Thursday 25 September 2014

Lm Nguyễn Thế Thuấn Ca vịnh 6



CA VỊNH 6
Dàn bài :   2-5 : Lời than thở cầu xin
                                                                                                                                   6 : một lý do để xin Thiên Chúa can thiệp chóng.
                                                                                                                                7-8 : sự đau đớn cực độ của người khấn
                     9-10 : thay đổi hẳn thái độ : đã được nhậm lời : một sự chắc chắn.
Kinh của một người phải một trọng bệnh, đã hầu như cửu tử nhất sinh (kề miệng huyệt).
Người và thời buổi : không thể vạch ra được. Nhưng kiểu làm ca vịnh “theo điển cứ” này lộ ra một thời khá muộn.
Một điều khó khăn thôi là sự đột ngột đổi thay tình trạng giữ câu 8 và 9. Hình hư giữa khoảng đó có một hiện tượng gì để tỏ việc Thiên Chúa nhậm lời, ngoảnh mặt lại với người khấn. Nhiều tác giả muốn thấy có tế lễ và sau đó một tư tế nhân danh Yavê cam đoan Thiên Chúa nhậm lời.
Ca vịnh này thuộc những ca vịnh sám hối của Hội thánh, đã xuất hiện thành một sổ từ thế kỷ 6 (với 32 38 51 102 130 143).
Cái thảm kịch là tác giả mong ứng báo trên trần gian. Nơi miệng tín hữu : sự ứng báo kia phải trở nên tính cách quyết định đời đời của đời sống trần gian.

CA VỊNH 7
Dàn bài :   2-3 : người khấn kêu câu Yavê
                                                                                                                                4-6 : thề mình vô tội
                     7-10 : kêu xin Thiên Chúa đoán phạt
               11-12 : lý do trông cậy
                                                                                                                                  13 : Địch thù xông đánh
                   14-17 : Số mạng thù địch
                                                                                                                                 18 : lời hứa tạ ơn.
Cảnh huống : Lời khấn xin của người bị vu cáo. Một kẻ thù địch bắt bớ, hằm hằm theo đuổi. Người khấn chạy tới Đền thờ, tuyên thệ là mình vô tội, kêu cầu đến Thiên Chúa, Đấng xét xử công minh. Coi 1Vua 8,31tt. Nố đó chắc xảy ra nhiều lần. Ca vịnh này có thể làm khuôn khổ cho những kinh nguyện trong các nố đó.
4-6 : Lời thề vô tội : coi Gióp 31 (các Ca vịnh 17,3-4; 26,4-6 cũng thuộc nố tương tợ, nhưng không rõ rệt như ở đây) - Hoàn cảnh chung coi Tlt 17,8-11). Có lẽ kèm theo những cử chỉ ngụ ý như rửa tay, đi quanh bàn thờ (Cv 26,6).
14-17 : Số mạng của địch thù :
- Phải hiểu làm sao về việc kẻ dữ làm hại chính mình nó ? Không chỉ là đạo lý ứng báo mà thôi : có quan niệm khác nữa trong Cựu ươc là : mọi việc dữ sau cùng trở lại làm hại chính kẻ dữ : nhỡn giới tổng quát coi như là duy nhất : các điều khác nhau : việc và hiệu quả (lành dữ), quan niệm đó được siết chặt với quan niệm “Thiên Chúa nguyên nhân cho hết mọi sự”.
Trong Hội thánh, tín hữu vẫn có phận sự chiến đấu cho sự thật, cho sự công bằng. Phải can đảm xông pha để làm sao cho sự thật thắng trước những mưu mô của địch thù của Thiên Chúa.

CA VỊNH 9-10
Dàn bài :   2-5 : Người khấn tạ ơn vì Thiên Chúa đã tiếp cứu
                                                                                                                                6-9 : Yavê là Đấng đoán xử muôn dân.
                   10-11 : Yavê là thành lũy cho người bị áp bức
                   12-15 : cao rao sự Thiên Chúa cứu giúp
                   16-17 : Các dân tộc đều phải ra tòa án của Thiên Chúa
                   18-21 : Khấn xin Thiên Chúa đoán xử các dân vô đạo
            10,1-11 : Người vô đạo mà thành đạt mọi sự : sự cám dỗ.
                   12-15 : Cầu xin Yavê bênh đỡ người nghèo khó
                   16-18 : Yavê-Vua là Đấng phán xét muôn dân và cứu thoát người nghèo khó.
Trong Ca vịnh có 3 chủ đề lặp đi lặp lại :
      1/ việc cứu thoát người khốn quẫn nghèo hèn khỏi địch thù
      2/ Quyền phán xét và làm vua của Yavê trên mọi dân
      3/ người ác tự đắc tự mãn là sự cám dỗ cho đức tin người hèn yếu
Ca vịnh thuộc loại phức tạp : có những điều thuộc Ca tạ ơn (9,2-5 14 15) - thuộc loại ca tụng (9,6-13 16-17) - thuộc loại khẩn xin ước mong (9,18-21) - thuộc loại ai ca (10,1-11...) - loại giáo huấn.
Một ca vịnh hay hai ? Một : theo vần Alpha-Beta...
Nhưng loại chi phối cả Ca vịnh là “phù diễn lời tạ ơn nên một Giáo huấn”, như thế phải đặt vào loại “Ca vịnh huấn ca”. Huấn ca đi từ một lời tạ ơn cá nhân : bởi đó một bên đụng chạm với những lời ca tụng chúc vinh, và đàng khác đưa đến những lời than vãn, kêu xin. Trong Ca vịnh, hai thứ kinh nghiệm được bày tỏ ra : những sự cứu thoát lạ lùng, và sự Thiên Chúa như chậm trễ cứu giúp. Phải hiểu sự gai chướng trước việc Thiên Chúa chậm trễ : đó không phải ngã lòng; nhưng vừa là kêu cứu cách tha thiết và đàng khác hết lòng trông cậy (10,12-15). Trong 10,16-18 : sự lo toan của người bị cám dỗ kia được kéo vào những lời ca tụng chúc vinh. Không phải như thể che giấu cái nan giải của vấn đề : nhưng chính đó mới có lời giải cuối cùng của điều bí nhiệm : tất cả giải quyết được tom góp trong lòng tin “Yavê là vua”. Cái lòng tin tưởng đã vang dội trong phụng vụ của Đền thờ: Yavê là Đấng đoán xử và là vua muôn dân, điều đó đối với người có lòng tin là cái gì cuối cùng, cái vượt quá mọi mãnh lực quyền phép. Như thế vấn đề sách Gióp đã được nêu ra, và đã được giải thích cách tương tợ. Điều này chứng tỏ trong Cựu ước cũng đã thấy có đặt liên lạc giữa số mạng mỗi người và những sự kiện cuối cùng cánh chung : chính các sự kiện này chống đỡ, củng cố đức tin.



No comments: