Thursday 14 August 2014

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Chú giải Thơ Thánh Phaolô I Corinthô Đoạn 15




 Sự sống lại

Một đoạn quan-trọng về chứng-chỉ cựu-trào của Hội-thánh tiên-khởi về cuộc Fục-sinh của Chúa, và về sự sống lại thân xác.

Thư tịch:
Joseph Schmitt, Jésus ressuscité dang là Prédication apostolique (ch. II, La tradition apostolique dans I Cor 15: 5b-5) 37-61
J. Jeremias, Die Abendmahlsworte Jesu, 95-97
O. Cullmann, Les premières confessions de la foi Chrétiennes

Cũng như trong mọi giáo-hội khác, thánh Faolô đã giảng tín-thư Sống lại. Một tín-thư dựa trên một truyền-thống về sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô, dẫn các chứng-chỉ của các tông-đồ, tuyên-bố chứng-chỉ của chính mình. Nhưng tín-thư của Tin Mừng gặp ngay từ đầu sự hoài-nghi của Hy-Lạp về điều cốt-thiết của Kerygma (coi Cv 17: 32): Sự sống-lại của người chết. Với quan-niệm nhị-nguyên ăn sâu vào tâm-não, người Hy-Lạp  liền tự hỏi: sống lại với các xác, mồ chôn của hồn, thì có báo-bổ gì. Bởi đó Corinthô có một số tín-hữu rất hăm-hở chịu lấy Tin Mừng mở ra cho họ những chân-trời mới nhờ các đặc-sủng về trí-khôn, tinh-thần. Bởi đó, họ nghĩ rằng họ đã đạt thấu Nước Thiên Chúa rồi (ICor 4: 8): một thần-hoá về tinh-thần theo kiểu những đạo thần-bí. Bởi đó họ chủ-trương “đã có sống lại rồi” một cách nào đó (như sau này sẽ thấy 2TM 2: 17t), hay như trong ICor: không có sống lại: không có, vì không cần, không ích gì, vì quá cục-mịch: hồn và xác thuộc 2 giới chống-chọi nhau, thù-nghịch nhau, không thể hợp-nhất được với nhau nơi Thiên-Chúa. Giới tinh-thần hoàn-toàn siêu-việt trên vật-chất, là giới chân, thiện, mỹ hằng có, bất-hoại; giới vật-chất chỉ là ảo-ảnh, là ác-căn. Bởi đó, đạo lý Sống lại, nền-tảng của Kitô-giáo, rất khó lọt vào đầu óc người Hy-Lạp.

Ngược lại, nhân-sinh-quan của Cựu-Ước, cũng như của Tân-ước thì khác. Hôn thiêng-liêng khác thân xác thật, nhưng thân xác cũng được kéo vào công-trình cứu-chuộc và thánh-hoá. Thiên-Chùa mà tín-hữu tin tưởng không fải là một fạm-trù lý-tưởng hay thuần-trí: Người là một người, một nhân-vật mà giới vật-chất cũng có liên-can đến bởi công-việc tạo-thành, bởi những can-thiệp trong lịch-sử. Sống-lại là việc toàn-thắng trong những can-thiệp của Thiên-Chúa, trong khi người Hy-Lạp lại coi sống-lại như hạ-giá tư-tưởng xuống.

Đứng trước tư-tưởng Hy-Lạp đó, truyền-thống Kitô-giáo fản-kháng kịch-liệt. Thánh Faolô nói lên truyền-thống đó: Đạo Chúa Kitô không xây-dựng trên một hệ-thống tư-tưởng, cho dẫu là một đạo-lý triết-học uyên-thâm quyến-dũ đến đâu đi nữa. Đạo Chúa Kitô, Tin-Mừng là một can-thiệp của Thiên-CHúa, một chuỗi sự-kiện siêu-nhiên những chứng-tá đã chuyển lại cho tín-hữu. Muốn tránh-thoát truyền-thống đó, muốn loại đi những sự-kiện nhân-danh một lý-thuyết, tức là tiêu-hủy công-trình của Thiên-Chúa, chối bỏ ơn cứu-rỗi Chúa Kitô đem đến, đổi hẳn tín-thư.

Vậy thánh Faolô đáp lại bằng lập lại truyền-thống (15: 1-11)
Rồi lý-luận:
12-19   Sự Sống lại của Chúa Yêsu và sự sống lại của tín-hữu.
20-28   Một bức hoạ lộng-lẫy về cuộc Quang-lâm của Chúa, hoàn-tất công-việc đã khởi-sự với sự Fục-sinh
            của Chúa.
29-34   Ít lý-luận ad hominem: thái-độ mâu-thuẫn của tín-hữu, đời sống kham-khổ của tín-hữu, của Faolô.
35-49   Bàn đến các vấn-nạn trình bày đạo-lý: thánh Faolô dùng việc so-sánh gieo-giống (mỗi giống theo
            loại của nó, Thiên-Chúa tạo nên một ‘thể-xác’ trong khi gieo giống.
            Rồi đến những đề-tài thong-thường của văn-chương Hy-Lạp: cái loài cầm-thú – hướng đến quan-
            niệm ‘thần thiêng’, bằng những ‘hào quang’ tinh-tú.
5-58     Sự biến-đổi cuối cùng. Và sự toàn-thắng trên sự chết.

                                                                                          (còn tiếp)

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh thánh hồi thập-niên ’60)

No comments: