CHƯƠNG 7
TỔ CHỨC CỦA CỘNG ĐOÀN – VẤN ĐỀ HELLENISTAE –
7
TÁ VIÊN
oOo
BIÊN SOẠN 1 :
Phong
trào căn cứ vào hàng tư tế, giáo dân không có đặc quyền, nhưng cũng làm thành
một “cộng đoàn”. Có những đại hội gồm cả tư tế và giáo dân cũng gọi là
“ha-rabbim” (số nhiều người).
Giai
đoạn nhập môn : có thử một năm sống theo Lề luật, nhưng muốn rút lui lúc nào
cũng được. Năm sau đó bắt đầu năm tu tập, thời hạn 2 năm. Sau 2 năm đó, tập
viên nên tu sĩ thực thụ.
Việc
thâu nhận (nhập môn, cũng như mãn hạn tu tập) được đánh dấu bằng những lễ nghi.
Trong
cộng đoàn : ngôi thứ rất rạch ròi phân minh.
Sinh
hoạt các thầy tu được chi phối bằng lý tưởng “trong sạch” theo kiểu sách Lêvi.
Đáng để ý là việc “thanh tẩy” được qui định tỉ mỉ. Hai việc chính trong ngày là
lao công và giờ phụng vụ. Chúng ta không được biết rõ phụng vụ đó cử hành thế
nào, có lẽ tương tợ như lễ nghi nơi hội đường ngày Hưu lễ. Nhưng có một điều
đặc sắc là : tiệc thánh : một bữa ăn gồm có bánh có rượu, dưới sự chủ tọa của
tư tế. Bắt đầu bằng lời chúc tụng. Một việc phụng vụ dành riêng cho các thầy tu
mà thôi, tập viện cũng không được tham dự, và các thầy phải mặc y phục trắng
(như các tư tế).
6:1-7.
Việc chọn nhóm 7 người.
Chú giải :
c.1.
Cộng đoàn quá đông đảo, nên đã xảy ra những điều khó khăn trong “việc phục vụ
thường nhật” – Câu 2 nói đến “giúp việc bàn ăn”.
-
Field, Lake : nghĩ đến “chỗ phán tiền” (chắc không đúng).
-
Thế thì bàn ăn! Nhưng phải hiểu sao.
a)
Hàng ngày có bữa ăn chung, tổ chức cách riêng cho người nghèo. Nhân đó các “phụ
tá” hầu bàn.
b)
Hay phát chẩn tiền bạc, hay hiện vật?
Hoàn
cảnh đương thời có thể Dothái hoặc Hilạp :
Dothái
:
chứng chỉ muộn hơn thời Tân ước, nhưng có lẽ đã thi hành rồi trong thế kỷ I.
Coi Str. Bibllerbeck II, 643tt cho biết : Tế bần cho người trong địa hạt : Ủy
ban 3 người thu tiền bố thí mỗi tuần (gabba’ey sdaqah) và để vào quĩ (quppah)
(khi đi thu chỉ cần 2 người) và đến ngày thứ 6, cả 3 đứng phát cho người nghèo
những gì cần thiết cho 14 bữa (ủy ban khi phát được mang danh : mehallqey
sdaqah). Mọi người trong bang Dothái phải cống hiến vào.
Tế
bần cho khách ngụ nhờ : 3 người khi quyên lương thực trong một cái khay (mâm)
(tamhuy) và ngay sau đó đem phát cho người nghèo (những người không có đủ để ăn
hai bữa). Những người ăn mày từng nhà không được hưởng việc từ thiện này.
So
với Cv6 : Hội thánh có thể phỏng theo tổ chức này (phục vụ thường nhật : quyên
của ăn cho người khách lạ nghèo khó). Vì nhóm “Hi-hóa” có thể gồm nhiều thành
phần nghèo khó ngụ ít lâu tại Yêrusalem. Nhưng văn kiện Dothái không nói đến
việc dùng bữa chung.
Hilạp
:
Ngược lại, năng có việc dùng bữa chung, tiệc ngày giỗ, ngày kị : làm thành
những “ái hữu” đóng góp để đưa đám người trong hội, hay một người giàu có trối
lại món tiền, đặt người quản trị để khi đến những ngày đã định thì con cái, tôi
tớ, nô lệ hội lại “ăn giỗ” kính nhớ hương hồn mình.
Agape
của Hội thánh có khi đã phỏng theo kiểu này (nhớ: các đồ đệ của Epictète cũng
hội lại kính nhớ tôn sư họ).
Nếu
thực là thói tục này, thì đó là một sáng kiến của nhóm tín hữu Hilạp : nghĩa
“bàn ăn” được hiểu theo nghĩa đen. Nhóm 7 đây đứng tổ chức. Nếu trong buổi ăn
cũng cử hành Tiệc ly của Chúa, thì nhóm 7 cũng hầu bàn nữa. Việc tổ chức Agape
thực sự có chứng chỉ nhưng thuộc thời sau.
Như
vậy có thể có 2 giải thích tùy theo thói tục Dothái hay Hilạp.
Hi-hóa và Hipri.
Chung
chung các nhà chú giải hiểu về tiếng nói :
Hipri
: tức là Dothái nói tiếng Aram.
Hi-hóa
: Dothái nói tiếng Hilạp.
Cullmann
(coi : Les manuscrits de la Mer Morte, Colloque de Strasbourg, p.61-74. Secte
de Qumran, Hellénistes des Actes et Quatrième Evangile) ông cho : Hi-hóa của Cv
là những người Dothái đã nhiễm tinh thần Hilạp, tinh thần dung nạp tư tưởng
thói tục Hilạp.
Và
nhân tiện ; việc “phục vụ thường nhật” “bàn ăn” đây còn có thể hiểu theo những bữa
tiệc của Qumrân nữa.
(Về
bữa ăn có tính cách nghi tiết đó : coi
J.T.Milik, Dix ans de
découvertes dans le désert de Juda; p.68-70.
Les Manuscrits de la
mer Morte, p.75-92 (K.G.Kuhn, Repas Cultuel et Cène Chrétienne).
Recherches Bibliques 4, p.184-186).
Đây sự
đụng chạm gần hơn, nhưng cũng gặp một vấn đề tế nhị, làm sao một Giáo hội có
thể tổ chức được như một tu viện Qumrân?
Góa
bụa :
Tại Yêrusalem có nhiều Hội đường Hilạp-hóa (Cv6:9). Giữa họ có nhiều quả phụ.
Dothái các nơi đến lúc tuổi già nhiều khi về lập cư ở Yêrusalem, mong được chôn
cất gần bên thành thánh. Vợ góa của những người đó nhiều khi không bà con thân
thuộc, nên nhất thiết phải trông vào những tổ chức từ thiện. Những tổ chức của
Dothái, một khi đã có sự ghẻ lạnh đối với tín hữu, tất không lo việc ấy nữa.
Vậy cộng đoàn Yêrusalem cũng phải lo đến những tín hữu nghèo khó. Đây việc lại
trầm trọng hơn, vì hình như lại có sự ghẻ lạnh gì nữa giữa anh em người Hipri
và anh em người Hi-hóa.
Câu
2-3 : đề nghị của các tông đồ. Ý của Luca viết các câu này là muốn dạy độc giả
biết : tại sao các ngài không thể lo công việc hầu bàn đó và các ngài đã sửa
chữa những điều không hay thế nào
Việc
chọn những người trợ tá : các tư cách của họ cao lắm: đầy Thần khí và khôn
ngoan (có thể hiểu : ơn huệ Thánh thần, nhưng cũng có lẽ là ám chỉ đến sự từng
trải thực tế), được chứng chỉ tốt (để mọi người tin cậy). Coi việc chọn “giám
thị và trợ tá” 1Tm3:7tt.
Nên
để ý : Luca không hề nói đến diakonos, nhưng dùng diakoneĩn (ía).
Bảy
người :
21:8 muốn trình diện Philip thì nói “thuộc nhóm 7”; như thế “nhóm Bảy” là một
tước. Nên có thể hiểu rõ “bộ bảy” này theo kiểu tổ chức các ban Dothái có “bộ
bảy của thành”, “bảy người hảo hạng trong thành” (các nhân viên đó được gọi là
parnas, parnasim).
Câu
4 : nhấn đến một đặc sắc của chức vụ Tông đồ “cầu nguyện và phục vụ Lời”. Nhưng
nếu so với công việc của Stêfanô và Philip thì cũng không khác mấy tí. Nên phải
nói lời chiếu rạng quan niệm tông đồ thời Luca hơn.
Câu
5. Danh sách bảy người được chọn. Ngoài Stêfanô, Philip ra, chúng ta chỉ biết
rằng Nicôla theo Irênê (Adv Haer.I,26,3) là người lập ra bè “Nicôla” lạc đạo
(Kh2:6 15) (Tertullianus, Epiphanius cũng thế). Nhưng có lẽ đó chỉ là vì trùng
tên thôi. Về Nicôla, nói rõ là tòng giáo, và như vậy giả thiết rằng các người
kia là Dothái chính tông.
Câu
6 : lần đầu nói đến một cử chỉ truyền chức. Đặt tay lên đầu là tượng trưng cho
việc trao nhiệm vụ, chức vụ (đã có nói đến cử chỉ rồi trong Cựu ước :
Ds27:18-23 Tl34:9). Cử chỉ đó nên một nghi thức truyền chức các rabbi tại
Falệtin (coi là smikah).
Câu
7 : là chuyển đề để nối với trình thuật sau. Kiệu nói thường của Luca đến cắm
chặng việc tiến của Hội thánh. Nhưng có một chi tiết cụ thể : có lắm tư tế cũng
trở lại. Theo Jerêmias, thì thời Chúa Yêsu, có chừng 18.000 tư tế và Lêvit : 8
ngàn tư tế, 1 vạn Lêvit. Lợi tức của họ quá ít, nên 10 hay 11 tháng trong năm
(vì không phải phục vụ tại Đền thờ) họ phải làm một nghề gì để sinh sống.
Bình luận :
Theo
kiểu trình thuật chúng ta có tất cả
những yếu tố một chức thánh, vì thế thường gọi nhóm bảy là : những phó tế tiên
khởi. Đó là giải thích thông thường từ thời các Giáo phụ.
Nhưng
:
1)
Khó nhận ra liên lạc giữa việc lủng củng vụ các bà góa với việc thiết lập phó
tế. Qui chế mới này có tầm quan trọng hơn nhiều. Nên phải nói, trước kia đã có
“diakonoi” không? Ai lo việc phục vụ thường nhật để đến đỗi xảy ra sự kêu
trách. Theo c.2 thì không phải các tông đồ. Nếu thế thì đã có “diakonoi” người
Hipri, văn bản không nói đến – vả lại trình thuật cho ta cảm tưởng đây là những
diakonoi tiên khởi.
Đàng
khác 7 người được chọn : tên Hilạp cả. Dĩ nhiên Dothái Hipri cũng có thể mang
tên Hilạp. Nhưng đây người đọc phải nghĩ đến Hi-hóa. Nếu Hi-hóa được chọn cả
thì lại không phải là chênh lệch sao? Nếu có diakonoi thì dễ hiểu hơn : để tái
lập quân bình. Nhưng... coi trên.
2)
Theo trình thuật : bộ 7 có nhiệm vụ vật chất. Nhưng Stêfanô, Philip thì cốt yếu
lại là : giảng dạy, tranh luận (21:8 Philip : Evangelistès). Các tư cách phải
có dễ hiểu hơn về một chức vụ tôn giáo thiêng liêng hơn là vật chất (vì nếu
giúp bàn thì cần gì phải khôn ngoan).
3)
Việc phân biệt chức vụ tông đồ (cầu nguyện, giảng dạy) và bộ bảy không hạp với
thời tiên khởi, nhưng đúng hơn với tình hình Hội thánh thời Luca. Các bà góa
cũng gợi đến tổ chức thấy trong 1Tm5.
Do
những khó khăn này nên đã có những giải thích cực đoan : Giáo hội
Yêrusalem không phải là một mà là hai, một bên các Tông đồ làm đầu, một bên
nhóm 7. Có người nói đến li khai (Wellhausen, C.Baur) – hoặc có sự thỏa thuận
kết giao giữa 2 nhóm (Bauernfeind) hoặc Luca bịa ra để trình bày việc “2 nhóm”
này (Loisy). Gaechter : nhóm 7 toàn quyền lo mục vụ cho nhóm Hi-hóa; còn cho
nhóm Hipri, các Tông đồ sẽ đặt “kỳ cựu” (11:30).
Những
nhận xét :
9:31
8:1 nói đến cấm cách chung cả Giáo hội.
Nhưng
11:19tt có những người phải tẩu thoát phải lánh xa; 8:1 lại thêm mọi người đều
phải tản mác, nhưng trừ các tông đồ. Ngược với 12:1tt muốn phá Hội thánh, người
ta bắt những người làm đầu trước hết.
Vậy
cấm cách lần này đụng chạm đến nhóm của Stêfanô. Và khi xảy ra bắt bớ, Hội
thánh Yêrusalem có 2 nhóm, người ngoài cũng nhận ra được, 2 nhóm mà Luca gọi là
Hipri và Hi-hóa. Thành phần nhóm Hi-hóa thế nào có thể dựa vào 6:9 để hiểu :
đối thủ của Stêfanô : những người thuộc các Hội đường Dothái kiều cả, không
phải Dothái sinh trưởng tại Falệtin. 11:20 trong những người thuộc nhóm của
Stêfanô lại cũng có người thuộc xứ Kyrênê, nghĩa là đồng quê với một phần đối
thủ của Stêfanô (ở 6:9).
Vậy
có lý mà hiểu rằng : biến cố xảy ra trong hàng ngũ Dothái kiều mà Luca gọi là
Hellenistae : Hi-hóa. Stêfanô cùng các bạn đều thuộc hạng Dothái này. Stêfanô
cùng các bạn đã cố gắng giảng đạo thuyết phục những người thuộc các hội đường
xưa kia họ đã từng lai vãng trước khi thành tín hữu Kitô giáo. Một điều giống
như Phaolô : 9:29t. Vậy việc bổ nhiệm nhóm bảy này là việc tổ chức Giáo hội
Hi-hóa.
Vậy
phải phân biệt điều Luca muốn cho thấy trong trình thuật và công việc bình luận
về ký ức còn giữ lại. Luca đang dọn vào sự nghiệp của Stêfanô : đây cho thấy
công việc công khai của ngài bắt đầu thế nào trong cộng đoàn. Mà trong ký ức
Luca thâu nhận được đây là lần đầu có những “diakonoi” xuất hiện, mà diakonoi
như Luca biết được lại là diakonoi : phó tế trong những buổi hội phụng vụ dùng
Agape, nên Luca đã bớt tính cách đặc sắc của nố đặc biệt Hi-hóa mà chú trọng
đến qui chế chung hơn của Hội thánh thời sau, và coi đây như sự thành lập chức
phó tế trong Hội thánh.
Bởi
coi nhóm 7 như phó tế tiên khởi nên đã có cái khó khăn 1); giảm bớt công việc
mục vụ của nhóm 7, nên có cái khó khăn 2); nhấn vào sự phân biệt quyền chức,
nhất là nhân dịp Agape, nên có khó khăn 3).
Còn
những ký ức tiên khởi muốn nói gì, theo bình luận chứng chỉ như trên kia, chúng
ta có thể rút ít điều này :
-
Ngay trong cộng đoàn Yêrusalem, đã có những người nói tiếng Hilạp – có những
người chỉ biết tiếng Aram mà thôi, mà cũng có những người chỉ nói tiếng Hilạp.
Giữa 2 cực đoan đó có những người nói được là biết 2 thứ tiếng, nhiều ít tùy
nghi. Việc học tiếng Hilạp chung thì hình như người ta không ưa, nhưng luật trừ
lại rất nhiều (coi Bonsirven, Textes rabbiniques, No.497 652 637). Tại cộng
đoàn Yêrusalem, coi Huxby – Léon-Dufour : L’Evangile et les évangiles 54-58.
Trong
số những người theo Chúa lúc sinh thời, lắm người cũng đã biết tiếng Hilạp. Họ
cũng đã là chứng nhân, và họ cũng truyền giáo. Vậy khi những người chỉ biết tiếng
Hilạp trở lại, thì công việc giảng dạy cho họ phải cho những người thạo tiếng
Hilạp hơn các tông đồ. Cộng đoàn không chia rẽ cũng phải phân nhóm : một nhóm
Hipri (tất nhiên là ở ngay dưới sự chi phối trực tiếp của nhóm 12), một nhóm
Hi-hóa (dĩ nhiên ở dưới những người hiểu tiếng họ hơn, do các Tông đồ ủy thác
cho việc giảng dạy, điều khiển). Tổ chức thế nào? Bộ 7 làm ta nghĩ liền đến
cách tổ chức vốn đã có rồi giữa các bang Dothái. Tất nhiên tổ chức đó còn sơ
sài, hạp theo hiện tình của cộng đoàn. Những người này có phận sự của tiếng
diakonos theo nghĩa thường của người đương thời : người giúp đáp, giúp việc,
trợ tá cho các tông đồ. Đàng khác 6:9 cho ta thấy nơi họ hoạt động là các Hội
đường, mà tổ chức Hội đường đã có hazzan : một thứ quản giáo, vừa làm từ ngữ
hội đường, vừa điều khiển phụng vụ hội đường, vừa có quyền tài phán những vụ
nho nhỏ, lại vừa lo giảng dạy, ít là đối với hạng trẻ (theo Klausner, Kraus).
Thường thường có hai người.
-
Đến khuynh hướng của nhóm 7 thế nào, chúng ta biết là nhờ ít chi tiết trong
diễn từ Stêfanô. Và do đó chúng ta thử nhìn lại hiện tình của đạo Dothái đương
thời. Khi đó thì ta phải châm chước cho hình ảnh nhất khối ta thường có về toàn
dân hướng về Đền thờ Yêrusalem. Thái độ chung : tôn giáo, theo ý thức chung và
công khai, là phụng thờ Thiên Chúa bằng tế lễ nơi Đền thờ độc nhất. Hội đường
chỉ là nơi hội họp chung cho địa phương nào xa. Nhưng một đạo chính truyền có
một tín điều nhất khối hình như không có: có nhiều điều khác nhau giữa bè Sađóc
và Biệt phái, bây giờ ta lại có nhóm Qumrân nhất định không lui tới Đền thờ,
chỉ giữ phụng vụ hội đường mà thôi. Xét thế thì rất có thể rằng khuynh hướng
của nhóm Hi-hóa có lẽ theo nhóm cuối cùng này, và trung tín với thái độ của
Chúa Yêsu đối với Lề luật.
-
Thế thì ngoài việc phân biệt về tiếng nói, còn có sự phân biệt về khuynh hướng.
Khuynh hướng Hi-hóa tất không được cộng đoàn Hipri chấp nhận (họ rất sốt sắng
lai vãng Đền thờ). Và từ chỗ ghẻ lạnh về khuynh hướng đó, có thể đến chỗ kỳ thị
về việc từ thiện, làm cho các bà góa Hi-hóa bị rẻ rúng. Bây giờ nếu nhóm Hi-hóa
tự động tổ chức lấy việc tế bần trong nhóm của họ, thì nhóm Hipri cũng không
muốn gì hơn nữa, và như thế các Tông đồ để cho nhóm Hi-hóa tổ chức lấy cả về
việc giảng dạy truyền giáo, cả về việc từ thiện. Điều đó hiểu được và cũng cho
hiểu được tại sao nhóm Hipri lại không bị bắt bớ. Sự thù dị ngay giữa cộng đoàn
tiên khởi đó, ta không nên lấy làm lạ và phải thẩm định một cách phải chăng. Lý
tưởng cộng đoàn tiên khởi của Luca là “đồng tâm nhất trí, là nên một cùng nhau,
là mọi sự đều là của chung”. Thế mà lại có sự lủng củng như 6:1, và Luca đã giữ
lại, nghịch với bức họa đẹp đẽ từ trước đến giờ, thì đó là một điểm son cho
tinh thần quí chuộng sự thật của Luca.
Bây
giờ nếu ta xét về ảnh hưởng xã hội học của tiếng nói, thì ta còn phải nhận rằng
với việc nói tiếng khác, thì lại còn có văn hóa, phản ứng, cởi mở hay cự tuyệt
đối với thế giới bên ngoài mình đã đụng chạm. Đằng sau những sự ghẻ lạnh bên
ngoài (như việc từ thiện) còn có bất đồng quan điểm về tương lai Kitô giáo (quan
điểm Yêrusalem coi Cv 11:1 3 15:1-5 21:20-24, và truyền thống về Yacôbê). Quan
điểm Hi-hóa chúng ta sẽ thấy nơi Stêfanô, nơi Philip (8:4) và các kẻ khác
11:19tt. Và sau cùng Phaolô sẽ xuất thân tự nhóm họ.
BIÊN SOẠN 2
Với
sự việc xuất hiện của những người mà Công vụ gọi là Hellenistae, Hội thánh đã
đặt thấu một chỗ ngoặt trong lịch sử. Từ trước đến bây giờ chúng ta có thể quan
niệm chung chung cộng đoàn tiên khởi như “Một nhóm người cùng chung lòng tin
tưởng vào Yêsu” như Mêsia và trông đợi cuộc tái lâm của Người và đã sống, cách
riêng tại Yêrusalem, một đời sống yên thấm, đạo đức theo nghĩa Dothái. Đời sống
họ thuộc hạng bình dân nghèo khó, không có gì đặc sắc, phi trừ một xác tín thẳm
sâu và hứng khởi. Nhưng phải thú nhận là trình thuật của Công vụ đã quá đơn
giản hóa (mọi sự đều tập trung tại Yêrusalem – một cách đột ngột đoạn thứ 9 nói
đã có tín hữu tại Damas! – và còn Galilê, quê của các Tông đồ?); Nhưng cũng
phải nhớ rằng Luca không có bao nhiêu nguồn tin về những năm đầu, và cố khai
thác ít chi tiết còn lưu lại. Bây giờ đột ngột xuất hiện một nhóm người mệnh
danh là Hellenistae (nghĩa khó xác định), có tính cách tiền phong và hoạt động
ráo riết, tương lai Hội thánh phần lớn đã được đánh dấu bới sự hiện diện của
những người này.
I. VIỆC CHỌN BẢY NGƯỜI TÁ VIÊN (6:1-7)
1/ Cộng
đoàn tăng thêm người, thì trắc trở gay go cũng xuất hiện Luca không nói lỗi tại
ai. Nhưng đã có hai nhóm người trong Cộng đoàn “Hebraei và Hellenistae”. Muốn
có một ý tưởng thì nên nhớ rằng tại Yêrusalem có nhiều người Dothái sinh ở
ngoại quốc đã về ở tại đó. Họ có nhiều Hội đường. Chắc rằng Kitô giáo đã chinh
phục nhiều người trong nhóm họ. Có lẽ số những bà góa Dothái hồi hương đó khá
lớn. Vì nhiều người Dothái đạo đức về già đã về lại Yêrusalem và lưu lại đó để
được chôn cất nơi thành thánh. Vợ góa của các người đó vì không có bà con trong
xứ nên tất nhiên cần phải được một cơ quan công khai nào trợ cấp. Hình như các
tín hữu cũng đã tổ chức một cơ quan tương tợ Dothái. Đó là một điều cần thiết
khi họ không còn mong cơ quan tế bần của Dothái đoái hoài đến họ. Điều đó giả
thiết một thời gian phát triển tồi và giữa cộng đoàn tín hữu và người Dothái đã
có những sự ghẻ lạnh.
Hebraei – Hellenistae
Chung
chung các nhà chú giải hiểu : Hebraei : Dothái nói tiếng Aram – Hellenistae :
Dothái nói tiếng Hilạp.
Chứng :
Yoan Kim khẩu đã nghĩ như thế, Philô có lần viết: như Hebraei nói là Phanuel,
còn như chúng tôi thì nói “apostrophê Theou” : như thế là phân biệt giữa
Hebraei và “chúng tôi”, những người Dothái nói tiếng Hilạp. Nhưng phải nhớ là chứng
chỉ văn kiện hiếm hoi (vì việc đối chọi như thế họa hoằn mới có trong văn
chương).
Cadbury :
Hellenistae là những người ngoại trở lại. Nhưng khó nhận lắm : trong 7 người có
1 người tòng giáo thì được nói rõ ra như thế là giả thiết các người khác là Dothái
– Làm sao những người ngoại trở lại đạo Chúa Kitô lại đi tranh luận trong những
Hội đường của Dothái kiều?
Cullmann :
Hellenistae trong Công vụ là những người Dothái có khuynh hướng hỗn hợp về tôn
giáo. Thuyết muốn tằng vào các văn kiện Qumrân – nhưng chứng không vững mấy. Ít
ra không cắt nghĩa được tại sao Luca đối chọi Hebraei và Hellenistae.
2/ 12 Tông
đồ cho triệu tập đại hội, đề nghị để cộng đoàn định đoạt. Non est aequum (non
est phacitum) : chỉ một điều không phải (chiếu theo ý Thiên Chúa). Không phải
nói về quá khứ : như thể các Tông đồ phàn nàn vì đã quá lo việc “ministrare” để
đến nhãng bỏ việc giảng dạy. Nhưng phải hơn là để cắt nghĩa tại sao các tông đồ
không thể tự họ đảm nhiệm công việc “ministrare mensis”. Nhưng lời này cho thấy
sao các Tông đồ không thể lĩnh lấy nhiệm vụ từ thiện kia được.
3/ Câu này
hình như theo mẫu Dân số thư 27:16tt. Những điều kiện nêu ra nhắc đến những yêu
sách của 1Tim 3:7tt về các Episcopoi và diakonoi. Nhưng Luca tránh tiếng
diakinos ở đây (tuy có nói đến “minisiterium”, ministrare. Độc giả sẽ hiểu ngay
về diakonoi trong Hội thánh. Cả ủy ban được mệnh danh “Bảy” (người) (coi 21:8),
có lẽ phỏng theo Tổ chức Dothái : ban đứng đầu cộng đoàn Dothái địa phương gồm
có 7 người).
Considerate...
constituamus : cộng đoàn được tuyển lựa, nhưng các Tông đồ phong chức,
Luca tả cảnh theo kiểu cách cộng đoàn thời ngài.
4/ Các
Tông đồ thì chuyên cầu nguyện và giảng dạy. Luca muốn chúng ta hiểu rằng các
Tông đồ là những người cầu nguyện chuyên môn và nhờ đó mà cộng đoàn được mọi ơn
ích.
5/ Tuyển
lựa 7 Hellenistae.
Plenum
fide :
có lẽ nói đến lòng tin mạnh làm phép lạ (2Cor 13:2b).
Hicolaxus : từ
Irênê, Nicolaos này được coi như người sáng lập bè Nicolaitae. Nhưng có lẽ chỉ
vì trùng tên. Chỉ có ông này là “proselytus” (tòng giáo), nên phải kết luận các
kẻ khác là Dothái.
6/ Việc
đặt tay để phong chức, có lẽ cộng đoàn đã phỏng theo kiểu của Dothái (Dst
27:18-23 (trên Giosua), 8:10 (Lêvít). Tượng trưng cho việc chuyển phép hay
quyền để đảm được nhiệm vụ – và đây thành dấu chỉ ban ơn.
7/ Verbum
Domini được nhân cách hóa. Tiếng đó đã nên như “Đạo Chúa Kitô”. Turba
sacerdotum : một chi tiết cụ thể đáng để ý. Theo J.Jeremias tính thì thời
đó có chừng 10.000 Lêvít – và chừng 8.000 tư tế. Lợi tức của họ không là bao.
Nên thời rảnh việc tế tự (chừng 10 hay 11 tháng) họ phải làm một nghề gì. Giữa
hàng tư tế thường và hàng đại tư tế sự chênh lệch quá xa. Theo Josephus thì có
những đại tư tế sai đầy tớ của họ tới sân lúa của tư tế mà thu thuế thập phân –
và có khi có những tư tế thiếu thốn đến chết đói. Vì thế giữa tư tế và đại tư
tế có sự căng thẳng quá rõ.
Bình luận.
1/ Việc
tuyển lựa bộ-bảy trong mạch lạc của Công vụ : Luca chỉ
muốn cắt nghĩa về thân thế Stêfanô (dẫn vào truyện tử đạo): địa vị của Stêfanô
bắt đầu làm sao. Cộng đoàn tăng số bởi đó có sự bất hòa giữa nhóm “Hilạp hóa”
(Hellenistae) và nhóm “Hibá”. Duyên do vì những bà góa thuộc Hilạp hóa không
được săn sóc chu đáo. Các tông đồ mải miết với kinh nguyện và giảng dạy không
thể nào nhận thêm công việc đó nữa, nên dạy cộng đoàn tuyển lựa 7 người để lo
công việc vật chất đó. Trong số 7 người đó, Stêfanô của chúng ta là người trổi
trang nhất.
2/
Ministerium quotidianum, Ministrare mensis.
Trong văn
bản nói đến “bàn” : bàn đây đúng hơn phải hiểu về bàn ăn. Nhưng thực sự ám chỉ
về việc gì?
a/ Những bữa ăn chung mỗi ngày? Hay những bữa
ăn dọn riêng cho những người nghèo khó, và trong đó các “tá viên” đây giúp?
b/ hay là những phát chẩn (tiền hay hiện
vật), để những người nghèo tự lo liệu lấy? Có thể đối chiếu với tục lệ khác :
Kiểu
Dothái,
chứng chỉ trong các sách rabbi, có lẽ đã áp dụng rồi vào thế kỷ I : có 2 cách
tế bần :
i) các
người nghèo khó địa phương thì cứ mỗi tuần (thường là thứ 6) được lĩnh một số
tiền đủ cho 14 bữa ăn. Tiền đó đã do hai người đi quyên nơi những người trong
xứ và bỏ vào một quĩ (gọi là quppâh).
ii) Những
người nghèo ở xa đến tạm dừng lại thì mỗi ngày được phát chẩn vật thực. Vật
thực đó cũng do 3 người từ thiện đi quyên trong các gia đình bằng một cái mâm
(tamhuy).
Những
người ăn mày không được hưởng những trợ cấp này (ngoài ra còn có quĩ riêng cung
cấp áo sống cho người nghèo, người trong địa hạt, cũng như người xa đến. Đàng
khác trong Hội đường cũng như nơi đền thờ có hòm tiền để thu những của dâng
cúng).
Có thể
hiểu Công vụ theo tổ chức Dothái này. Nhưng không hoàn toàn đúng với một kiểu
nào trong hai kiểu trên này.
Văn kiện
các rabbi không nghĩ đến bữa ăn chung. Người nghèo lĩnh đồ phát chẩn và tự liệu
lấy. Phải nói rằng người Dothái chung ra không có thói bày những bữa ăn chung
như thế, trừ ra nhóm Qumrân, và tiệc lễ Paskha.
Kiểu
Hilạp
Trong thế
giới La-Hi thì những bữa tiệc, nhất là tiệc ngày giỗ, là một điều thường
thấy.Người ta tổ chức hội đoàn, trong đó mỗi người góp phần để cứ hành việc
tiệc giỗ, hay là để làm ma chay cho người trong hội, - có khi một người giàu có
trối lại món tiền để đến ngày nào đó thì con cái, tôi tớ, nô lệ tề tựu lại để
cử hành tiệc giỗ để nhớ đến họ. Người ta đã đem so sánh các bữa ăn đó với những
bữa “agapai” trong Hội thánh. Và thực sự thì rất có thể là những tín hữu Hilạp
vẫn giữ thói tục của thế giới La-hi khi chịu đạo và đã tựu họp để kính nhớ Chúa
Yêsu, cũng như những môn đệ của Epictetos đã làm để nhớ tôn sư họ. Và nếu thế
thì nhóm tín hữu Hilạp-hóa này đã nhập cảng vào Hội thánh một thói tục mới. Và
như thế thì có thể cho tiếng “bàn” (mensae) trong trình thuật một nghĩa đầy đủ
hơn, 7 người được chọn đây có thể là những người đứng tổ chức không nhất thiết
phải đứng hầu bàn. Mà nếu như trong những bữa ăn đó lại có cử hành
“Eucharistia”, thì các “người được chọn” này đứng đầu bàn, nghĩa là phụ giúp
vào “Eucharistia”. Tục lệ này có chứng chỉ về thời sau.
Tóm lại có
thể hiểu hai cách tùy theo người ta quan niệm tổ chức Hội thánh theo kiểu từ
thiện Dothái – hay tiệc thế giới La-hi. Nếu theo Dothái thì “ministrare mensis”
chỉ trông việc quản lý của cải vật chất. Còn nếu theo kiểu Hilạp thì
“ministrare mensis” có nghĩa xác đáng hơn : “bàn” hoặc là chỉ những bữa ăn tổ
chức cho người nghèo cách riêng, nhất là cho người góa bụa – hoặc chỉ “agapai”
trong đó có cử hành “Eucharistia”. Những tá viên được chọn đã được phong chức
thực sự : trong đó có mọi yếu tố của một việc công khai : tín hữu tuyển lựa
(chứ không bắt thăm) – các tông đồ phong chức (cầu ngyện và đặt tay). Và như
thế là có một chức thánh mới. Các giáo phụ thường đã hiểu như thế. Nhưng Yoan
Kim khẩu dụ dựa. Và quả thực thì Luca không hề dùng trong truyện tước
“diakonoi”. Vậy thì ít ra là giai đoạn tiên khởi cho chức thánh “phó tế” sau
này. Giải quyết như vậy bằng vào trình thuật Công vụ như một báo cáo hoàn toàn
khách quan, hoàn toàn đúng theo sự thực.
3/
Bình luận văn chương và lịch sử
Những khó
khăn chính gây nên bởi trình thuật :
a/ Không liên lạc rõ ràng giữa việc xảy ra về
các bà góa và việc thiết lập các “tá viên”. Tổ chức mới này không chỉ nguyên vì
chuyện bất mãn kia mà phát sinh ra, và đàng khác lại có tầm quan trọng hơn cái
khuyết điểm khơi ngòi. Vì có thể hỏi :
- Thế thì trước kia chưa có “tá viên” sao. Ai
lo trước kia “ministerium quotidianum”. Hình như không phải các Tông đồ chiếu
theo câu 2. Vậy thì là các “tá viên” Hi-bá. Nhưng văn bản không có một ám chỉ
(trừ D (codes Bezae) có thêm : in ministerio Hebraeorum”). Nhưng trình thuật
của Luca thì hình như đây là lần đầu mà những người “tá viên” xuất hiện.
- Nếu việc tuyển lựa này là lần đầu, và nhân
vì việc bất mãn trong việc quản lý vật chất, thì lại có điều khó khăn khác nảy
ra : những người được chọn đều mang tên Hilạp – Điều đó có khi Dothái sinh
trưởng tại Falệtin cũng làm thực – nhưng đây tự nhiên là hiểu về nhóm
Hilạp-hóa. Việc tuyển lựa như thế sẽ lật hẳn cán cân : Người Hi-bá từ nay có
thể kêu ca là mình bị thiệt thòi.
b/ Theo trình thuật, thì bộ-bảy này chỉ có
một nhiệm vụ vật chất : Hầu bàn (nghĩa rộng nào đó). Nhưng đọc thêm Công vụ thì
người ta thấy họ đảm đương một vai trò khác hẳn : trước tiên là thiêng liêng : Stêfanô
giảng và tranh luận, Philip giảng và rửa tội. Cv 21:8 : Philip được gọi là
Evangelista. Và ngay trong trình thuật, những điều kiện để được tuyển lựa vượt
quá trách nhiệm “hầu bàn” nhiều, chỉ tương xứng với một công tác thiêng liêng
(c.3). Như thế là có các trắc trở thứ hai : vai trò của bộ bảy không hòa hợp
theo các đoạn Công vụ.
c/ Phân chia trách nhiệm giữa bộ bảy (như
diakonoi) và 12 Tông đồ cách rõ rệt như vậy không hợp thời vào lúc sơ khai này
– dể hiểu về tình trạng thời Luca : giữa các episkopoi và các diakonoi. Nhất là
nếu nhận giải thích ministrare mensis như là tiệc Eucharistia trong đó công tác
của chức dịch được phân chia rạch ròi : người chủ sự cầu kinh và giảng dạy, còn
các diakonoi phân chia các thức ăn của Agapai cùng Thánh Thể. Và nếu hiểu rõ bộ
bảy như diakonoi, thì những bà góa đây cũng nhắc đến một qui chế giáo hội về
thời sau như thấy trong 1Tim5.
Giải thích
của các nhà bình luận.
Đứng trước
những cái ngang ngang như thế, người ta đã kiếm cách giải thích :
Wendt :
lấy làm lạ là cộng đoàn còn quá nhỏ (có thể tựu hội nơi một chỗ) và lại có
người nghèo (thế thì chung của cải thế nào?).
Preuschen
: 7 người đây lo phần thiêng liêng cho Tòng giáo cũng như 12 tông đồ lo cho
Dothái chính cống.
Wellhausen
: Bộ bảy đây là hàng lĩnh đạo Hilạp-hóa. Trong Hội thánh đã có ly giáo khơi
ngòi.
Loisy :
việc tuyển lựa 7 người đây nghĩa là nhóm Hilạp-hóa được tổ chức; việc tách biệt
làm hai nhóm chưa hẳn là ly giáo.
Lake : thí
nghiệm cộng sản trong đ.4 thất bại, vì dân chúng nổi dậy chống những người quản
lý, hoặc giết chết hoặc đuổi họ đi.
Beyer : đã
hẳn có hai nhóm, nhưng họ đã hợp một : 12 Tông đồ công nhận bộ bảy và tìm cách
đặt họ dưới quyền mình.
Bauernfeind
: 12 tông đồ trao phú công cuộc từ thiện của cả cộng đoàn cho những thủ lĩnh
Hilạp-hóa; nhưng hai nhóm không đúc thành một được – vì sau này chỉ có nhóm
Hilạp hóa bị bắt bớ.
Gaechter :
Các tông đồ ban cho 7 người đầy đủ quyền chức để lo săn sóc nhóm Hilạp hóa về
thiêng liêng. Và một trật hay ít lâu sau cũng thiết lập “bộ bảy” khác cho Hibá
với những trách nhiệm như bộ bảy nói đây. Bộ bảy Hibá khi thành phần Hilạp hóa
phải trốn đi thì đã thành “seniores” (presbyteroi) (11:30 15:6 21:19), một ủy
ban có Jacobus, thân thích Chúa Yêsu cầm đầu. Các Tông đồ đã ban cho cả hai “bộ
bảy” chức quyền thiêng liêng như chính các Tông đồ có (như thế là những Giám
mục), nhưng các tông đồ còn dành riêng việc đặt tay (thêm sức) (chiếu theo Cv
8:14tt về nố Philip). Khi bộ bảy Hilạp hóa rời Yêrusalem thì giới hạn kia cũng
được cất nốt.
Giải quyết.
Luca đã xử
dụng một truyền thống cựu trào (nhiều tác giả cho là một văn kiện Antiokia) nói
đến nhóm Hilạp hóa chứ không bàn đến chung cả Giáo hội Yêrusalem. Nên phải hơn
thì hãy hiểu là tất cả biến cố diễn ra tại trụ sở Hilạp hóa. Luca không thuật
lại điều xảy ra trong nhóm Hi-bá. Có thể rằng nhóm đó đã có những tá viên rồi.
Nhưng Luca thuật như thể đây là lần đầu tổ chức mới xuất hiện. Ấy là vì Luca xử
dụng biến sự này không chiếu theo một phương diện riêng biệt của nhóm nào nhưng
là chiếu theo quan điểm sử gia thời sơ khai của Hội thánh, và quan điểm văn sĩ
châm chước sao để nhân vật chính trong truyện truyền giáo được nổi bật lên :
Phaolô. Vì thế Luca để lu mờ vai trò lĩnh đạo của “bộ bảy” đây (kẻo lấn át mất
tư tưởng : vào thời đó chỉ có 12 tông đồ hoạt động thiêng liêng – và kẻo giảm
sáng kiến truyền giáo của Phaolô sau này): trong Hội thánh thời sau có một qui
chế quan trọng? Các diakonoi, Luca chụp cơ hội vào một địa vị nào đó mà độc giả
hiểu được. Tóm lại thì Luca coi “bộ bảy” đây là những “diakonoi” tiên khởi, bởi
đó cái khó khăn thứ nhất nói trên (3.a/).Luca làm lu mờ vai trò giảng dạy, lĩnh
đạo thiêng liêng của bộ bảy đi, vì thế có khó khăn thứ hai (3.b/). Rồi Luca
nhấn mạnh vào trách nhiệm vật chất, và có lẽ tác dụng của các diakonoi trong
các “agapai” thời sau, bởi đó có khó khăn thứ ba (3.c/). Rồi quan điểm đại đồng
hóa của tác giả làm nảy ra những điều ngang ngang khi đọc các chương khác. Cv
8:1. Cả cộng đoàn tín hữu bị bắt bớ (nhưng lạ là trừ ra các Tông đồ) và bị phân
tán. Thế mà 9:31 chúng ta lại thấy cộng đoàn vẫn an toàn một nơi; rồi 11:19tt
các kẻ bị phân tán vẫn đi lại yên ổn trong xứ. Như thế là không phải cả cộng
đoàn bị bắt bớ (chẳng vậy thì những kẻ cầm đầu, các tông đồ, sẽ bị bắt trước
tiên), mà chỉ có một nhóm : dothái kiều tại Yêrusalem (Hilạp hóa tức là Dothái
kiều về ngụ tại Yêrusalem), cũng tương tợ như Phaolô 9:29t về Yêrusalem thì
giảng tại hội đường của Hilạp hóa, thì Stêfanô... cũng giảng cho Hilạp hóa.
Phaolô giảng cho những người chắc là đồng hương với mình chiếu theo Cv 6:9 thì
tại Yêrusalem có nhóm người thuộc Xilixia, quê của Phaolô, Hilạp hóa như thế là
Dothái kiều nói tiếng Hilạp. Bộ bảy và cách riêng Stêfanô giảng và tranh luận
trong Hội đường của nhóm người đồng hương xưa, và thành công lớn. Và bởi đó có
bắt bớ. Tại sao? Chắc không chỉ vì giảng Chúa Yêsu là Mêsia (Yacôbê tin và
giảng như thế mãi cho đến năm 60), chắc cũng không phải vì đã rửa tội cho người
ngoại, nhưng chiếu theo 6:14 thì phải hiểu là trong lời giảng dạy của họ đã có
cái gì mà Dothái không thể chịu được : sự tự do đối với lề luật Môsê (và như
thế thái độ Hilạp hóa tiếp xúc trực tiếp với đạo lý của Chúa Yêsu. Mc2:27
7:15).
Kiểu giảng
này không phải chỉ chướng tai người Dothái, mà có khi không ưa bụng bao nhiêu
với chính hữu “Hi-bá”. Và như thế trong cộng đoàn cũng đã có sự ghẻ lạnh. Sự
ghẻ lạnh đó có lẽ đã tỏ bày ra bên ngoài (thí dụ nhân dịp từ thiện, săn sóc cô
nhi quả phụ, người Hi-bá cố ý làm lơ đi) – vì thực sự người ngoài cộng đoàn
cũng dòm thấu được để họ có thể phân tách nhóm người quá khích trong Cộng đoàn
ra khỏi những người khác : cuộc bắt bớ cho thấy giữa Cộng đoàn có sự lủng củng.
Sự lủng củng ngoài mặt, như việc xảy ra cho những người góa bụa đây chỉ là dấu
hiệu, sự xung khắc thâm hơn ấy chính là quan niệm về tương lai Hội thánh: bảo
thủ Lề luật hay là khuynh hướng phổ cập, vượt quá Lề luật, tự do với Lề luật và
qui cũ tôn giáo cũ.
Còn người
lạc Cộng đoàn Hi-bá vẫn theo lề lối Dothái cũ, cứ tiếp tục hành lễ nơi Đền thờ,
giữ trọn Lề luật (coi phản ảnh của tinh thần đó 11:1-3 15:1-5 21:20-24). Hilạp
hóa đối lại có khuynh hướng khoáng đạt, thoát ly với những khuông khổ chật hẹp
của đạo Dothái và hiên ngang đem Tin lành đi phương xa. Khuynh hướng đó được
biểu lộ nơi Stêfanô, nơi Philip. Stêfanô có lẽ là phát ngôn nhân cho khuynh
hướng này. Lần đầu tiên Kitô giáo đặt lại vấn đề về việc tế tự nơi Đền thờ, về
giá trị Luật Môsê. Vì thế ngài phải chết, và nhóm Hilạp hóa bị phân tán, trục
xuất khỏi Yêrusalem – Còn các tông đồ (và dĩ nhiên là cả nhóm Hi-bá) vẫn yên
hàn sống tại Yêrusalem (8:1), cộng đoàn Hi-bá vẫn sống động (8:14 9:31
11:2-22), nhưng đó là sống gượng, để chờ chiến tranh năm 70 mới chạy trốn. Sau
chiến tranh đó, nhóm Hi-bá có lẽ sáp nhập hoàn toàn với Hội thánh dân ngoại hay
là biến thành lạc đạo, vì cứ trì trì trong thần học Cựu trào, Chúa Yêsu chỉ là
Mêsia nhân lại và biến thành bè Ebionit. Còn chính nhóm Hilạp hóa sẽ đem Tin
lành ra ngoài Falệtin (8:4 11? 19tt). Phaolô phát xuất tự nhóm này. Không phải
là giảm giá trị của Phaolô khi ta nói rằng tinh thần phổ cập đại đồng của
Phaolô một phần lớn đã nhờ vào nhóm tín hữu Antiokia, nơi mà Phaolô tập sự
truyền giáo. Có lẽ Luca muốn làm nổi bật sáng kiến cả vai chính trong Công vụ,
nên đã giảm bớt phần nào tính cách khởi sáng của “bộ bảy” nghĩa là nhóm Hilạp
hóa, và dành tất cả sáng kiến truyền giáo Dân ngoại cho Phaolô.
Trong một
nhóm có tinh thần cách mạng như thế đối với đạo Dothái, thì dễ hiểu là bộ bảy
đây là nhóm thủ lĩnh, cáng đáng một vai trò lớn hơn nhiều vai trò tá viên của
các tông đồ trong công việc quản lý vật chất. Hình như đối với nhóm Hellenistae
họ có vai trò tương đương như 12 Tông đồ đối với nhóm Hi-bá. Có lẽ họ có quyền
chưa đủ để điều khiển các phiên họp, cử hành Eucharistia. Đó là một điều dể
hiểu, giữa nhóm người hầu như chỉ biết tiếng Hilạp. Kinh thánh cũng đọc bằng
tiếng Hilạp, thì chắc là các Tông đồ không thể không ký thác công việc giảng
dạy, điều khiển cho những người cùng tiếng với nhóm đó. Trình thuật không cho
phép coi bộ bảy như tự lập, hay chống đối với 12 Tông đồ. Phải hơn là hiểu họ
như tùy thuộc các Tông đồ, chịu lấy chức quyền bởi các Tông đồ. Nhưn cũng đừng
hiểu thời đó với quan niệm quyền hạn rạch ròi thời sau.
No comments:
Post a Comment