Sunday, 24 August 2014

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Công Vụ Tông Đồ Chương 6 : Cộng Đoàn Tiên Khởi



CHƯƠNG 6
Cộng Đoàn Tiên Khởi
Coi LCerfaux, op.cit.39-59.
Ít chi tiết Cv nói cho ta biết về Cộng đoàn tiên khởi, về sinh hoạt bên trong Cộng đoàn, đều do những khúc gọi là những toát yếu. Chung hơn cả có ba toát yếu này 2:42-47 4:32-35 5:12-16.
Vấn đề bình luận về các toát yếu này :
1890-1910 chưa được phân tách riêng ra (nhất khối với các trình thuật) 1923 MDibelius. Luca đại đồng hóa để kéo chú ý đến sự phát triển chung thôi, chứ kỳ thực không có một truyền thống riêng biệt nào. Cadbury (1933) Luca dùng cho Cv những toát yếu theo kiểu Mc trong Tin mừng : vừa nối với trước và sau, và đại đồng hóa ít truyện riêng biệt.
Rồi đến JJeremias, LCerfaux, PBenoit ra công phân tích để hiểu các toát yếu này : vì ý tưởng có phần là một, nhưng lại thiếu xuôi chảy (phân tích của PBenoit : Remarques sur les “Sommaires” des Actes trong : Exégèse et Théologie II,181-192).
2:42-47 : Sinh hoạt của Cộng đoàn
Khúc này, Luca không có tài liệu nào riêng :
41a    :    coi 8:12 18:8
41b    :    47b 4:4 5:14 6:7 11:24b 12:24 16:5.
42      :    1:14 2:46
43a    :    5:5b 5:11
43b    :    5:12a Chung chung đụng chạm với đoạn 5 nhiều hơn cả, trừ c.44-45 với đ.4.
44-45     :           4:32 34t
46a    :    1:14a 5:12b
46b    :    2:42
47a    :    (4:33?) 5:13b
47b    :    5:14/
Các yếu tố rời rạc đó đã được đâu kết lại có lý sự riêng : trước hết, nối với trước là kết thúc việc cấu tạo Cộng đoàn sau ngày hiện xuống : bởi đó nói đến cộng đoàn (c.42). Phản ứng của người bên ngoài thế nào, rồi đến duyên do của phản ứng đó (c.43). 44-45 nói đến cộng đoàn đã thực thi lòng bác ái làm sao. 46-47 nói đến đời sống đạo đức (chung với Dân, nơi Đền thờ, riêng ở nhà tư) rồi đến cảm tưởng của người bên ngoài. 46-47 dọn trước biến cố diễn ra trong các đoạn 3-4.
4:32-37. Việc để chung của cải
Trừ hai câu 36-37 ra nói đến một nố riêng thì 32-35 cũng lại là một toát yếu, ăn khít với c.31b (có lẽ cũng phải kéo lại với toát yếu) tả biến cố quyết định và nối chặt với trình thuật trên : mọi người đều được đầy Thánh Thần, làm cho việc rao giảng cứ tiếp tục. Nhưng việc cộng đoàn ai nấy một lòng một ý cũng là hậu quả của ơn Thánh Thần. Chung thì thế, còn riêng ra, cộng đoàn có đặc điểm này là tín hữu không còn coi như của riêng những điều mình có. Luca tả nét đó bằng từ ngữ Cựu ước có thể gợi lên cho người học thức Hilạp ý tưởng “luân lý học cho Nikomakhos” của Aristote (ngầm hiều Cộng đoàn đã thực hiện lý tưởng tương thân tương ái của người Hilạp).
Sau đó toát yếu lại quay đến các người lĩnh đạo : Công việc của họ cho thấy lời khẩn nguyện 30-31 đã được nhậm làm sao. Nhưng không chỉ cho họ mà là cho cả cộng đoàn : lý tưởng Tl 15:4 cũng đã thành tựu.

5:12-16 : Phép lạ của các Tông đồ.
 Toát yếu này nên tiêu điểm cho mọi cách tranh luận, vì lời lẽ ngộ thật : lủng củng như mất mát, hay thêm thắt vụng về lắm : câu 15 không đi được với câu 14, nhưng lại tiếp tục dẫn đàng với c.12a (bởi thế nên có những đề nghị này : Harnack, Sorof loại đi c.14, JWeiss loại cả c.16 nữa; Hilgenfeld loại đi 15-16; Spitta, JWeiss, Benoit để ngoài 12b-14).
Nhưng chung chung ta phải nhận, toát yếu này cũng là dây nối giữa trước và sau, và nội dung đại cương bao giờ cũng đề cập đến hai thành phần của Hội thánh sơ thời : các tông đồ và cộng đoàn. Đàng khác Luca cảm thấy phải dùng những toát yếu để cho độc giả có cảm tưởng là “ngày tháng thoi đưa”, “có bao nhiêu nước đã qua dưới cầu”, chúng không phải ngày một ngày hai các biến cố đã xảy ra tuốt luốt. Những biến cố tác giả thâu lượm được lại quá ít ỏi. Giữa đ.2 và 3, không lẽ nối liền hai diễn từ của Phêrô. Giữa đ.4 và 5 không lẽ để hai cuộc cấm cách bắt bớ quá khít nhau. Vậy nên có toát yếu này đứng giữa : truyện Annia-Saphira không lẽ lại đi thẳng đến 5:17tt, cuộc cấm cách bắt bớ. Cấm cách bắt bớ thêm phải có lý do, lý do là người trở lại nhiều, ảnh hưởng lan rộng làm bè Sađóc tức tối. Toát yếu lấy “kính sợ” (c.11), ca tụng (c.13), tăng thêm (c.14) làm nhịp cầu.
Về vấn đề sinh hoạt Cộng đoàn, coi : Catéchistes 1956, 323-332; 1957,3-16 107-120. JDuplacy : A la découverte du N.T : La vie des prémières communautés.
2:42. Lược tóm những điều tín hữu làm hay tham dự :
- Giáo huấn của các Tông đồ
Chiếu theo kiểu giảng dạy dọi lại cụ thể giáo huấn của Tông đồ, là các thư của thánh Phaolô, chúng ta biết giáo huấn đó một phần lặp lại Kerygma tiên khởi, nhưng giải rộng hơn, thêm chi tiết hơn về sự nghiệp Chúa Kitô – và một phần như thánh Phaolô nói trong 2Cor 3:10-12 (thượng-tầng cơ sở) những điều xây thêm ở trên tức là cho thấy những đòi hỏi của Tin mừng (đó gọi riêng là didakhè hay parainèsis [paraklèsis]) : cả hai dần dần làm thành một toàn bộ đạo lý để chuyển đi và chúng ta sẽ có paradosis (traditio).
- Nghĩa cộng đồng (koinônia) : một tiếng nghĩa uyển chuyển và phong phú, một tiếng không thấy trong các sách Tin mừng, nhưng trong các thư thánh Phaolô dùng đến 13 lần (1Yn 3 lần). Ý nghĩa căn bản là sự hợp nhất, duy nhất tâm hồn trong lòng tin, trong tâm tình. Nền tảng là sự hợp nhất với Chúa Kitô (2Cor 1:9 Ph3:10) với Thánh Thần (2Cor 13:13 Ph 2:1); bởi đó có sự hợp nhất giữa tín hữu trong lòng tin )(Phm 6; 1Yn 1:3 6 7). Sự hợp nhất đó diễn ra bằng “hợp lễ” (Tiệc Thánh Thể 2Cor 10:16), và đi đến sự thông chia của cải vật chất (tương trợ, bố thí, 2Cor 8:1 9 13; Ph 1:5; Rm 15:26).
- Bẻ bánh. Chắc là một tiếng để chỉ việc cử hành “Thánh thể”. Có tác giả cho rằng tiếng dùng có tính cách “giữ bí mật” (doctrine de l’arcana). Nhưng chắc không thế. Nhưng “bẻ bánh” là thói tục khá lan rộng trong thế giới Dothái đầu mỗi bữa ăn, dành riêng cho người chủ sự, kèm thêm lời chúc tụng Thiên Chúa. Chúa Yêsu cũng giữ thói tục đó (Mt14:19 15:36 26:26 Lc24:30). Nói đến bẻ bánh, chúng ta đụng chạm đến cả một vấn đề bao la về bí tích Thánh thể. Tiếng dùng “bẻ bánh” có thể mập mờ (coi câu Cv 2:46).
- Kinh nguyện : (một thí dụ như đã thấy trong 4:23-31).
Đó là hoàn cảnh đã làm cho Hội thánh có những ca ngợi tiên khởi : liên tục với các ca vãn Dothái : như các tiếng dùng Alleluya, Benedictus Dominus, nhưng người ta để ý đến các lời như 1Tm3:16 Ep5:14 – Có tác giả còn kéo cả Ph2:6-11, Col 1:15-20, 1P 1:3tt vào, nhưng không chắc gì. Đáng để ý hơn : các bài ca ngợi trong Lc 1-2, những câu chúc tụng trong Khải huyền.
4:34-37. Việc chung của cải
Câu 34-35 nói chung, cộng đoàn tiên khởi đã thực thi Tl 15:4, không ai phải thiếu thốn gì cả. Làm thế nào : những người có của cải ruộng đất thì đem bán, và lấy tiền đem lại dưới chân các tông đồ.
c.36-37. Việc của Barnaba được nêu lên làm một nố cụ thể về lòng sẵn sàng hi sinh đó.
Bàn chung về vấn đề chung của cải :
Không thể nói cộng đoàn Yêrusalem đã thực thi một thứ cộng sản đạo đức. Nguồn văn không cho phép nói thế, vì những lời của Công vụ bàn đến việc đó thuộc những khúc “khái lược” đại đồng hóa. Đây Luca đại đồng hóa ít việc, tỉ như việc của Barnaba. Nếu là chung chung đều làm như thế, thì nố của Barnaba không có gì là đặc sắc phải nói đến. Đã nói đến, tức là một việc khác thường người ta nhớ kỹ lâu. Đàng khác 5:4, Phêrô cũng nhận mọi người có quyền sở hữu riêng. 12:12, bà Maria có nhà riêng. 21:16 cũng thế và Mnason.
Và như thế thì việc chung của cải không phải là luật chung. Vả lại sinh hoạt ngần ấy người không thể trông nhờ vào việc bán ruộng đất như thế. Có mấy người có ruộng đất trong cộng đoàn. Bây giờ lại thêm một vấn đề là nhóm Qumrân có tổ chức như thế : nhưng nhóm đó có tu viện. Mọi người đều không được giữ của gì riêng, sau hai năm thí luyện. Plinius và Philô cũng giữ lại chi tiết này. Và Luật cộng đoàn tìm thấy cũng minh chứng điều đó. Nhưng họ sống không có gia đình.
Còn cộng đoàn Yêrusalem vẫn có gia đình, không tổ chức như một đoàn thể tự túc. Phần đông quê họ là ở Galilê. Nghề họ đã có tại Galilê, bây giờ họ không thể tiếp tục tại Yêrusa-lem nữa. Nếu họ có chút gì đem bán đi thì cũng chẳng có bao lăm. Vậy họ đã sống thế nào tại Yêrusalem. Có lẽ họ đã làm công để độ khẩu. Còn những người chính quê tại Yêrusalem tất nhiên tin rồi họ cũng còn cứ hành nghề của họ, và như vậy họ có kế sinh nhai. Chỗ này phải nói lòng quảng đại của các anh em đó đối với những anh em tha phương đến. Đó là điều chẳng bao lâu phải tổ chức, nhất là để cứu trợ những người không có nơi nương tựa : cách riêng các bà góa. Ngoài ra tình hình bất ổn và đói kém tại Falệtin lại càng làm cho cộng đoàn lên cơn quẫn bách hơn nữa về vật chất : bởi đó có sự quyên trợ.



No comments: