Chương Sáu
Sống đời đạo-đức
với ánh-sáng Cứu-Chuộc
(bài 30)
“Rất nhiều tín-hữu Đức Kitô nay không còn cảm-nghiệm và
am-tường về “cơn sốc” đậm-sâu mà nhà cải-cách Luther từng trải-nghiệm về sự hiện-hành
của tội/lỗi như gánh nặng ta mang.” (Hồng Y Walter Kasper)
Ở đây, tôi đề-nghị
anh em hãy cùng tôi, ta bàn thêm về những lỗi và tội mà cá-nhân mỗi người chúng
ta từng trải-nghiệm dưới ánh-sáng ơn lành Cứu-chuộc Chúa hiện-thực, hôm nay.
Ngày hôm nay, ơn lành cứu-chuộc Chúa ban, đối với tôi, xem ra được diễn-bày qua
cung-cách lịch-duyệt bằng động-thái tặng quà cho ta, vì ta yếu-đuối; chí ít là khi
ta giáp mặt/đối đầu với “lương-tâm” để có quyết-định cho riêng mình. Ý tôi muốn
nói, là: làm sao ta có thể đi đến quyết-định chung-cuộc bằng vào việc sẻ-san hết
mọi sự, với mọi người.
Phần 1:
Ngôn-ngữ
và hiện-thực của tội/lỗi
Quả
thật, cũng là điều hay, và phải lẽ để ta suy, rằng: ta vốn không thể nào hiểu
được những lỗi cùng tội, trừ phi trước đó, ta có ánh-sáng chiếu-rọi gửi đến cho
ta để ta hiểu thế nào là Ơn cứu-chuộc và huệ-lộc mình nhận-lãnh qua Giao-ước.
Trước nhất là Ơn cứu-chuộc, sau đó mới đến tội và lỗi! Chứ không phải: trước nhất
đã có những lỗi và tội, sau đó Ơn cứu-chuộc mới được ban thêm, đâu. Đây, là đề-tài
ta chọn để suy-tư, bàn-bạc. Và, đây cũng là ý-tưởng do thánh Phaolô, vị thánh cột-trụ
của Giáo-hội, từng đề ra.
Có
rất nhiều thứ và nhiều sự việc được qui cho tội và lỗi, nhiều hơn cả những hành-xử
sai trái, xấu xa, hoặc “mất điếm tốt” như Kinh Sách của ta từng đề-cập.
Ngôn-từ
bàn về lỗi/tội ta từng thừa-tự, xuất từ Kinh Sách cùng tư-tưởng của thánh
Augustinô, hoặc từ nguồn-mạch nào đó có trước, cốt để diễn-tả về lỗi và tội nhiều
hơn. Nói chung thì, ngôn-ngữ và từ-vựng có ra thế nào đi nữa, cũng chỉ là sưu-tập
các ẩn-dụ vẫn tràn lan nơi đời người.
Ẩn-dụ
tràn đầy, là cốt đưa ra đáp-trả trực-tiếp có chiều-kích bí-nhiệm của Giao-ước.
Chính vì thế, mà: tội
và lỗi vẫn được coi là “ngẫu thần” lại
được nhiều người sùng-bái như thần-linh thiêng-liêng, nhưng lại không là
Thiên-Chúa như nội-dung giao-ước Ngài lập ra với ta.
Chính vì thế, mà: tội
và lỗi là “sự bất tuân” theo nghĩa “không chịu nghe theo” hoặc “không thuần-phục” tiếng/giọng mời gọi của
Thiên-Chúa đã giao-ước với ta.
Chính vì thế, mà: tội
và lỗi vẫn là sự “mù loà”, hiểu theo
nghĩa: không nhìn ra được tầm-kích bí-nhiệm ở giao-ước ta đã có với Chúa.
Do
đó, mà: trong nguồn-mạch tư-tưởng của Kinh Sách, trong đó toàn-thể con dân (ở Giao-ước)
là những người từng vướng-mắc các lỗi phạm căn-bản, không do Giao-ước Chúa lập ra
với cá-thể riêng-rẽ, mà với toàn-thể chúng-dân, mọi dân nước.
Chính
vì lý-do đó, mà: hình-tượng “bò tơ vàng
ánh” trước nhất được hiểu như tội/lỗi ở Kinh Sách. Điều này kết-hợp với phần
lớn ẩn-dụ đề ra ở đây. Có đạo thờ “Bò tơ
vàng ánh”, bởi lẽ bê/bò là loài thú ở độ tuổi còn đang lớn, nên chúng mang
ý-nghĩa của trạng-huống thiếu-trưởng-thành, chẳng đổi-thay và là sự thể bất-khả-thi
gặp nơi sự phân-cách quá-trình dưỡng-dục hiện-hữu của con người.
Quả
là, biểu-tượng “bò tơ” với người
Do-thái còn mạnh hơn biểu-tượng về “bụi-cây-
rực-cháy”. Ở đây, biểu-tượng này mang dáng-dấp của một thần dũng-mãnh thuộc
loài thú, cốt hoạ lại hình-tượng thần-linh của Ai Cập, từng xuất-hiện cả vào những
ngày sau lưu đày, nữa. Nhưng, đây không chỉ muốn nói đến lối sùng-bái khác thường.
Bởi, “Độc thần” tự nó đã nhanh chóng trở-thành
thứ sùng-bái chú “bê bò”, dễ phụng-thờ. Bởi, nó nhấn mạnh đến chuyện không thể thay
cho Thiên-Chúa, được.
Đây,
là thần El-Shaddai, vị Thần tự-sung/tự-mãn
người xưa thường nói đến. Con người từng dập đầu xuống đất trước mặt Thần này;
và vị ấy chính là thần không hình-tượng. Người từng giáp mặt với sức mạnh ở
trên không nhân-nhượng. Thần đó là vị thần thống-trị/sở-hữu hết mọi sự. Trước mặt
Thần, kẻ sùng-bái hoặc người phụng-thờ chỉ biết thưa: “Dưới mắt Ngài, con đây chỉ là cát bụi.” Con đây, chẳng có
chân-dung/diện-mạo, bao giờ. Con đây, lại chẳng dám có quan-hệ đối-mặt với
Ngài. Con không là hữu-thể nào trước sự hiện-hữu của Ngài. Và cuối cùng, các thần
như thế, chẳng thể nào “cứu-chuộc” được một ai…
Tưởng
cũng nên suy thêm ở đây về một số thể-loại của thứ ngôn-ngữ vẫn gắn bó với “Tội
Nguyên-tổ”, tức lỗi/tội của Ađam, nam-nhân đầu đời nào đó mà nhiều vị lại cứ như
thủy-tổ loài người. Lỗi/tội của thế-giới gian-trần, một bí-nhiệm của sự bất-công
nhiệm-màu còn gọi là, “sự Sa ngã”. Và, Ađam là nhân-vật được dàn-dựng theo kiểu
biếm-hoạ là biểu-tượng cho tất cả chúng ta, trên đời. Giả như ai đó phạm những lỗi
hoặc tội gì, thì người ấy có khuynh-hướng tiến tới với lỗi/tội, ít là để khoả-lấp
hoặc che đậy điều gì đó; và cũng kết-thúc bằng vô số hành-vi phạm tội như lời
kinh ta vẫn đọc: “Lạy Đấng xoá tội trần-gian,
xin thương ban bình-an cho chúng tôi!”
Bí-nhiệm
về sự bất-công khi trước là tự-vựng ta vay-mượn từ các tập-tục của dân ngoại, vốn
dĩ tìm cách giải-thích sự hiện-diện của ác-thần/sự dữ trên thế-gian biết là chừng
nào! “Sự Sa ngã” chẳng bao giờ xảy đến
với Ađam/Eva, hiểu theo nghĩa sử-học; nhưng vẫn đang xảy đến với tất cả chúng
ta, theo sử-tính. Sử-dụng ngôn-từ như thế, thật ra cũng không giúp ai được điều
gì, bởi nó mơ-hồ/trừu-tượng, cả vào khi ta nhìn bằng cặp mắt tốt-lành/hạnh đạo,
ta vẫn cứ nhìn vào đó rồi liên-tưởng đến những gì ta làm ngày hôm nay, lúc này.
Tội
và lỗi đưa ra vấn-nạn qua đó triết-học không có được tiếng nói hoặc lời lẽ cuối
cùng nào để diễn-nghĩa hết. Nói đúng hơn, đó chính là chuyện nan-giải, bí-ẩn và
là vấn-đề gì đó khó nhận ra… Nó là sự bí-ẩn vượt mọi khả-năng, biến mọi sự
thành thứ gì đó công-khai, có hình có thức, cũng rất chỉnh. Nó là thành-phần của
nỗi-niềm huyền-bí về tính trách-nhiệm.
Ở
đây, lại có chiều-kích của sự vô-cùng/vô-tận, không nằm dưới ánh-sáng nào hết,
nhưng vẫn cứ ở chốn tăm-tối, mù mịt. Nó chính là điểm tối mù được coi như gốc-nguồn
của sự dữ do con người vướng mắc. Nơi bản-thể “người” luôn có sự hiện-diện của
uy-lực để nói tiếng “Không” với qui-định về đạo-đức, và ngay cả việc đối-ứng bằng
tiếng “Không” đối với quà tặng Chúa ban, do thù/ghét. Nó không là sự sao nhãng,
lầm lạc và sơ-suất, hoặc tính cứng-ngắc của tâm can, nhưng là sự ngược-ngạo và
nghịch-cảnh rất bất-lợi đối với Thiên-Chúa của tình thương-yêu, cảm mến. Nói về
chuyện này, ta cần đến ngôn-ngữ của huyền-thoại mới đạt được. Mọi nỗ-lực diễn-giải
lỗi và tội theo nghĩa đen hoặc từng chữ vẫn ở nhiều nơi.
Lâu
nay, ta từng có cung-cách diễn-giải khác nhau về lề-lối tạo-dựng thứ văn-chương/chữ-nghĩa
chỉ để làm có mỗi việc như thế. Trước nhất, con người sử-dụng cung-cách diễn-nghĩa
về Tội Nguyên-tổ, tức: cung-cách giải-thích vô-hại để có thể bảo rằng: đó là thứ
văn-hoá của người nào đó quyết khẳng-định hiện-thực về ảnh-hưởng tiêu-cực có liên-quan
trong đời sống con người. Đây, là cách thăng-hoa trong các nền văn-hoá khác
nhau. Và, lối diễn-giải không mang tính vô-hại, thì lại bảo rằng: chuyện như thế,
là cốt sử-dụng theo cách chính-trị hầu ép-buộc mọi người về với thánh-tẩy và có
thánh-tẩy mới được gia-nhập cộng-đoàn Hội-thánh.
Dưới
ánh-sáng như thế, ta đã bàn về Tội Nguyên-tổ và lấy bỏ nó khỏi Ơn Cứu-chuộc, đã
tạo ảnh-hưởng lên vấn-đề cứu-rỗi người không được thánh-tẩy và những người không
được sát-nhập vào Giáo-hội. Lối giải-thích hiện-đại, nay xem ra có khuynh-hướng
nhận-dạng sự bạo-tàn/baọ-lực như cốt lỗi của lỗi/tội; rồi biện-hộ cho nền thần-học
về sự tử-tế, thiếu khả-năng và coi đó như quà-tặng của ơn lành cứu chuộc.
Ngoài
ra, còn rất nhiều vấn-đề khó khăn hơn ở sau những chuyện ra như thế. Thánh Tôma
Akinô hẳn đã hiểu rất nhiều về điều này.
Bên
dưới vấn-đề về chữ-nghĩa lẫn ngôn-từ, vấn-đề căn-bản đối với thánh Tôma Akinô,
lại là tính-cách khả-thi của lỗi/tội. Ngay trong bản-chất của ý-chí để có quyết-tâm
làm việc tốt-lành, thì: sự tốt-lành là đối-tượng chính của những lỗi và tội. Thế
thì, làm sao ta lại có được lòng muốn không chịu tuân-phục sự tốt lành được?
Làm sao con người lại có động-thái của ý-chí cùng một lúc vẫn muốn; và đồng một
thời lại chống-đối bản-chất của ý-chí, như thế được? Làm sao ý-chí lại có thể ăn
khớp với sự tốt lành, tức thật sự có quyết-tâm làm và muốn làm điều xấu xa/“tồi
tệ” được?
Nó có thể xảy đến qua sự yếu đuối.
Nó có thể xảy ra như hoa trái của sự
đam-mê, hoặc ngu dốt.
Thế
nhưng, lúc đó tính-cách trách-nhiệm đã bị suy-giảm. Và như thế, không hẳn là lỗi/tội
rất “hoàn-toàn”. Như thế, điều đó có xảy ra ngang qua sự việc có dã-tâm phạm lỗi, hay không? Nếu thế thì,
bản-chất con người thực-sự có lòng muốn và quyết-tâm thực-hiện sự dữ, sao? Có
chăng thần-học của sự mất-nết hoặc đồi-trụy, không?
Ở đây, tôi không suy về
sự định-dạng của một số động-thái riêng-tư coi như việc xấu-xa/tồi-tệ, hoặc như
thứ lỗi hoặc tội (như chửi thề, nổi giận hoặc như hành-xử mang tính dục-tình.
Có thể, chúng ta cũng sẽ kể ra một số ví dụ về hành-vi xấu-xa/tồi-tệ, thôi. Điều
tôi nghĩ đến, trên nguyên-tắc là vấn-đề nền-tảng, hỏi rằng: dầu sao đi nữa, có khi
nào người bị cho là xấu-xa/tệ-lậu lại hướng lòng mình về sự tốt-lành/hạnh-đạo
và thương-yêu, và “hành-xử” cách sai trái ngược với ý-định hoàn-toàn như thế, không?
Và như thế, thì “lỗi/tội” là thế nào?
Muốn
xử-sự theo hướng-chiều của sự dữ như thế, thì người phạm những lỗi và tội có lẽ
cũng phải có vị ngọt của sự dữ, chứ?
Vị ngọt ấy chỉ đến từ bản-chất sa-đoạ/gẫy đổ, mà thôi. Và, người đó cũng sẽ thấy
sự dữ như điều tốt-lành, thôi. Và người ấy lại sẽ quay về với sự dữ như đã từng
quay về với sự tốt-lành, đấy chứ?
Xin ghi thêm ở đây, một
điều là: những người như thế, không thực-hành sự dữ cốt để nghịch-chống
lương-tâm mình, bao giờ hết. Lương-tâm người ấy đã có sai sót. Không ai đòi hỏi
rằng: điều tốt-lành mà người ấy muốn trở-thành người hạnh-đạo đích-thực như mọi
người đều rõ, chỉ có điều, là: người ấy lại hiểu chuyện đó cũng tốt-lành, thôi.
Ở đây, cũng có lập-trường cho thấy người ấy vẫn là người chạy theo sự tốt lành,
cả khi họ ở tình-trạng hư-đốn, nhưng vẫn muốn nghiêng về những gì mà họ cho là
tốt-lành/hạnh-đạo. Ao-ước của người phạm lỗi, là: luôn hướng về sự tốt-lành, cả
khi họ vi-phạm những lỗi cùng tội. Nhưng, khi thực-hiện ao-ước của mình, họ
không cố ý làm thế để nó phù-hợp với sự Tốt-Lành đích-thực, là chính Chúa. Lòng
ước-ao làm điều tốt chẳng bao giờ khiếm-khuyết cả. Động-lực khiến người ấy làm
thế, đúng ra chỉ là ý-chí của họ khi quyết làm; xem thế thì, đó chỉ là khiếm-khuyết,
mà thôi.
Đó
là những gì được thánh Tôma Akinô gọi là “tội
Nguyên-tổ ở nơi ta” tức: hành-xử để luột mất đi động-lực khiến mình thực-thi
điều tốt-lành/hạnh-đạo. Điều này chỉ thành hiện-thực, là vì con người vốn dĩ dễ
bị thương-tổn, cũng rất nhiều. Con người kiếm tìm sự tốt-lành cho riêng mình và
thiếu mất điểm-tới cho chính mình. Và, cũng vì con người vẫn giữ cho mình ước
muốn được tự-do, nên họ mới bị vướng-mắc vào vòng tội/lỗi.
Đây
là những gì con người cần đến ơn cứu-chuộc, là do từ đó. Ngay câm-can con người,
vẫn còn đó sự bí-nhiệm bấy lâu nay. Lại cũng có đó, phần bí-hiểm của con người mà
qua đó tự-do ban đầu đã được định-vị. Nếu ta thực sự gọi đó là tự-do, có lẽ
đúng hơn, là khả-năng không hành-xử đúng với quà tặng của tự-do được tham-gia
góp phần vào đó. Đúng hơn, đó chính là gốc, là nguồn; và đó là lỗi/tội, nơi mỗi
người và mọi người trong chúng ta, nữa.
(còn
tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment