Vào
thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, tiên tri Amos đến vương quốc Israel, thấy xứ sở
này giàu có thật. Nhưng, ở sau hậu trường chính trị và cuộc sống linh đạo, tiên
tri công nhận thế giới đầy những bất công, bóc lột người nghèo. Tố giác của
tiên tri, đem áp dụng với thế giới hôm nay, thật cũng không ngoa. Vẫn cân đo,
đong đếm bằng cân bàn/vi tính, nhưng chuyên gian lận. Cũng hàng hóa chất chồng,
nhưng mọi giá trị căn bản đều giảm sút. Hết thảy đều để mua chuộc/khai thác
người nghèo bằng tiền của và công lao, không công chính.
Sau hơn hai ngàn năm văn vật, mọi sự đâu đã đổi thay. Hệ
thống an sinh mang đến phúc lợi thật, nhưng người nghèo vẫn hoàn nghèo. Phúc
lợi trần gian chỉ là kết cuộc của những chia chác mất cân bằng, trong xã hội.
Ngày nay, người người hầu như sơ cứng/bất động trước cảnh đời đầy cướp bóc,
chém giết ở ngoài đường. Và, cả ở trong trường học, nữa. Người nghèo - vô tội
có đói, có chết tràn đồng, thì lớp giàu “thành thị” vẫn cứ dửng dưng, ăn trên
đầu trên cổ những người này. Và, lối sống xa hoa – phù phiếm càng quyến rũ
người người mải miết, quyết làm ăn.
Đọc
những tố giác của tiên tri, chắc có người sẽ bảo: làm giàu một cách chân chính
đâu có gì là phạm tệ, sao phản đối. Dĩ nhiên, người Công giáo ta có quyền sống
giàu sống mạnh, sống thoải mái. Chẳng ai đụng chạm đến mình. Nhưng, định nghĩa
cho đúng, không ai có thể trở nên giàu có nếu như không có người nghèo để chịu
đựng cảnh dồn ép/khai thác hoặc bỏ rơi nơi tăm tối. Định nghĩa cho đúng, chỉ
gọi được là giàu, những ai nhiều tiền/nhiều của hơn giới bình thường bậc trung,
thôi. Và, nếu không có người nghèo để cung phụng, thì làm sao có thể giàu,
được?
Lại có người biện luận: Hội thánh ta nên có thái độ nào
với xã hội và đám kinh tế cầm quyền? Có người hỏi thêm: Giáo hội ta có nên làm
ăn/kinh doanh kiếm chác thêm để nuôi dưỡng hệ cấp giáo triều, không? Hoặc: Giáo
hội mình cũng đang làm ăn đấy chứ?, vv... Nếu đặt câu hỏi này với tiên tri
Amos, ta sẽ biết thế nào là phải/trái. Và, nếu thưa với Đức Kitô, ta sẽ nhận
được câu trả lời, đại loại như: “Người giàu vào Nước Trời còn khó hơn lạc đà
chui qua lỗ kim.”
Khó,
không phải chỉ vì anh giàu. Bởi, muốn giàu và có, anh phải thu vén của cải nơi
kho lẫm, để tích trữ. Và, tiền anh có, là do anh ăn ở bất công với người khác.
Chí ít, với người nghèo hơn anh. Bất công với người khác, tức chối bỏ tình yêu
thương giùm giúp những người còn túng thiếu, thua thiệt. Và, khi đã bất công,
không thể nói được là anh yêu Chúa, rất nhiều. Yêu Chúa nhiều, mà sao anh quên
người anh em, nghèo và đói hơn anh? Những người như anh, có lẽ bị từ chối ngay
trước cửa Nhà Chúa, từ lâu. Và ở đây, thánh Gia-cô-bê còn nhắc nhở thêm trong
thư hôm trước: ta không thể đơn giản nói “Tôi thực lòng thấy tội nghiệp cho
anh/chị về những khó khăn anh/chị gặp, nhưng tôi không biết làm gì hơn là cầu
nguyện cho chị/cho anh vào tiệc thánh, sắp tới.”
Ngày
nay, kinh tế-tài chánh, doanh thương–cạnh tranh, đã va chạm làm xáo trộn đời
sống đạo đức của người nhà Đạo, từ lâu rồi. Xáo trộn và va chạm, đã lật đổ các
giá trị và trật tự ngàn xưa. Xáo trộn và va chạm, làm chao đảo phẩm giá con
người. Chao đảo quyền căn bản của con người. Quyền làm người. Xáo trộn và va
chạm làm chao đảo đến độ, ta nay chối bỏ lòng yêu thương giùm giúp, hết mọi
người. Sống trong xã hội trọng tiền tài vật chất hôm nay, người người dường như
chấp nhận có ăn có thua. Thậm chí, có người còn chụp mũ, bảo: “vận may thế kỷ”
đó!
Đáng
buồn thay, hôm nay nhiều người vẫn coi việc bất công, bóc lột người nghèo như
chuyện “bình thường”, cứ xảy ra. Thậm chí, có tín hữu Đức Kitô cũng có mặt
trong số những người luôn ngoảnh mặt làm trước cảnh anh em trong/ngoài giáo
hội, đang túng thiếu. “Bình thường” sao được, khi người anh người chị của ta cứ
phải sống trong các khu nhà “ổ chuột”, thiếu tiện nghi. “Bình thường” là sao,
khi các em các cháu trong/ngoài nhà Đạo cứ hộc mật lao động suốt không được
ngơi nghỉ/ăn học. Và làm, chỉ kiếm được đồng lương rách mướp, rẻ mạt?
Có
“bình thường” không, khi ta cứ chễm chệ ăn trên ngồi chốc, trên đầu trên cổ
những người anh em còn nghèo và đói. Nhất thứ, là khi tiền bạc người giàu lấy
được là do khai thác/bóc lột sức lao động của những người con/người em còn
yếu/kém, thiếu điều kiện để ngoi đầu. Tín hữu Đạo công bằng tình thương của
Chúa không thể ở yên ngồi đó, làm ngơ trước cảnh sống thiếu cân bằng, trong xã
hội. Có vị thậm chí, không chỉ ngoảnh mặt làm ngơ thôi, nhưng còn trực tiếp
hoặc gián tiếp góp phần làm cho tình trạng mất quân bình trong xã hội, thêm
trầm trọng.
Vấn
đề đặt ra là: không phải cứ ngồi đó mà tranh đấu bằng võ mồm cho công bằng xã
hội, mà thôi. Hoặc, chẳng bao giờ ra tay hành động tích cực để xóa bỏ tình
trạng bất công, không đồng đều. Lại nữa, về phẩm giá và quyền hạn của con
người, không ai được phép tự cho mình cái quyền đặt mình ăn trên ngồi chốc, hơn
hẳn những người nghèo đói khác. Và, bất cứ người nào có hành động nhằm làm suy
giảm phẩm giá con người, đều không được chấp nhận, dù ở đâu. Nhất thứ, đó lại
là tín hữu Đức Kitô, nơi nhà Chúa.
Dĩ
nhiên Phúc Âm đề cập, có người được phú ban nhiều tài năng hơn người khác. Dù
là thế, quà tặng Chúa ban vẫn phải được sử dụng đồng đều. Quà Ngài tặng, không
phải để ta kiếm chác nhiều hơn thêm. Nhưng, giúp ta cống hiến nhiều hơn để rồi
ta cùng nhau dựng xây Cộng đoàn tình thương Nước Trời. Quà tặng ta nhận càng
lớn, trách nhiệm ta san sẻ càng nhiều. Bởi, san sẻ, là chia sớt cho những người
có ít hơn ta. Ý tưởng “hãy nhớ mà san sẻ”, còn được thánh Phao-lô khẳng định ở
bài đọc thứ hai, khi thánh nhân khuyên đồng nghiệp Timôthê hãy nguyện cầu cho
tát cả mọi người. Mọi người ở đây, gồm có cả “vua quan lãnh chúa và người cầm
quyền, để sống đạo đức, nghiêm chỉnh.” (1Tm 2: 2).
Phúc
Âm hôm nay, cũng đề cập đến quyền hạn của người quản gia. Anh là người có trọng
trách cai quản tiền bạc - tài sản của chủ. Quản gia trong trình thuật, là người
bị tố giác phung phí của cải, nhà chủ. Kể dụ ngôn, Đức Kitô không chủ tâm
khuyến khích tính bất lương của người làm công. Nhưng, Ngài muốn kéo chú ý về
tính lo xa của “con cái đời này”, luôn khôn khéo. Với con cái ánh sáng, lời cuối
của Chúa trong trình thuật, là: “Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng Tiền Của
bất chính mà tạo bạn bè..” (Lc 16: 9). Qua khuyên nhủ, Đức Kitô nhắc nhở mọi
người: ta chỉ là quản gia chứ không là chủ nhân ông tiền bạc/tài sản ta đang
có. Xem như thế, không thể như con cái đời này, nói: “Tôi dùng tiền của tôi làm
chuyện gì, thì mặc kệ tôi chứ!”. Con cái ánh sáng không thể có những lời lẽ như
thế. Bởi, như thế là trái công bằng. Như thế, là trái nghịch lời dạy của Chúa.
Cuối cùng ra, vấn đề là: ta quyết tạo cuộc sống thoải
mái/hạnh phúc, có đạt được hay không, không phải ở nơi câu hỏi: ‘Tôi giàu cỡ
nào?’ mà là: ‘Tôi có sử dụng nó để tạo bạn bè, như Chúa dạy, không?
Lm
Richard Leonard sj
Mai Tá luợc dịch
No comments:
Post a Comment