Friday, 5 September 2014

Lm Kevin O'Shea CSsR Tội Nguyên Tổ và trường phái Tôma



Chương Sáu
Sống đời đạo-đức
có ánh-sáng Cứu-Chuộc soi rọi
(bài 31)


Phần 2:
Tội Nguyên tổ
và trường-phái Tôma

Trường-phái Tôma về Tội Nguyên-tổ cũng rất đậm nét và sâu-sắc, nhất là về thuyết-lý. Ngày nay, có lẽ ta cũng nên hỏi: phải chăng nói như thế có nghĩa là ta đã đồng giọng với những người thực-sự có lập-trường như thế? Và hỏi rằng: các vị ấy có hành-xử thực như thế không? Ở đây nữa, câu đáp-trả sẽ không rõ ràng cho lắm. Như tôi từng đề-cập ở trên, đôi lúc, ta cũng thường đến với ví-dụ khá thiếu sót khi kêu lên: “Chao ôi, là tội!”

Ngày nay, ta thấy nhiều người từng sống đời bình thường rất hiền-lành/chân-chất, nhưng khó nhận ra được nơi họ gương lành hạnh-đạo xuất từ cuộc sống, để có thể khẳng-định rằng: họ có vướng-mắc lỗi/tội hay không? Có nhiều thứ, nếu không muốn nói là hầu hết mọi thứ hoặc mọi sự, khiến ta cứ dựa vào đó rồi gán cho nó là lỗi/tội mà nhiều người phạm phải. Tức: nói theo lập-trường thần-học Đạo mình, thì ta diễn-tả khá nhiều điều về những sơ-xuất/lỡ lầm hiểu theo quan-niệm của xã-hội hoặc do tại ta không có khả-năng lướt vượt lên trên, hầu thuyết-phục mình có động-thái tâm-lý, như nhiều người kỳ-vọng.

Nhiều lúc, tôi vẫn tự hỏi: Đạo ta có nên gọi đó là lỗi/tội, không? Bởi, các xu-hướng chuyên gán-ghép hoặc “chụp mũ” những người có hành-vi lầm-lỡ/sơ-xuất như thế, sẽ nảy sinh một vấn-nạn rằng: chụp mũ như thế có giúp họ trút bỏ được lập-trường thần-học tạo cho người lầm-lỡ/sơ-xuất tự dày vò mình rồi nghĩ là: mình vừa phạm tội chống lại 10 điều giới lệnh trong Đạo, trong khi đó các hành-vi này chỉ là lầm-lỡ cũng bình-thường, thôi.

Tuy nhiên, có “chụp mũ” hoặc gán-ghép lỗi/tội ai cho nhiều, cũng chỉ làm gia-tăng nỗi-niềm sợ tội có thực, như: sợ Chúa không còn đưa mình vào thế-giới của sự sống, trong đó chuyện mắc lỗi hoặc phạm tội không xảy đến! Tôi lại tự nhủ, là: vào trường-hợp như thế, có lẽ ta cũng nên thuyết-phục họ nên có động-thái cảm-tạ hơn là cứ lo-âu/bối rối về những chuyện được nhiều người gọi là ăn-năn, đền tội hay gì gì khác cho thêm phiền (?).        

Những điều như thế, còn tùy kinh-nghiệm ta từng-trải về lối sống của mọi người theo cách nào đó, mà thôi. Bởi, bình thường thì: mọi người chúng ta thường hay dựa vào những ví-dụ khá lớn-lao về sự xấu-xa/tồi-tệ, đến khiếp sợ. Và rồi, ta cứ muốn gọi đó là tội hoặc lỗi. Vấn-đề đặt ra ở đây, đơn-giản chỉ cần hỏi: phải chăng, đó là những gì mà tay chơi ở đời là Joe Blow từng làm ở phố chợ đang đi về phía trước, không?

Theo tôi thì: một trong các vấn-đề ta thường thấy ở đây là: sự đổi-thay xảy đến từ thời trung-cổ cho đến đúng vào thời hoặc sau thời Khai-sáng, tức: thế-giới hiện-đại. Thời Trung-cổ, nhiều người vẫn thừa-nhận mà chẳng cần thắc-mắc, là: các hành-vi ta từng biết đến rồi gọi đó là tội hoặc lỗi. Thật ra, đó chỉ là những gì do đấng bậc nào đó trong Đạo nghĩ ra, mà thôi. Giả như cá-nhân nào lại có thắc-mắc về những chuyện như thế, thì chính các thắc-mắc ấy mới là tội. Tuy nhiên, theo tôi thì: từ thời Khai-sáng đến hôm nay, theo lẽ thường, không ai gọi là chuyện đương-nhiên khi mọi sự trong Đạo mà ta thừa-hưởng được quan-niệm từ ngàn xưa lại vẫn cho rằng: đó là tội hoặc lỗi, hết.

Thánh Tôma AKinô từng khẳng-định: không chỉ mỗi lương-tâm con người mới dính-dự vào những chuyện như thế. Và, nếu làm đúng theo lương-tâm, thì chẳng ai dám cả gan vi-phạm những điều mình từng xác-tín rằng: mình có làm gì đi nữa, cũng chỉ để kiếm-tìm sự tốt-lành/hạnh-đạo, thôi.

Tuy nhiên, lương-tâm con người đã trở-thành lãnh-vực không còn ăn-khớp với ý muốn của đa số quần-chúng vốn định-đặt một số hành-vi bị coi là sai trái hoặc đầy những lỗi phạm. Nay, tốt hơn nên hỏi rằng: điều mà lương-tâm con người phán-định chứ không giả-thiết là: điều đó chỉ có thể là sơ-xuất/lỡ-lầm bình thường, thôi.

Với tôi, xem ra một số hoàn-cảnh xã-hội xảy ra trong lịch-sử, từng làm im-bặt tiếng nói tích-cực của lương-tâm con người. Và, nói một cách nghịch-lý, thì: ở vào các tình-huống như thế, từng thấy xuất-hiện nhiều bậc thức-giả vốn dĩ quan-tâm đến vấn-đề này, lại đã nói lên điều đó ra ngoài miệng.

  1. Đám người gọi là  “Rợ Châu Âu” trở lại đạo.
Sự “trở lại” hàng loạt của những người gọi là “Rợ Châu Âu” này cho thấy: đây là vấn-đề xã-hội nảy sinh khi họ đồng-loạt “trở-lại”. Tác giả Émile Poulat có lần nói: sự-kiện đám “Rợ Châu Âu” trở lại đạo một cách đông-đảo như thế, cho thấy: dân con thời trước, gắn bó với Giáo-hội như thế nào! Nhưng chẳng ai biết là việc họ hồi-hướng-trở-về như thế có theo cách riêng-tư, không.

Điều này, lại kéo theo việc ăn-năn/đền tội của những người từng bị hệ-thống-hoá vốn dĩ mang dấu-tích về những xét-đoán mà phần lớn các sách tu-đức của ta từng đề-cập, trong đó phần chủ-động từ cá-nhân riêng-rẽ lại không được bàn đến, từ đầu. Kết quả thì: đây là hành-động khiến lương-tâm con người dù tích-cực cách mấy, cũng đã bớt đi phần nghiêm-túc.

  1. Xung-khắc giữa quan-niệm sống đời khổ-tu và lối sống thị thành ở thế kỷ 12.
Đây là vấn-đề đời sống của Kitô-hữu ở thị-thành hoặc sống khắc-khổ, chuyên tu. Thánh Bernađô từng đối-kháng Viện-phụ Pierre Abélard, về vấn-đề này. Đây là ý-niệm huyền-bí của lương-tâm quyết kình-chống ý-niệm về lẽ phải và hợp lý.

Viện-sĩ hàn-lâm Bỉ là Ts Philippe Delhaye rất có lý, khi ông bàn về Lương-tâm đạo-đức của thánh Bernađô mà ông từng nói đến trong các sách do ông viết và các tư-liệu-gốc do ông tìm ra còn lưu-trữ ở Louvain 1957. Kết quả, là: Thánh Bernađô đã gây ảnh-hưởng mạnh-mẽ lên tương-lai mai ngày, dù Viện-phụ Pierre Abélard vẫn có lý hơn đấng thánh của ta, rất nhiều.

  1. Đấu-lý thần-học giữa phái Augustinô/Phanxicô và Tôma Akinô vào thế kỷ thứ 13 đến đầu thế kỷ thứ 14. Đây là vấn-đề xã-hội đã được suy-tư phẩm-bình ở bậc đại-học theo bối-cảnh truyền-thống rất hữu-hiệu. Kết quả là: truyền-thống Giáo-hội đã “chiến thắng” dù trường-phái của thánh Tôma Akinô “đúng lý” hơn nhiều.

  1. Đọ sức với truyền-thống Giáo-hội về tính hạnh-đạo vẹn-toàn ở Florence.
Đây là vấn-đề xã-hội ở thời Phục-Hưng. Kết-quả là: truyền-thống Giáo-hội vẫn tiếp-tục, dù công việc của thánh Antôninus OP ở Florence (1389-1459) đã hiện-thực được nhiều công-trình tốt đẹp cho lương-tâm con người. Chính ông đã tạo được tính-cách chủ-quan qua số ngoại-lệ về hành-động.                                    

  1. Giáo hội Chúa đã xiết chặt vào các thế-kỷ thứ 16 và 18.
Bằng việc áp-dụng kỷ-luật mới về bí-tích giải-tội ngang qua thần-học “luân-lý đã hệ-thống-hoá”. Đây là vấn-đề xã-hội cốt để bảo-vệ cơ-chế theo chiều-kích toàn-cầu. Theo lịch-sử, thì việc này dẫn đến học-thuyết Jansen.

Ở đây, ta cũng nên thận-trọng một điều, là: bằng vào tư-cách của đấng bậc chủ-trương sống khắc-khổ, thật cũng dễ để xoá bỏ học-thuyết này. Nhóm này nhất-quyết nhấn mạnh nhiều về sự cao-cả vô-song của Thiên-Chúa. Nhưng họ lại duy-trì tính ưu-việt nào đó của lương-tâm trước quyền-uy dân-dã và cả quyền-lực của Giáo-hội nữa. Vì thế mà thánh Cyran cương quyết chống lại Hồng Y Richelieu của Giáo hội. Vua Louis XIV của Pháp lại đã gọi họ là “đám người cộng-hoà” và nói thẳng ra rằng: họ thiên về ‘tinh-thần duy-cận-đại’.

Và tại châu Âu, đặc biệt ở Ý, lại thấy nảy sinh đủ mọi loại bút-chiến, trong đó có cuộc tranh-luận giữa trào-lưu của Dòng Đa-minh chống lại Dòng Tên và một số vị khác về thứ “luân-lý đã hệ-thống-hoá”. Trường-phái này, từ đó cứ thống-trị mãi cho đến cuối Thế-chiến thứ hai, mới chấm-dứt. Thánh An-Phong đệ Ligôri, Đấng thánh lập Dòng Chúa Cứu Thế, đã phải cất bỏ đi một số lập-trường ở hệ-thống luân-lý ngõ hầu tìm ra giải-pháp kiên-trì khả dĩ thuyết phục được mỗi người, vì mọi người…

  1. Thách-thức mọi canh-cải.
Vấn-đề xã-hội trên đây, là nhằm hối-thúc Chúa đến với người thường. Nhà cải-cách Luther khi ấy, đã tìm cách cắt-đứt mọi nối-kết giữa lương-tâm và Giáo-hội, tức chỉ nhấn-mạnh lập-trường nào dựa vào Thánh-Kinh, đối lại lập-trường chủ-trương coi lương-tâm là cần-thiết, chính-yếu. Xem thế thì, không thể có trung-gian giữa Lời Chúa và lương-tâm con người được.

  1. Thời Khai-sáng đánh mạnh vào những điều ở trên.
Triết-gia người Pháp là Jean Jacques Rousseau lại chủ trương: quy-tắc phổ-quát của lương-tâm coi như luật Thiên-nhiên. Ông thực-sự dùng yếu-tố Thiên-nhiên để chống lại Giáo-hội.

Trong khi đó, triết-gia Kant chủ-trương ý-chí tự-do, ngang qua bổn-phận ức-chế tuyệt-đối. Theo tôi thì, vấn-đề xã-hội ở đây, là: sự hiệu-lực nơi cuộc sống bình-thường ở thế-giới ngoài đời, và từ đó dẫn đến tính tương-đối nơi tư-thế của Giáo-hội, trong đời sống.

  1. Các trào-lưu Oxford, Newman… lại đưa vấn-đề vào với bối-cảnh ở tiếng Anh?
Phải chăng vấn-đề xã-hội ở đây, là: giải-pháp dung-hoà cuộc sống. Nhiều người Công giáo đã trách-cứ các người anh em bên Anh-giáo về chuyện này. Nhưng họ cũng có lý của họ, trong đó!

Từ đó, lại đã thấy hai khía-cạnh đề ra để mọi người nhìn vào và hỏi rằng: đâu là tội/lỗi? Thế nào thì không có tội? Và, làm sao mọi người lại có thể thực-hiện việc đó theo lương-tâm của mình được?

Thế nên, khi chàng trai Joe Blow ở phố chợ làm những chuyện đại để như thế, ta lại hỏi: Joe Blow có ‘phạm tội hay lỗi’ gì không? Và, anh em đây, ta nghĩ thế nào về chuyện ấy?

Mới đây tôi được đọc một đoạn văn như sau:                        

            Làm người lớn có nghĩa là gì?

Người lớn đây, đang học cách lãnh trách-nhiệm về đời mình. Người lớn cứ học-hỏi rồi nói: “Chính tôi đã làm điều đó” hoặc “Tôi có sơ-xuất nên mới làm thế!” hoặc “Tôi thật rất sai!” Người lớn, không là người cứ trách-móc người khác về vấn-đề hỏi rằng: “tôi đang ở vị-thế nào, trong cuộc sống?”

Người lớn, không là người cứ bỏ nguyên ngày ra làm việc rồi cười hi hí về chuyện này/chuyện khác. Người lớn lãnh trách-nhiệm về những gì mình và cần để mắt hầu tự kiểm soát rồi tiến về phía trước.

Người lớn không dùng người khác mà yểm-trợ cho bản-ngã của mình đang sa-sút.

Người lớn, là người biết để ý đến người khác để rồi chúc mừng cùng hỏi thăm và khẳng-định mà không cần đến việc hướng câu chuyện về phía mình. Ngay cả những người luôn phỉ-báng chính mình, cũng làm được những việc như thế bằng nỗ-lực chú-tâm vào chính mình họ.

Người lớn, là người nới rộng hành-vi của mình đặt lên người khác. “Nếu tôi không đạt đích-điểm bằng dự-án của tôi, thì làm sao tôi có thể gây ảnh-hưởng lên các thành-viên khác trong đội-ngũ mình?”

Người lớn, là người biết chú-tâm đến thời-khoá-biểu của người khác, thay vì cứ liên-tục đi trễ rồi còn bảo: tôi coi trọng việc tôi làm hơn việc các anh chị cứ chờ tôi”.

Người lớn, là người quyết làm đến cùng, nên mới nói với người khác: “Tôi sẽ gọi điện cho anh/chị”. “Tôi sẽ nhớ anh/chị trong lời cầu”. “Tôi sẽ mang trả cuốn này, ngay lập tức”.

Anh em có làm thế đến cùng được không?

Mọi người có biết là: khi ta hứa gọi điện cho ai, tức là dứt-khoát ta sẽ gọi cho họ, đúng thế không?

Có ai biết rằng khi ta nói: “Nào, anh em mình cùng đi ăn trưa đi!” tức mình nói một cách nghiêm-chỉnh, chứ?

Hoặc, mọi người có biết rằng: ít khi nào ta đi đến cùng đích về mọi chuyện, hoặc rất quyết tâm khi mình đã nói ra miệng, chứ? Hôm trước, tôi có dịp ghé thăm một người bạn. Anh kể cho tôi nghe về tình bạn hỗ-tương anh có với bạn khác là người từng bảo anh, rằng: “Ta cùng nhau đi ăn tối đi!” Khi ấy, bạn tôi bảo: Tôi biết rõ lần đó là lần cuối cùng tôi nghe thế, ngoại trừ khi tôi có sáng-kiến mời anh ta trước. Bởi, anh ta là người luôn nói thế, nhưng chả bao giờ thực-hiện”.



Mười điều Chúa không đòi hỏi khi gặp ta:

  1. Chúa sẽ không hỏi ta đang lái xe nhãn-hiệu gì, nhưng Ngài cứ hỏi xem ta đã chở được bao nhiêu người không có phương-tiện di-chuyển.

  1. Chúa sẽ không hỏi xem căn hộ ta sống lớn/nhỏ ra sao, nhưng Ngài sẽ hỏi ta từng đón tiếp bao nhiêu khách mời đến ở với ta.

  1. Chúa sẽ không hỏi ta có bao nhiêu bộ áo quần trong tủ đựng, nhưng Ngài sẽ hỏi ta giúp được bao nhiêu người rách rưới có áo mặc.

  1. Chúa sẽ không hỏi lương tiền ta kiếm cao đến cỡ nào, nhưng Ngài sẽ hỏi ta có mất phẩm-chất để được số tiền đó hay không.

  1. Chúa sẽ không hỏi chức-vụ của ta cao-cả thế nào, nhưng Ngài sẽ hỏi rằng: ta có làm hết sức mình cho công việc không.

  1. Chúa sẽ không hỏi ta có được bao nhiêu người bạn, nhưng Ngài sẽ hỏi ta đã làm bạn được với bao nhiêu người.

  1. Chúa sẽ không hỏi ta đang sống ở khu vực nào giàu/nghèo ra sao, nhưng Ngài sẽ hỏi ta đối xử với hàng xóm có tốt đẹp hay không.

  1. Chúa sẽ không hỏi màu da của ta đậm đặc thế nào, nhưng Ngài sẽ hỏi về tâm-tính của ta khi xử-thế.

  1. Chúa sẽ không hỏi tại sao ta quá chậm chạp khi tìm ơn cứu-chuộc, nhưng Ngài sẽ vui vẻ đem ta về lâu đài tình ái trên Thiên-quốc chứ không dẫn ta đến cửa ngõ hoả ngục.

  1. Chúa sẽ không hỏi ta trao những câu này đến được bao nhiêu người, nhưng Ngài sẽ hỏi tại sao ta cứ do dự hoặc xấu hổ khi làm thế. (trích Sean Kealy, Varieties of American Experience, Doctrine and Life, 2006, 40-41)


Lại xin hỏi thêm lần nữa: những sự và những thứ ở trên như thế, có thực là lỗi hoặc tội không? Ta có đưa ngôn-ngữ, ẩn-dụ, huyền-thoại, ý-nghĩa diễn-giải rất đúng về “lỗi/tội” vào các ví-dụ cụ-thể nào như thế không???

                                                        ------------------

   
(còn tiếp)

____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch     

No comments: