Saturday, 14 September 2013

Lm Kevin O'Shea CSsR: Tin, qua tầm nhìn của thánh Gioan

Chương II

Kinh nghiệm về niềm tin
và mô-hình bậc cha-chú
(bài 13)


Phần I
(tiếp theo)

Tin, qua tầm nhìn của thánh Gioan

Từ ngày có Công Đồng Vatican 2 đến nay, rõ ràng là: đã thấy nhiều phương-án đầy cảm-nghiệm tư-riêng về “niềm tin” rày xuất hiện. Có những phương-án xuất tự Kinh Thánh và, qua đó, đứng vững trong bối cảnh Thánh Kinh với ý niệm lịch-sử cũng như tình đại-kết, tính đa-nguyên liên-quan đến thế giới bên ngoài, theo thể-loại hợp với thuyết tương đối. Ở đây, đề-nghị quí vị hãy cùng tôi chúng ta đi vào lập-trường rút từ Kinh Thánh trước, cốt để minh-hoạ cho công cuộc nghiên cứu này.

Niềm tin xuất tự Tin Mừng thứ tư và thư thánh Gioan

Tính đậm-đà sâu-sắc rất tâm-tình của thần-học theo thánh Gioan nơi Tin Mừng và các thư do thánh-sử viết, lại đã mang tính bí-nhiệm nhiều hơn tính-cách luân-lý/đạo đức. Tâm-tình đậm-sâu của thánh Gioan là lối diễn-giải sự hiệp-thông của Kitô-hữu với Thiên Chúa qua cuộc sống của con cái Ngài. Cuộc sống, vốn mang tính sinh-động “đầy sự thật”, là lối diễn-tả chính của thánh Gioan.

Nay, ta bắt đầu bằng cách nhìn vào từ-vựng trước nhất để thấy rõ đường-lối do thánh Gioan chủ-trương, ngõ hầu nhận ra hai đặc-tính đáng kể, là: “tin” và “yêu”. Cả hai đều “ở trong” Sự Thật. Và, nhìn vào cung-cách được thánh Gioan diễn-tả, ta đã thấy thánh-nhân đề cập đến hai khiếm-khuyết, là: tính “ngờ-vực” và “ghét bỏ” của ai đó, khi phạm lỗi chống lại “Sự Thật”. Thánh Gioan sử-dụng ngôn-từ rất thường-tình/bình-dị, như: công việc, lề-luật, giới lệnh, đang làm lụng, hoặc đang trên đường đi tới, với lòng tôn-sùng này/khác, vv... Nhưng, mỗi lần sử-dụng từ-vựng như thế, thánh-nhân lại đã thêm câu nói rất gọn: “ở trong” Sự Thật. “Sự Thật”, với thánh-nhân, là: “aletheia” (bên tiếng Hy-Lạp) gồm các chữ ghép như “a-lethe-ia”, có nghĩa là: “khước-từ”, hoặc “triệt tiêu” (“a”), “tăm tối” (“lethe”) như sự thể (“ia”), nếu dịch từng chữ, thì: đây là trạng thái không giấu diếm điều gì. Nói khác đi, sống theo kiểu Aletheia là: sống “ở trong” luồng sáng.

Cung cách thánh-nhân hiểu về cuộc sống của Kitô-hữu, là nhờ tập-trung vào hai bí-nhiệm.

Bí-nhiệm thứ nhất: Sự Thật đã thẩm-nhập cách chầm chậm vào “trong” ta. Những thứ này, ta lĩnh-hội được, là do ta “biết được” Sự Thật, “ở trong” Sự Thật, “thuộc về” Sự Thật, nên ta được Sự Thật giải thoát, là bởi Sự Thật đã lưu lại “ở trong” ta.

Bí-nhiệm thứ hai, là: sự chiếu-rọi không ngừng nghỉ vốn thoát ra bên ngoài Sự Thật, là do ta tạo ra. (x. Veritatis Splendor – tâm-thức rút tự tư-duy của thánh Grêgôriô Cả).

Trước hết, ta hãy xem “Sự Thật” liên quan thế nào với Đức Giêsu và Thánh Thần Chúa.

Phần đầu sách, Chúa cho biết: ở nơi Ngài, đầy tràn Ân-huệ và Sự Thật. Lề luật ‘đến’ từ Môsê, nhưng ân-huệ và Sự Thật lại đến và đi vào để “ở trong” ta (tức: “egeneto”) ngang qua Đức Kitô. Ở đây, động-từ này được thánh Gioan sử-dụng để nói lên rằng: LỜI đã “thành” (“egeneto”) xác phàm, nhờ vào ‘nhập thể’ như thế, Sự Thật, là mặc-khải. Là, hiển-linh sinh-động về Đường Lối do Cha thực-hiện. Bằng vào việc sống với ta và hoạt-động giữa ta như người Con Chúa, Đức Giêsu chính là Sự Thật. Ngài là Đấng thông suốt rất vẹn toàn. Là, Lời và Sự Sống của Cha. Ngài là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, rất đích-thực.

Thánh Gioan, nhiều lần, cũng đã viết: Thần-Khí “thuộc về” Sự Thật. Và, đã có lúc thánh-nhân còn nói: Thần Khí “chính là Sự Thật”. Thần-Khí giúp ta tưởng nhớ và hiểu được những gì Đức Giêsu nói: Ngài đích thực là Đấng nào. Hiểu và biết này, tiếp-diễn công cuộc mặc-khải về Con Đường đến với Cha. Theo cách này, Thần-Khí dẫn dắt ta đến với Sự Thật rất hoàn tất. Ở đây, luôn thấy có đường lối đi sánh đôi đề ta am hiểu: không chỉ mỗi Sự Thật của Chúa đi vào phần nội-tại của con người, mà còn là kinh-nghiệm qua đó Thần-Khí lôi kéo/dẫn dắt khiến ta biết Ngài là sự tiếp-diễn liên-tục của nhiệm-tích Chúa mãi mãi ở trong ta.

Tiếp đến, cũng nên nhìn vào Sự Thật “ở trong” ta.

Thật ra, có hai tầm-kích nội tại vẫn “ở trong” ta. Một, là tầm-kích của niềm tin. Còn tầm-kích kia là về hiệp-thông.

Nơi niềm tin, ta biến Lời của Chúa thành sự-thể nội-tại khiến Lời-ở-trong-ta đã trở thành Nước Hằng Sống, để thấm nhuần như suối nguồn của sự sống. Và như thế, sẽ trở thành, hạt giống mãi mãi “ở trong” ta và trở thành thứ dầu thánh đổ tràn lên ta. Vì thế nên, Lời Chúa đã làm nhà để “ở trong” ta như bản thể cưu mang ta. LỜI Ngài đây, giống như một thứ “dẫn thủy nhập hồn” để bản-thể ta trở nên tươi mát, rất phúc hạnh.

Trong hiệp thông, ta khám phá ra ý-nghĩa đích-thực mà tiên-tri Giêrêmia đã nói về Giao-ước. Thiên Chúa, cũng một trật, là Đức Giêsu đã ngang qua Thần Khí mà đến “ở trong” ta, tất cả chúng ta đều được như thế. Đức Kitô, Ngài không chỉ là Con Đường mà thôi, nhưng Ngài còn là “Cửa Ngõ” cho sự sống của Cha nữa.

Kết quả là, có hai động lực bổ sung cho nhau trong cuộc sống của ta. Một, “từ bên ngoài vào để ở trong ta” còn động-lực kia “từ bên trong ta, đã hướng ra ngoài”.

Động lực thứ nhất, “từ bên ngoài hướng vào trong ta” là động lực hấp thụ được “Sự Thật”. Thánh Augustinô từng diễn-tả ý/lời của thánh Gioan lại đã nói: “noli foras ire; in teipsum redi; in interior homine habitat Veritas.”  Thật ra, chuyện này có hai khía cạnh.

Khía cạnh thứ nhất, là: sự thể “sản xuất” ra (hoặc thực hiện) được Sự Thật (bên tiếng Hy Lạp gọi là “poiein”). Sự thể đây, không theo nghĩa hiện-đại như nghi lễ phụng tự hoặc như công việc “tốt lành” xưa nay ta vẫn hiểu. Nhưng, đó là niềm tin. Tin, vào Đấng bậc nào đó đã Được-Sai-Đi và đã làm cho Đấng-được-sai-đi trở thành chính con người để ở với ta. Đời sống tín-hữu Đức Kitô đã và đang thực sự tiến hành công-cuộc cải-biến Đấng-Được-Sai-Đi thành Sự Thật.

Khía-cạnh thứ Hai, là: “hiểu/biết Sự Thật”. Thành ngữ này, chỉ xảy đến với Tin Mừng do thánh Gioan ghi, mà thôi. Về sau, cũng có bước tiến đáng kể về việc biến cải Đấng-được-sai-đi trở thành chính Ngài. Chỉ khi nào ta lưu lại “ở trong” Lời Ngài và trở thành đồ đệ Ngài, ta mới bắt đầu hiểu biết được Sự Thật, và Sự Thật bắt đầu khiến ta được tự do.

Động-lực thứ hai, “ab intra ad extra” là động-lực về thành-ngữ chiếu-toả ra bên ngoài. Là, động-lực khiến những gì diễn tiến để ở với ta. Nơi thánh Gioan, không có cái-gọi-là cuộc sống bên ngoài mà lại không đến từ nguồn lực ấy. Một lần nữa, có hai khía cạnh bổ sung cho nhau về chuyện này.

Trước nhất, có sự thể là Sự Thật rất hiện thân. Thành-ngữ này, chỉ xuất hiện ở Kinh Thánh, mà thôi. Thánh Gioan xem ra ưa-thích cụm từ “hiện thân” này. Thánh-nhân nói: “chúng ta là hiện thân của Chúa”. Nói như thánh-nhân, là có ý bảo: chúng ta là “hiện thân của Sự Thật”. Nói như thế còn có nghĩa: Sự Thật đã trở thành suối nguồn ban nước hằng sống thấm nhuần trong con người ta, mà chẳng có gì “ở trong” ta hoặc “ở trong” cuộc sống của ta mà Sự Thật lại không kết thành ngôn-ngữ của chính Sự Thật.

Thứ đến, còn có thành ngữ: “sống ở trong Sự Thật”. Xem ra thánh Gioan hiểu Sự Thật như không gian, hoặc nơi chốn địa phương, hoặc bầu khí đã được thánh-hoá. Ta đi trong đó, yêu-thương trong đó, phụng thờ ở đó và được thánh-hoá ở trong đó, Ta thờ phượng Chúa trong Thần Khí và Sự Thật. Đó, chính là chốn miền ta sử dụng “để phụng thờ”. Theo cách diễn-tả ở tiếng Hy Lạp qua từ-vựng “hagiozomai”, thì ta trở thành thánh-nhân là “ở trong” đó.

Tất cả các chuyện nói ở đây được tóm tắt nơi điều mà thánh Gioan từng nhấn mạnh là: Đấng được sinh ra bởi Thiên Chúa không thể phạm phải lỗi lầm nào hết. Ý-tưởng này đã làm cho các nhà chú-giải thêm phần khó khăn khi phải quảng-diễn ý chính của thánh-nhân. Các tổ phụ Hy Lạp cũng đã hiểu điều đó. Đấng sinh ra bởi Thiên Chúa bên tiếng Hy Lạp là: “gegennomenos”. Thế nhưng, Đấng do Đức Chúa sản sinh, thì tiếng Hy Lạp lại gọi là: “gennetheis” (tức do bởi thần thánh mà ra). Thành thử, ta chỉ có thể gọi đấng ấy là đấng duy nhất do Ngài sinh ra, mà thôi. Theo nghĩa đen, tiếng này có nghĩa: người bảo vệ, Đấng hộ phù và Đấng sống trong ta, như thể là và luôn là Sự Thật của ta và khi việc này xuất hiện ta không chỉ không phạm lỗi mà còn không thể nào phạm lỗi được.

Chú thích rút từ tác giả Ignace de la Potterie, La moral joanea: una moral de la verdad, Vida y Espiritualidad (Lima) 1995, tr. 15-32.                                          

Ngày nay cũng thế, có hai hiện-tượng-học về niềm tin, hoặc ít ra đã có khởi đầu về những việc như thế.

Thuật giả-kim về sự tin tưởng, lại đã biến-cải đi vào đối-tượng của một trải-nghiệm như lý tưởng vượt quá mọi kinh nghiệm mà con người từng trải. Việc này khiến cho những gì vượt quá kinh-nghiệm khả-thi trở thành sự việc được diễn tả. Đây là tài-sản của sự tin-tưởng để biến-cải lý-tưởng hoàn-vũ về lý-lẽ (tức: sự Tốt Lành Cao Cả) vào với lý-tưởng riêng của óc tưởng tượng (tức: một thứ Đất Lành đã hứa ban cho ai). Theo cung cách nào đó, nó biến-cải lý-tưởng tuyệt đối trở thành thần-tượng cho con người thờ. Và, muốn giải-hoà, cũng phải tốn rất nhiều hy-sinh làm lễ vật dâng-tiến Chúa.

(xem. Le livre de Judas, Nicholas Grimaldi, Paris, PUF 2006)
                                                                                                                                   (còn tiếp)                  
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch

No comments: