Chương Năm
Ơn Cứu-Chuộc
và tội nguyên-tổ
(bài 29)
Phần 7:
Suy thế nào
về tội nguyên tổ?
Tôi
vẫn chắc một điều, là: anh em mình đây cũng đã từng gặp nhiều người cứ đến nói
với mình hoặc với nhau đôi ba chuyện, rồi đưa ra câu hỏi thoạt nghe đã thấy khó,
như thể bảo: “Tôi đây, nào đã làm gì nên
tội để phải chịu cảnh-tượng như thế này đây?” Hỏi thế, tức khẳng-định: có bất-hạnh
nào đó, lại đã trờ đến với họ. Gặp lúc khổ đau như các vị từng chịu, ta thật chẳng
biết làm gì khác hơn là cũng hỏi: “Tại
sao? Tại sao thế?” Và hỏi rồi, ta cũng chẳng làm sao có trong đầu, lời biện-giải
này khác về chuyện ấy. Ta cũng chẳng thể nào giúp mình/giúp người có được lời
giải-thích thoả-đáng về chuyện ấy; hoặc, về các vấn-nạn dù hợp lý, cũng đành chịu.
Thông
thường thì, lời diễn-giải từ nơi ta vẫn có chút gì đó liên-quan đến chuyện như:
ta nên nhìn Chúa theo cách nào? Nói khác đi, có thể là: ta hoặc ai đó, thường vẫn
nghĩ: chính Chúa là Đấng gửi đến mỗi người và mọi người nhiều bất-hạnh khác
nhau. Như thể, chỉ nghe mỗi câu nói từ ai đó thốt lên, như: “Ôi lạy Chúa! Sao lại thế được?”
Giả
như, vào một ngày êm ả như hôm nay, anh em ta dừng lại ở đây đôi phút, để xem
có cách nào khác giúp giải-thích những gì trước đây anh em từng làm, để bàn về nỗi
bất-hạnh mà ta cứ gán-ghép cho Chúa, là thủ-phạm(?). Lại nữa, vào những ngày có
xáo-trộn về nhiều chuyện, thật cũng khó. Khó là bởi: ta thật sự không muốn trách-móc
hoặc đổ lỗi cho Chúa về nỗi bất-hạnh nào ta gặp phải.
Bởi
lẽ, có làm thế cũng không phải. Vì thế, ta thường hay đưa các bất-hạnh mình gặp
vào bàn-thảo, cãi vã và tranh-luận. Có khi, ta hoặc người khác còn suy-đoán, đến
bảo rằng: Chúa là Đấng gửi đến cho ta những nỗi bất-hạnh, cũng đáng đời(!). Hệt
như thế, trình-thuật Tin Mừng lại cũng có những câu hỏi-han, than-vãn và đổ lỗi,
như: “Tội này do lỗi của ai? Của hắn hay cha mẹ hắn?
Theo
cách nào đó, có người lại cứ bảo: có lẽ, Chúa cũng giống như các nhân-viên
ngân-hàng là những người cầm-chắc trong tay mọi “tài-khoản linh-đạo” của người
gửi. Nên, khi đến đó, muốn rút ra một vài thứ thuộc về ta, thì: theo lệ thường,
trước đó ta cũng phải gửi vào tài-khoản của mình một số lượng ta từng góp vào đó,
khi trước. Vì, tính công-minh của ngân-hàng, là: tạo kết-số-dư cho thật rõ, và
có lợi.
Lại
cũng vào một ngày đẹp trời nào đó giống như hôm nay, ta cũng sẽ dừng lại đôi ba
phút, để rồi đưa ra nhận-định bảo rằng: thái-độ “ăn-miếng-trả-miếng” như trên thật
nhỏ nhặt! Bởi, thật ra, Chúa đâu can-dự vào những chuyện như thế. Tuy nhiên, nếu
vào những ngày ta gặp khủng-hoảng đến tồi-tệ, thì: làm sao ta tỉnh trí nổi để nói
lên nhận-định vừa rồi?
Theo
lý-thuyết, ai cũng nói: chắc người nào đó từng làm điều xấu, nên mới chịu thảm-cảnh
ra như thế? Tuy nhiên, có điều là: ta chẳng làm sao biết điều mình làm không xứng-hợp
lắm nên mới gặp hậu-quả tồi-tệ đành phải gánh chịu như thế. Nhiều lúc, trong
chúng ta, lại có vị từng gặp người nào đó mang trong đầu, cùng ý-nghĩ tương-tự,
nên mới bảo: “Tôi thật không hiểu là tôi
đã làm gì nên tội, nên phải chịu thế!”
Nói đến đây, xin cho
phép tôi được mượn câu chuyện của một người mà tôi từng gặp và nghe kể, để san-sẻ
với anh em ở đây, hầu minh-hoạ cho việc ta đang bàn. Chuyện ở đây, là do từ một
linh-mục tuyên-úy lo về linh-đạo ở một bệnh-viện nọ, kể về sự việc xảy ra ở bệnh
viện này.
Hôm đó, có bà mẹ trẻ mang
thai gần đến ngày sinh, được chuyển gấp đến phòng cấp-cứu, vì một ca rất khó
sinh. Sự thể là, nửa đêm hôm ấy, tự dưng tim của thai-nhi đột nhiên ngừng đập, và
thai-nhi đã chết trong bụng mẹ chẳng biết vì lý-do gì. Vị linh-mục, khi ấy, không
biết làm sao để an ủi bà mẹ trẻ này cho phải phép. Rachel, tên người mẹ trẻ
đáng thương kia, vẫn khóc hàng giờ vì con của chị nay đã chết mà chẳng ai cứu được.
Chị khước-từ mọi ủi-an bất kể từ đâu đến, vì có an-ủi cho nhiều, thì con chị
cũng đã chết.
Sau một hồi lâu, chị
thốt lên một câu, đại ý bảo: “Tôi chỉ muốn
nói một điều, là: tôi không thể nào hình-dung được là tôi đã làm gì để Chúa bắt
tôi phải chịu cảnh thế này đây!” Khi ấy, vị linh-mục nói: “Không! Không phải thế đâu. Chị đâu đã làm
điều gì xấu, đến thế đâu!” Nhưng, chị vẫn tiếp-tục phân-trần: “Điều, con muốn nói là: lâu nay con có chưa
làm điều gì thất-đức cả, mà sao Chúa trừng-phạt con đến như thế?”
Thế rồi, vị linh-mục như
nhận được ơn lành-thánh/hiếm có, mới nói: “Phải
chăng, đó là điều mà chị hằng tin-tưởng? Chị nói thế, phải chăng có ý bảo: chính
Chúa đã giết con chị, để trừng-phạt? Chị đáp:“Không! Ý con không nói như thế. Nhưng, phải có lý-do gì đó Chúa mới bắt
con chịu thế này, chứ?”
Về
lý do hoặc lý-lẽ, cũng chẳng có lý/có sự nào xứng-hợp với Chúa, hết. Chỉ một lý-lẽ
xuất từ sự đau-đớn/khốn-khổ mà người mẹ trẻ kia phải chịu khiến chị nổi-giận và
khóc-than, thôi. Một thứ lý-lẽ hoặc lý-sự nằm đằng sau mọi sự, mà chị vẫn giấu
kín.
Và
đây, là điểm chính-yếu tôi muốn là anh em mình nên dừng lại trong phút chốc, để
suy-tư và bàn-bạc, xem sao. Lý-do hoặc lý-lẽ, do bởi sự việc mà người mẹ trẻ
kia lâu nay tìm cách chôn kín nỗi khổ-đau cùng cảm-xúc không đúng-đắn của chị.
Đến đây, tôi lại xin phép được trở về với trình-thuật ta đọc ở Tin Mừng thánh
Gioan mà, với tôi, cũng na-ná giống như thế.
Đó
là, truyện-kể về cái chết của Lazarô, nhất thứ ở câu: “Nếu Thày có ở đây, thì em con đã không chết!” Và, cảnh Maria khóc
sướt-mướt, qua đó bản tiếng Anh thường dịch là: “Ngài thấy xốn xang trong lòng không ít và đã động lòng trắc-ẩn”. Bản
Hy-Lạp viết mạnh hơn, khi đề-cập ý-nghĩ bảo rằng: Đức Giêsu tỏ ra giận-dữ và
Ngài nổi cơn thịnh-nộ trong lòng. Cơn thịnh-nộ trong lòng ư? Vâng. Đúng thế.
Ngay đến Đức Giêsu cũng xử-sự như thế. Ngài nổi cơn giận-dữ đến mức cuồng- nộ trước
khi Ngài đi vào cõi chết.
Bởi,
Ngài đến với thế-gian, là để mang lại sự sống cho người khác. Bản thân Ngài, cũng
đã chấp-nhận nỗi chết rất khổ-nhục. Và, Ngài cũng đã khóc rất nhiều. Ngài khóc
bằng nước mắt của sự căm-phẫn, rất nổi giận. Ngài cũng xúc-động quá mức giống như
Maria, Martha và nhiều người. Ngài biết khá nhiều và khá đủ về những thứ và những
sự thuộc về loài người như sự việc không tìm ra cách diễn-giải những điều đã xảy
ra, để những người có mặt hôm đó hiểu được lý-do, hoặc lý-sự này khác.
Đức
Giêsu đã để cho những người có mặt hôm đó chôn kín các xúc-cảm của họ và của
Ngài, nơi mộ phần. Ngài đặt để các thương-tổn cũng như nỗi buồn-đau của họ vào
trong mộ phần, cùng với Lazarô. Và, những người có mặt hôm ấy cũng đã lăn hòn
đá tảng lấp mồ khá nặng mà họ thấy và rồi “khoá-chặt” anh trong đó.
Và
nỗi buồn-đau, có thể sẽ ở tình-thế rất “khoá-chặt”, suốt ngày này qua tháng nọ.
Mọi thương-tổn được chôn-kín sẽ không động đậy, nhưng vẫn ở tình-trạng đó mãi sau
này. Và rồi, có thể là: mọi người cũng sẽ quên đi những chuyện tương-tự. Có thể
là như thế. Nhưng, mãi mãi ở trong đó vẫn có các thương-tổn từng được chôn-kín,
mãi về sau.
Liền
sau đó, Đức Giêsu đứng dậy rồi nói: “Hãy
lăn đá-tảng lấp mồ đi nơi khác!” Câu này như có nghĩa: “Hãy để mọi thứ như thế,
ra bên ngoài chốn mở ngỏ. Bởi, sự thể không tệ như anh em nghĩ đâu. Anh em vẫn
có thể đối đầu với nó được. Nhưng, đừng để cho niềm thương-nhớ bị “khoá chặt”
trong mộ phần. Hãy để nó sống-động trong cuộc sống của anh em, để rồi cùng với anh
em sẽ sống mãi, rất vững mạnh.
Sự
sống, lúc nào cũng lớn-lao hơn mọi thứ. Đừng “khoá-chặt” nỗi buồn-đau đằng sau hòn
đá tảng lấp mồ. Nhưng, hãy mở rộng cửa lòng mình xuống tận phần đất ở bên dưới.
Bởi, nơi đó nay đã khác. Và, ở đây nữa, các nhà thần-học hôm ấy cũng có mặt ở quanh
đó nhưng vẫn đứng xa xa. Các ngài cố tìm cho ra lý lẽ và lý-sự của mọi việc nên
vẫn hỏi những câu tương-tự như: sao lại như thế? Các ngài tuy có hỏi, nhưng lại
tìm không ra thứ lý-lẽ nào cho phải phép, đúng ý mình.
Một
lần nữa, ta hãy mượn tiếp một truyện-kể khác cũng từ vị linh-mục tuyên-úy bệnh-viện
nói trên. Hôm ấy, vị linh-mục nói ở trên, đã đi thăm cụ bà trọng tuổi nọ ở bệnh-viện;
cụ đang gặp chuyện bực-bội cách bất-thường, nhưng không phải chuyện đớn-đau/bệnh-tật
mà cụ đang mắc phải. Nhưng, là sự việc: cụ vừa nghe tin con trai cụ bị ám sát,
nay đã chết. Linh-mục hôm ấy yêu cầu cụ kể cho ông nghe đôi chút về người con của
cụ. Thế là, tự dưng cụ bật lên thành tiếng khóc nức-nở đến nửa tiếng đồng-hồ,
khi cụ kể về thời thơ-ấu an-lành của người con, cùng bạn bè và công việc anh đang
làm, nhưng phần chính là cụ rất tự-hào về người con mà cụ từng thương-yêu hết mực.
Khi
cụ kết thúc câu truyện về người con trai ấy, thì linh-mục thấy mình chẳng làm được
gì cho cụ, ấy thế mà cụ vẫn bảo: “Cảm ơn
Cha. Chắc cha cũng biết là tôi không cần phải kể về chuyện ấy nhiều đến thế?” Cụ
đã thực-sự chôn-vùi nỗi nhớ của cụ nơi mộ-phần rồi. Và, cụ cũng đã lăn hòn đá-tảng-lấp-mồ
đi nơi khác. Và, ký ức của cụ không còn bị chôn-kín ở nơi nào nữa. Cụ cũng biến
nỗi nhớ về người con của mình, để nó nên thành-phần cuộc sống của cụ, rất thật sự.
Nhưng,
vấn-đề là: làm sao ta nối-kết sự việc này vào ý-tưởng về ‘tội nguyên-tổ’ đây?
Thật
ra thì, suy cho kỹ, cũng có vài điểm để ta nối-kết với nối khổ-đau, bất-hạnh hoặc
cực-hình mình đã chịu; và trong đó; có khi còn thấy cả nỗi chết, nữa. Đã là con
người, ai cũng hỏi: “Bọn tôi đã làm gì nên tội, để phải gánh chịu cực hình như thế?”
Và, nhiều người vẫn cứ phân-vân không ít, cốt ý bảo rằng: nếu Chúa có làm thế thì
Ngài cũng sẽ bị vấy bẩn giống như ta và cùng với ta, khi Ngài đem điều khổ-hạnh
đó đến cho ta, chứ?
Và
con người, không dám có ý-nghĩ như thế vì thấy nó không xứng-hợp với Ngài, nên
mới bảo: mọi chuyện xấu-xa là do ta mà ra, thôi. Cá-nhân con người, không thể
nói một cách đúng-đắn với lương-tâm mình, rằng: có chăng, thì việc trừng-phạt như
thế hẳn cũng rất xấu. Thế nên, ta chỉ có thể trách-cứ bản thân mình để bảo rằng:
thực sự, ta đã không hành-xử xấu-xa đến độ phải gánh chịu những gì xảy đến với mình
và với người, cách cực hình như vậy. Chính vì thế, con người mới tự nhủ: phải
chăng có người nào hoặc cặp phối-ngẫu nào, thời xưa, từng làm điều gì khủng khiếp
đến độ Chúa phải để cho sự dữ/xấu xa truyền từ đời trước tới đời sau đến với ta;
và từ đó, ta cứ bị ghi dấu trên người mình, mãi đến giờ.
Nếu
cứ suy-nghĩ như thế, hẳn là: chính ta cũng đã làm những việc tương tự. Và, hỏi
rằng: xưa nay, gia-đình ta có làm điều gì xấu xa đến thế không? Phải chăng, đó cũng
là lý-do khiến khổ đau, bất-hạnh và cả đến nỗi chết cũng xảy ra cùng một lúc?
Có chăng, lý-do nào đó thực sự gây ra những chuyện như thế, để rồi người người
gọi đó là “tội nguyên-tổ”? Và, sự việc như thế có nằm trong lý-lịch của ta hoặc
ở mãi trong ta, không?
Anh
em đây, có thấy: đó chính là nỗi khổ-đau, là cơn thịnh-nộ và cảm xúc vô lý-lẽ của
con người mà ta đang bàn đây, không? Anh em có thấy, là: “tội nguyên-tổ” –từ
lý-thuyết, cho đến thần-học, tín-lý hoặc tín-điều- cũng chỉ như hòn-đá-tảng nằm
sau những gì mình từng chôn-kín và đặt sâu nơi mộ-phần các xúc-cảm về tính
tiêu-cực của sự sống, không? Anh em có nghe Đức Giêsu từng nói: “Hãy lăn đá-tảng-lấp-mồ này đi nơi khác!”, không?
Thật dễ hiểu, khi ta bảo: bà con mình, chắc cũng thiết-dựng nên cái-gọi-là truyền-thuyết
rất như thế? Và, hẳn là ta cũng từng có cảm-nghiệm ra như thế? Và rồi, ta cũng
muốn chôn-kín nó ở sau đó, phía sau truyền-thuyết giống như thế, chứ?
Bao
thế-kỷ qua, từ ngày thánh Augustinô có ý-tưởng tương-tự cho đến giờ, ta vẫn
không đưa ra đường-lối nào khác để thay thế. Nhưng, thời Đức Giêsu sống, những việc
như thế đều không cần-thiết. Bởi thế nên, Chúa mới bảo: “Hãy lăn đá-tảng-lấp-mồ này đi nơi khác”. Hãy lăn “đá-tảng” đầy thuyết-lý
về “Tội Nguyên-tổ” đi nơi khác đi! Và, hãy lấy khỏi nơi ta, những tư-tưởng bày
ra như thế. Hãy để những cảm-xúc tiêu-cực về ta được cảm-nghiệm lại.
Bởi,
cảm-xúc và cảm-nghiệm, dù có thế, vẫn có thể được chữa-lành như thường. Chúng
tháp-nhập vào sự sống mà Đức Giêsu cũng từng sống. Ngài sống cuộc sống như thế trong ta. Và Ngài còn lớn hơn cả những gì gây
đớn-đau, sầu buồn; và cả những gì tạo lý-lẽ, lý sự ở đời thường. Ngài luôn ở với
ta, ngay giữa đám bụi-sương mù-mịt của mọi sự việc, cũng như thế.
Cũng
hệt thế, đó không chỉ là ‘Tội Nguyên-tổ’ mà thôi. Như người Châu Á thường hay
nói về “nghiệp xấu xa”, là nói thế. Các nhà phân-tâm-học cũng từng nói về bản-năng,
hoặc thứ bóng râm khoả-lấp/che khuất con người mình, là như thế. Đó, còn là những
đá tảng đang lăn tròn, ra đấy. Người đời vẫn thường bày chuyện và dựng chuyện về
lý-lịch giòng giống (dù đúng/sai) để “giải-thích/diễn-nghĩa những gì là sai
trái. Đó, cũng là đá-tảng đang lăn tròn, ở trên đất. Nay, ta hãy để cho cảm-xúc
của mình ra khỏi nơi đó, sẽ thấy nhẹ.
Những
chuyện như thế, đích-thực đã can-dự vào cuộc bàn-luận của ta, về xúc-cảm. Nhưng,
làm như thế, vẫn có hai phương-cách. Một cách rất hữu-dụng. Còn cách kia, thì:
theo tôi, chẳng giúp ích gì cho ta hết. Nay, ta hãy nói về cách thứ hai, trước đã.
Nhiều
năm về trước, ngành điện-ảnh ở phương Tây có cho ra một cuốn phim mang tựa-đề,
là “Sự Im Lặng của Loài Chiên Nhỏ”. Kịch-bản
của phim-truyện này, là kể về một vị Bác sĩ mang tên Lecter tuy bị giam trong
tù nhưng vẫn liên-hệ được với viên-chức FBI nọ mới ra trường, nhưng cô đã bị
ám-ảnh về quá-trình lý-lịch của mình.
Hai
người cùng nhau sắp xếp một thoả-thuận. Bs Lecter sẽ đem đến cho cô thông-tin về
mọi việc cô cần đến; để rồi, cô cũng sẽ bộc-lộ ký-ức về thời thơ-ấu nhiều khổ-ải
của cô. Nhưng, cô phải cho ông biết ký-ức nào khủng-khiếp nhất của cô. Đó, lại
là những ức-chế về việc hạ-sát các chú chiên con đang chạy nhảy. Thế rồi, cô bật
lên thành tiếng khóc nức-nở. Và, cô đã cởi bỏ, mở tung hết tất cả. Bs Lecter bèn
đập nát ký-ức này theo cách nào đó ngang qua lời tự-thú của cô. Đó, là việc “đổi-chác”
lấy cái này thay cái khác. Còn tệ hơn cả sự việc đã bắt đầu mọi sự từng diễn ra
như thế. Tự-thú với Quyền Năng cũng tựa như thế. Ta chỉ có thể đập-nát hết mọi
người. Sự việc này, lại cũng có nghĩa đã cất đi thứ “đá-tảng” từng bảo-vệ ta, nhưng
lại không để cho cảm-xúc của mình tháp-nhập vào cuộc sống rất lớn lao. Ở nơi
đó, sẽ không có Cứu-chuộc và cũng chẳng có Phục sinh.
Cách
thứ nhất, vẫn có loại-hình Thiên-Chúa rất khác hẳn. Lại cũng có một Đức Giêsu thật
rất khác. Ngài chính là Đấng, tự mình, từng ở trong mộ phần của đớn-đau, cực
hình và cả đến nỗi chết. Ngài là Đấng, từng biết thế nào là cảm xúc có từ phía
trong mộ-phần, tận đằng sau đá-tảng-lấp-mồ, ấy. Ngài là Đấng, vốn ra khỏi nơi
đó và đã sống lại.Nay, ta có thể nói với Ngài, vì Ngài đã từng hiện-diện trong
đó. Và, Ngài hiểu biết hết mọi sự. Khi làm thế, tức là ta đã có Phục sinh. Phục
sinh đây, không chỉ riêng cho mình Ngài, mà thôi. Nhưng, cho cả ta nữa. Và, sự
việc này không chỉ đi vào cuộc sống của ta thôi, nhưng còn đi vào chính Ngài nữa.
Có
thể, ta sẽ tự do. Thứ tự-do, đủ để am-hiểu tại sao ta mơ-ước có được thuyết-lý
về “Tội Nguyên-tổ” hầu chôn-kín và đậy che nỗi khốn-khổ của ta! Có thể, ta cũng
sẽ có tự-do. Tự-do đủ, để ta cũng nói như thể điều ấy đã ra đi về nơi nào khác,
hệt như thể hòn đá-tảng-lấp-kín thật lớn mà ta cũng đã lăn nó đi thật xa, đến
nơi nào khác rồi.
Điểm
chính-yếu đích-thực của “Tội Nguyên-tổ”, là để nói cho ta biết rằng: ta bị
xúc-phạm biết chừng nào do bởi những gì là tiêu-cực trong cuộc sống. Và, ta
cũng đang đóng góp quá nhiều vào các tiêu-cực ấy và cũng thông-đồng với các tiêu-cực
như thế ấy. Và điểm chính-yếu đích-thực hơn cả, đáng để ta biết là: có Đấng còn
lớn-lao hơn mọi thứ như thế. Và rằng: Ngài đang sống với ta và ta có thể sống
cuộc sống phục-sinh của Ngài nữa.
Ở đây, tôi lại cũng
xin ghi thêm một đôi ý, để bảo là: Phúc Âm không kể cho ta biết là cuối cùng đá-tảng-lấp-mồ
kia đã lăn về đâu? Phải chăng, nó đã và đang lăn vào “hộp” lớn gọi là Tập Cẩm
Nang Thần-học của ta chăng?
Cuối
cùng thì, ta cũng có thể trở về với vấn-đề được đặt ra cách rất thực, tức: về với
chỉ mỗi tình Thương-yêu của Thiên-Chúa đối với các mẩu vụn cuộc đời của ta, của
chính ta, mà thôi.
-------------------------------------
(còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment