm những việc,
như:… 3 lần thế này, 2 lần thế kia và 1 lần thế nọ”.
Ngay khi ấy, tôi hỏi ngược
lại: “Anh/chị có thật là đã làm thế
không?”, thì “hối-nhân” lại đáp: “Ối
chà, thưa Cha! Con không phải là loại người như thế đâu!” Nghe thế, tôi bèn
nói: “Hay là, ta bắt đầu lại từ đầu lần nữa
xem, có lẽ anh/chị cũng nên nói về những chuyện thực-sự xảy ra trong cuộc sống
của anh/chị thì tốt hơn, có được không?”
Tôi thường có cảm-giác là: dù tôi có ngồi toà nghe hối-nhân
kể tội của họ đến ngàn lần đi nữa, tôi vẫn không nghe gì về những tội thực mà quí
vị ấy muốn nói là: họ đã thực sự làm những việc như thế, trong sống đời thực-tế.
Có thể, đây là lý-do tại sao có một số vị không muốn đến toà cáo-giải cho lắm: bởi,
họ thấy họ phải dùng thứ ngôn-ngữ nào đó để không diễn-tả “lỗi/tội” thực-sự của
họ.
Thứ nhất, là vì họ luôn có khoảng-cách giữa cung-cách
mình cảm thấy đối với những gì mình muốn nói, và cả những gì mình định làm.
Thứ hai, là: cung-cách khiến ta có thói-quen nói về chuyện
ấy. Có thể nào, ta nhìn vào những gì thực sự có nghĩa đối với ta, ở dưới và bên
ngoài chuyện bình thường ta hay nói, không? Theo tôi, thật ra vẫn có những lỗi/tội
thực trong đời sống của ta, nhưng chúng phải được định-danh ra sao để ta còn
tìm cách tránh lập lại những việc như thế. Tôi có cảm-giác là chúng ta thường gọi
sai tên gọi của sự việc mình đã nghĩ và làm.
Ở đây, tôi lại sẽ sử-dụng từ-vựng “lỗi” và “tội” vẫn được
dạy bảo từ hồi còn bé nhỏ, như:
“Thưa cha, con có bỏ
lễ ngày Chúa nhật một lần nọ, vì nhà con bị đau nên con phải đưa bà/ông ấy đi
nhà thương,…”
Nếu chỉ có thế, thì” đây hoàn-toàn không phải là tội hoặc
lỗi gì hết; hoặc:
“Thưa cha, con đã có
lần nổi nóng khủng-khiếp lắm!”
Đây cũng không là tội hoặc lỗi gì cả. Tội hoặc lỗi chỉ có
thể xảy đến nếu ta cứ làm như thế mãi! Giận dữ, tự nó là xúc-cảm hoàn-toàn mang
tính lành-mạnh nơi con người, cũng thường
tình và tự nhiên thôi. Khi xưa, Chúa có dạy: đừng để cho đến khi mặt trời lặn
trên cơn giận dữ của anh/chị, tức: anh/chị vẫn không suy-xuyển gì hết cho đến
khi mặt trời lặn.
Chính Đức Giêsu cũng từng nổi nóng, rất tức-bực khi Ngài
nhận thấy đám con buôn cứ doanh-thương, đổi tiền ở đền thờ. Tất cả, còn tùy vào
sự thể là: ta làm gì với cơn giận của mình, thôi. Có thể, đôi khi, ta cũng dùng
nó một cách có lợi, vì mục đích tốt đẹp. Lần nào khác, nếu ta sử-dụng nó với mục-đích
xấu, thì khi ấy nó mới có thể thành tội, mà thôi.
“Thưa Cha, con quên đọc
kinh sáng khi thức dậy rất nhiều lần…”
Đây, hoàn-toàn không có gì là tội/lỗi gì hết. Thời đại hôm
nay, mọi người đều quen như thế rồi. Chẳng khi nào là thời-gian hoặc lề-lối để ta
nguyện cầu như thế hết. Cầu-nguyện, là điều ta cần chuyên chở đưa vào tận tâm-can
mình suốt mọi ngày, vào mọi lúc.
“Thưa Cha, con có nhiều
ý-nghĩ và cảm-giác không được bác-ái cho lắm”. “Con nói-năng nhiều lúc cũng kỳ-cục,
lắm cơ cha ạ!”
Đây, cũng chẳng là tội-lệ gì hết. Quả thật, gần như ta không
thể sống trong thế-giới hôm nay, mà lại không có những cảm-giác đại-loại như thế.
Tệ ghê lắm, thì đây cũng chỉ là sự bất-tuân đối với qui-ước nào đó của xã-hội
mà thôi. Giả như ta có dịp đi nhà hàng dự tiệc mà lại lỡ đánh rơi muỗng/nĩa xuống
sàn đất, thì đó chỉ là sơ-xuất về qui-ước xã-giao, mà thôi.
Thế nên, ta có thể nói lời “xin lỗi” với người chủ, nhưng
không vì thế mà phải cất công đến gặp linh mục xin xá-giải cho sơ-xuất ấy.
Thành thử ra, giả như đôi lúc ta lầm lỡ làm mất lòng người sống quanh ta, thì hãy
“xin lỗi” để người kia hiểu, chứ đừng chạy đi tìm linh-mục để đòi xưng những tội
cùng lỗi như thế. Bởi, thực sự đó không là tội và cũng chẳng là lỗi phạm gì hết.
“Thưa Cha, con có những
ý-nghĩ và cảm-giác về điều răn thứ 6 rất nhiều lần, có cả dục-vọng trong đó nữa!”
Lại nữa, quả thật, ta khó có thể sống trong đời, mà lại
không có những thứ đó. Chuyện như thế, cũng bình thường, lành mạnh và tự nhiên của
con người, thôi. Việc ấy, còn tùy ta chọn cách hành-xử như thế nào đối với các ý-nghĩ
và cảm-giác ấy, mà thôi. Nếu ta sử-dụng ý-nghĩ và cảm-giác ấy một cách xấu-xa,
thì khi ấy có thể nó cũng sẽ là tội hoặc lỗi phạm một cách nào đó, thôi.
“Thưa Cha, con thấy
con có lỗi vì những muốn tạo quá nhiều điều tốt/đẹp cho đời mình.”
“Thưa Cha, con rất
thích uống bia/uống rượu cho vui với bầu bạn, chứ không say.”
Sống vui, đâu là tội-lệ gì. Giả như ta có những cái hay/cái
tốt trong cuộc đời, thì cứ sử-dụng chúng cho người khác, hoặc cho chính mình để
rồi luôn cảm tạ Thiên-Chúa, cũng đâu sao!
Nhiều người trong chúng ta từng được dạy là: một số “sự
việc” như: –có động-thái nào đó về thể-xác, những là vật-chất/xác thịt- luôn mang tính xấu-xa/tệ-lậu, trong đó.
Tốt hơn hết, hãy rẫy-bỏ nỗi “sợ tội” về những thứ do tự
chúng mà có, rồi tự xét xem mình có thực sự ta đang hành-xử như thế nào khi làm
những việc như thế. Nếu làm thế, mình sẽ càng đến gần với thái-độ tự hạch-hỏi
xem mình có lòng muốn vi-phạm các lỗi lầm/tội-lệ, hay không thôi.
Đến
đây, tôi đề-nghị anh em một phương-cách giúp ta hiểu ý-nghĩa khác biệt về lỗi/tội.
Có lẽ, tôi cũng xin mạn phép đề-xuất với anh em một chuyện là hỏi rằng: đâu là
lỗi/tội thực có lẽ sẽ diễn ra trong đời sống đích-thực của mình? Nói thế, có
nghĩa là: tôi sẽ yêu cầu anh em đây tạo ý-nghĩa cao cả hơn về các loại tội hoặc
lỗi ấy.
Lỗi/tội
thực, là thứ vi-phạm/kình-chống chống tương-quan ta vẫn có và phải có. Nó có
nghĩa: mình không hiện-thực trách-nhiệm mình phải có trong tương-quan với
người khác.
Mỗi khi quan-hệ với
người nào khác, tức là: ta đã nợ người ấy sự tôn-trọng và kính-nể vẫn thường xảy
đến từ sự công-minh/chính-trực của tình thương-yêu. Ta mắc nợ họ, sự chăm-sóc đối
xử và cảm-kích những gì đến từ tấm lòng rộng mở với tình thương-yêu, mến mộ.
Trong mọi quan hệ, ta cần bén nhạy về tính khác-biệt của người khác.
Tính ấy, được ghi dấu bằng sự tử-tế và trung-thực. Nếu không làm thế, thì khi ấy
ta đã có lỗi, hoặc gọi nó là tội cũng như vậy.
Đây là chuyện thực vẫn
có trong quan-hệ giữa ta và mọi người và với cả Chúa nữa.
Dưới
đây là một số ví-dụ cụ-thể để xem xét:
Ta có bỏ mọi người vào trong hộp nào đó không? Ta có gán
cho họ những tên tuổi làm họ đau xót không?
Ta có xâm-phạm đời tư
của họ không?
Ta có đòi họ bỏ giờ ra cho ta không? Bởi, thời-gian ấy là
của họ chứ không phải của ta.
Ta có quên lãng sự khác-biệt về cấp-bậc, tuổi tác giữ mọi
người không?
Ta có làm mất đi tính
độc-đáo của ai không?
Ta có khuynh-loát ai
và buộc họ phải yêu-thương người nào không?
Ta có đòi hỏi những
thứ mà ta không có quyền gì hết không?
Ta có khăng khăng đòi mọi người đến quá gần mình hoặc
mình có tránh quá xa mọi người không?
Ta có để cho các khác vọng của mình cùng các điều mình tưởng-tượng
chạy quá xa và chỉ muốn cai-quản thế-giới của mình không?
(Đây chính là
danh-sách 10 điều giáo-lệnh theo ngôn-ngữ thời-đại, ta sống!...)
---------------
(còn
tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment