CHƯƠNG 4
CHỨNG
TÁ
(Martus)
Coi LCerfaux, Témoins
du Christ d’après le Livre des Actes
(Recueil II 157-174)
NRT 73 (1951) 152-165
ARétif : Témoignaga et prédication missinnaire dans les Actes dens les Actes
des Aptres.
Tiếng
Hilạp thông thường đã gồm 2 nghĩa :
- Chứng về
sự kiện đã xảy ra : chứng nhân tòa án trước tiên.
- Áp dụng
rộng rãi hơn : nói ra những quan điểm, hay chân lý mà mình xác tín (tất nhiên
đây không còn là sự kiện giác quan tế nhận).
Lc24:48
Cv1:21 4:33... : tiếng trước tiên dùng cho “chứng tá” nói ra những “việc” những
sự kiện chính mình đã được biết trực tiếp. Nhưng các việc đây là “sự nghiệp”
Chúa Yêsu, và cách riêng sự sống lại của Ngài : Vai trò tông đồ chính là việc
làm chứng đó. Nhưng hoàn cảnh đặc biệt Yêrusalem : “chứng tá” xuất hiện sau khi
vụ kiện Chúa Yêsu đã kết liễu; vì thế chứng tá đây còn là kẻ ủng hộ, theo phe
một người đã bị lên án (tương phản giữa việc dân đã chối từ Chúa Yêsu và việc
làm chứng của các tông đồ : 5:30-32 10:39-42 13:27-31).
Bởi đó
“làm chứng” có tính cách long trọng của tố tụng : và vì người họ làm chứng cho
đã bị lên án, thì chứng đó trở nên một việc khiếu nại đòi duyệt lại bản án.
Bây giờ
xét đến “nội dung” của chứng các Tông đồ làm : chúng ta có sự nghiệp Chúa Yêsu
gồm cả sự sống lại của Ngài : sự nghiệp sinh thời có thể người khác chứng kiến
nữa.
Và đàng
khác, các “việc đó” trong quan niệm “chứng tá” hai yếu tố mật thiết chặt chẽ :
nói ra điều đã xảy ra – và loan báo (cách xác tín với mục đích muốn kéo kẻ khác
thông chia sự xác tín của mình) ý nghĩa của các điều đó. Chúng ta vừa có chứng
cho sự kiện, vừa có chứng cho sự thật : hai điều liên kết chặt chẽ và là hậu
kết không thể không có một khi biết rằng “Tin mừng” là mạc khải trong lịch sử.
Và trong khi chứng được tuyên ra giữa “chống đối” “chứng” (martus) sẽ dần dần phải học kiên nhẫn chịu đựng để đành lòng làm “nạn nhân” của chứng mình tuyên ra (5:41). Và có lẽ tiếng “martus” đã thiên hẳn về ý nghĩa “tử đạo” trong Cv22:20.
No comments:
Post a Comment