Saturday, 7 September 2013

Lm Kevin O'Shea CSsR: Tin Chúa qua tầm nhìn tận chốn thâm sâu (bài 12)



Chương II

Kinh nghiệm về niềm tin
và mô-hình bậc cha-chú
(bài 12)


Phần I
(tiếp theo)

Tin Chúa, qua tầm nhìn tận chốn thâm sâu

Narendra: “Thưa ngài, tôi xin hỏi: có khi nào ngài thấy Chúa ở tâm can không?”
Sri Ramakrishna: “Có chứ! Tôi thấy Chúa rõ như tôi đang nhìn thấy ông đây, có điều là: tầm nhìn này mang ý-nghĩa đậm đặc hơn, thôi...”

Thật ra, riêng tôi vẫn một lòng cảm kích/biết ơn truyền thống “hư không/trống rỗng”, rất đặc biệt. Nhưng, chọn lựa của tôi, lại có đôi ý tưởng hơi khang khác. Bằng vào trực giác trong khuôn khổ có niềm tin, tôi thiển nghĩ: ta vẫn có thứ gì đó tốt lành hơn những thứ mà mọi người thường gọi là “tâm-thức” ở niềm tin, hơn nhận-thức giản-đơn bằng trực giác. Ở đây, tôi lại thấy trong đó có hình-hài của trí-tuệ. Đúng hơn, phải nói: đó là “tâm-thức nội-tại” vào với Chúa. Bởi, có vào với Chúa như thế, ta mới thấy ít/nhiều điều về chính Ngài. Xem thế thì, tâm-thức nội tại mang ý-nghĩa của tầm nhìn đi vào tận phần sâu thẳm, rất thần thánh. Và niềm tin, quả đã cho ta cơ-hội thuận-tiện để có được tầm-nhìn nhắm thẳng đích vào chốn thẳm sâu có Chúa, với Chúa.

Thánh Tôma Akinô, từng đề-cập vấn-đề tiên-quyết có liên quan đến điều mà thánh-nhân gọi là “Prima Pars” qua ý nghĩa của “tín điều thần thánh” vốn bảo rằng: thần-học của thánh-nhân khá an-phận không chỉ nhắm vào niềm tin mà thôi, nhưng đặc biệt hơn, còn nhắm cả vào loại-hình cá-biệt về hiểu/biết mang tính tích-cực do niềm tin đem lại, nữa.

Lập-trường được thánh-nhân đề ra đây, không là kinh-nghiệm huyền-bí khó lòng “sờ chạm” được, nhưng lại rất vững chắc, dễ nắm bắt. Nên, tâm-thức nội tại ở niềm tin, là đi vào với bí-nhiệm cốt-tủy ở niềm tin có tính tương-tác, nối kết. Đây, không là những gì hoàn toàn mang tính tư riêng, chủ quan. Bởi, bí-nhiệm cốt-tủy ở niềm tin được chất chứa theo cung cách đặc biệt nơi ngôn ngữ khách-quan mà niềm tin hàm-ẩn. Bí-nhiệm ấy, lại thấy có ở kinh “Tin Kính” do Giáo hội đề ra. Nơi niềm tin, ta đạt hiểu/biết tích-cực có tư-chất thông-minh/trí-tuệ và Thiên Chúa là Đấng ẩn-tàng trong bí-nhiệm thần thánh được Giáo Hội nói lên bằng lời lẽ chắc-nịch qua kinh nguyện rất “Kính Tin”. Theo tôi, thánh Tôma Akinô có được lập-trường này, là do ông rút từ kho-tàng tư-tưởng của thánh Augustinô và ông đã chỉnh sửa đôi chỗ cho thích-hợp để thêm vào đó một vài điều, rồi theo cung-cách nào đó, đã thay đổi cả lập-trường của thánh Augustinô vốn bao gồm nhiều yếu-tố diễn-tả niềm tin-yêu hơn, về nhận-thức. Và, thánh-nhân lại đã thêm đôi điều vào trong đó, như để nhấn mạnh nhiều hơn nữa tính tích-cực của “luồng sáng” này.


Tính tích-cực nơi tâm-thức là “luồng sáng” của niềm tin
Sở dĩ Hội thánh ta sử-dụng cụm từ “luồng sáng”, là do nguồn từ-vựng mang tính ẩn-dụ. Ánh-sáng thể-lý tạo tính khách-quan cho mầu-sắc trước đã, rồi đưa chùm quang-phổ đến với ta. Thông thường thì, trí-tuệ của ta tự nó gọi được là “luồng sáng”, cũng rất đúng. “Luồng sáng” giúp ta hiểu/biết mọi sự. Bởi, nếu không, thì sự việc lại sẽ ẩn-tàng trong cảm xúc, mà thôi. Thẩm-quyền nắm vững chân-lý ban đầu, đã khách-quan-hoá sự việc để ta có thể hiểu được bí-nhiệm ẩn-tàng về Chúa và trong Chúa. Đó, là bước đầu cần thiết giúp ta tin.

Vai trò của “luồng sáng”, là chứng-thực rằng: tin Chúa đã trở thành giá-trị hữu-hiệu. Và, có như thế, mới giúp ta chỉnh-sửa được cảm-xúc vững mạnh ngõ hầu đòi-hỏi nơi ta động-thái trí-tuệ ở niềm tin.

Đây, là lý do cho thấy tại sao thánh Tôma Akinô vẫn cứ bảo: có hai hình-thái mà tiếng Latinh gọi là: “ratio inclinans voluntatem” “voluntas firmans rationem”, tức: nói về kẻ tin được hướng-dẫn khá đầy đủ để ta tin nhiều thứ. Trường hợp tín-hữu Đức Kitô được “hướng dẫn cách sử dụng” quyền thánh-thiêng xác-minh bằng “phép lạ”. Nhưng, ở đây còn hơn thế, là bởi có thứ gọi là “Cộng Thêm” được tháp ghép vào đó. “Cộng thêm” đây, là bản-năng nội-tàng Chúa ban tặng và Ngài gọi mời, vẫn từ lâu.

Trước khi dân con Chúa có được động-thái “tận tình thuận thảo” (tức niềm tin ta xác tín), lại được ân-huệ chiếu rọi để rồi tin. Ân-huệ Chúa mặc khải: chính Ngài là Đấng Thánh-thiêng giúp ta tin. Là, huệ-lộc cho những người nghiêng về niềm tin rất rõ, vẫn nhủ rằng: Chúa tặng ban niềm tin là dành để cho ta, qua hình-thái tuy chưa hẳn là hiện-hữu hỗ-tương nơi tình bằng-hữu rất chí ái. Nhưng, nếu không có hình-thái đó, thì tình bác-ái/mến-thương cũng chẳng làm sao hiện-hữu được. Chiều-kích mến-thương giúp ta hướng về Chúa, chỉ mang tính hoàn-hảo khi ta được tình bác-ái/mến thương hướng-dẫn. Tình bác ái/mến thương, lại đem đến cho niềm-tin khí-thế kiên-định mà nó kiếm tìm; nhưng, tựu-trung nhận-thức sự việc như mầm mống, thì niềm tin phải đạt điểm-tới ngay từ đầu và rồi sẽ trang bị đối tượng một cách thoả đáng cho tình bác ái/mến thương. Cảm xúc từng dẫn dắt mọi sự đến với niềm tin, đòi hỏi trí-tuệ phải có niềm tin, tự nó đã trở thành điều mà thánh Augustinô gọi là tính “khai-sáng” niềm tin, vốn dĩ bao gồm niềm ao ước có được những Mối Phúc Thật, Chúa hứa ban; và cả quà tặng Ngài phát tặng cho niềm tin nữa.         

Ý-chí, từ đó, đón nhận và đưa mọi sự vào với con người một cách thiện-nguyện, qua niềm tin. Trên thực tế, ta không chỉ thấy mỗi “tập-tính” quen thuộc đã và đang làm công việc này qua và bằng ý-chí, nhưng “tập-tính” đã trở thành chuyện cố-định –tựa hồ như khi ta dính-dự vào với sự thật ổn-cố, rất định đoạt. Đây, là cung-cách tập cho trí-tuệ có được tính quen thuộc trong kiến-tạo động-tác “tin”, ngõ hầu khiến nó tiếp tục làm mãi chuyện như thế. Cũng vậy, động-tác “tin” trở thành cố-định như vẫn tồn tại, cả khi con người vi-phạm trọng tội đến chết được; và như thế, đã mất đi lòng bác ái/mến thương (trừ phi ta quan niệm lỗi tội như một bất trung minh nhiên). Chính cảm-xúc duy-trì niềm tin nơi ta và cho ta. Ở động tác tin-yêu thần thánh, hai khả-năng nơi ta thường nâng cao lên tận tầm-cỡ của Thiên Chúa, tức: bằng cả tâm-can lẫn trí-tuệ. Những gì khi xưa ta vẫn sử-dụng tiếng La-tinh như câu nói: “pius credulitatis affectus” (tức: cảm xúc sốt mến vẫn ở niềm tin) đã có cùng bản-chất của sự việc cố-định như thế. Yêu-thương Chúa, qua và bằng sự thể như thế, trước nhất là tình thương-yêu mang tính siêu-nhiên, nói theo cung-cách di-truyền-học. Thương-yêu ấy, bao gồm lòng khao-khát/ước vọng mới chớm phát, về Mối Phúc Thật rất thánh thiêng xưa Chúa hứa cho ta, mà mỗi người trong ta vẫn tin tưởng sẽ lĩnh nhận.

Khi cứu xét đề-nghị nào đó mà ta tin, bằng vào niềm tin kiên định, thì đó là sự thật được tỏ-bày, trong đó có cả tính chủ-quan lẫn khách-quan rất đối tượng. Ở đây, còn có tính-cách rất “tôn kính”. Ở đây, chìa khoá chính của công-thức nằm ở trong đó, có tính chủ quan lẫn khách-quan, rất miên trường. Ta không có khả-năng khẳng-định công-thức ấy, mà không qua và không bằng vào niềm tin ta có. Và, khi ta khẳng định được điều ấy, lại đã có “luồng sáng mới” soi dọi ý-nghĩa của cả chủ thể lẫn đối tượng; soi dọi tiềm-năng tương-hợp cũng như kết-hiệp thực-thụ. Ví dụ cụ thể, là: nhiệm-tích Ba Ngôi Đức Chúa, sự kiện Chúa Nhập-thể và sự hiện-diện rất Thánh Thể của Chúa.

Điều này được lĩnh-hội một cách rất chính-xác. Ta biết rằng: ngày nay, phe/nhóm chủ trương sự vẹn-toàn nhấn mạnh lên tầm-kích trí-tuệ (còn gọi là lý-trí) của niềm tin vào mối căng-thẳng tệ-hại đánh động khía cạnh cảm-xúc/thực-nghiệm của nó. Ai cũng biết: ngày nay nhóm người chủ trương duy-vật-chất có cải-cách, lại không thấy điểm khác lạ giữa niềm tin bình-thường, người với người và sự thể coi như niềm tin-tưởng vào một Đức Chúa (mà họ coi Ngài như hư-ảo). Riêng tôi, tôi vẫn cố ý đặt-để một số từ-vựng vào sự quân bình giữa hai phía, không phải để đầu hàng/chào thua bên này và/hoặc đề cao bên kia, nhưng tôi chủ-trương duy-trì “luồng sáng” đích thực ở niềm tin. Tôi thiết nghĩ: đây mang tính-chất trước nhất hơn cả sự “tăm-tối”. Nay tôi nghĩ, hiện có mối nguy nan còn rõ nét hơn, trong mất mát tính-chất soi dọi niềm tin trong đó, hơn là mất đi ý-nghĩa nào về cảm-tính tương-đối ở niềm tin.

Tựa như thể, là: xưa nay ta nhấn mạnh quá đáng lên động-tác rất trí-tuệ ở niềm tin (cả thần-học lẫn tâm-lý-học của niềm tin đi Đạo). Cũng có cả một nhấn mạnh thái quá lên khía-cạnh tăm-tối của niềm tin (nơi thần-học của người Thệ-Phản và một số thần học bí-nhiệm giống thế, đến độ khía cạnh tích-cực của “luồng sáng niềm tin” hầu như bị bỏ qua một bên, không ai nghĩ đến.

                                                            -------

Trong số nhận-định mà tôi có lần đưa ra trong các buổi diễn-giải như thế này, tôi nhớ có lần từng nói: ý-chí của ta, vẫn có sự điều-động của Chúa mà ta gọi đó là huệ-lộc dẫn đưa ta vào với niềm tin-yêu thực-sự khiến ta đến gần với Chúa. Theo tôi nghĩ, khi bất cứ thực tại nào đến gần với ta, tự nó đã trở thành nhiều “trí-tuệ” hơn; nbói cách khác, ta có thể hiểu/biết nó rõ hơn. Thiên Chúa cũng làm thế. Thiên Chúa gần gũi với ta hơn qua tình-yêu Ngài ban phát cho ta, trong lúc ta tôn trọng mọi hạn hẹp của trí tuệ có giới hạn. Thiên Chúa khiến Ngài “dễ thấy” đối với ta bằng Tình thương-yêu Ngài tỏ ra với ta. Không có “luồng sáng tình yêu” này, thì không thể xảy ra như thế được.

Có điều rất đặc trưng (và tôi coi đây là điều rất rủi ro) có được từ triết-học hiện-đại và kết cuộc của nó cho ta thấy được đặc-tính rất “trí-tuệ” như điều gì khiến ta là những người có suy nghĩ vẫn hội ý để thông hiểu. Mà, nó lại quên trình-diện chính mình như một thực tại với thế giới bên ngoài là tâm-trí cũng như tâm-can của ta, một thực-tại vốn dĩ muốn chứng tỏ cho ta trong ý nghĩa nội-tại của nó và như thế khiến ta thông hiểu được nó. Điều này thừa nhận thực tại qua kiểu-cách Chúa vẫn làm...

Những giòng chảy tư tưởng cuối viết ở trên được coi như một dẫn nhập. Toàn bộ buổi tìm hiểu niềm tin hôm nay có cung cách để gỡ mở những gì gói ghém các điều như thế.

Tôi đồng thuận với Lm Aidan Nichols, o.p. có lần nói: tâm-thức hoặc luồng sáng này là khởi đầu và cũng là nốt-dạo-đầu cho thị kiến rất tốt phúc về chính nó. Đây còn là lời dạy diễn-lộ ra bên ngoài rất dễ thấy nơi tư-tưởng-gia nhà Đạo, là thánh Tôma Akinô.

Thánh-nhân có lần diễn đạt bảo rằng luồng sáng này mang mặc một triển vọng về thị-kiến cuối cùng ấy để trở thành loại-hình thị-kiến về Chúa là Đấng thích-hợp với sự sống trước nỗi chết cũng là loại hình giới-hạn nhưng vẫn là sự sống đích-thực. Chính đó là cung cách khiến thần-học (tức: tầm hiểu và biết về Thiên Chúa đi vào và đi với luồng sáng có niềm tin như thế) khác với tất cả những kỷ-luật trí-tuệ nào khác. Chúa là Đấng đến rất gần từng muốn mọi người thấy và biết Ngài cách trọn vẹn. Chỉ mỗi tính-chất dễ gãy đổ và chết chóc nơi con người mới hạn chế sự hiểu/biết ấy cách tạm thời thôi.

Chẳng có gì tập trung và ghi chú về niềm tin hơn sự hiện-thực của Sự Gần Gũi theo loại-hình của Chúa và hiện thực lòng muốn trong Chúa diễn tả để con người chúng ta biết Ngài cách trọn vẹn.

                                                                        -------------

Có thể là, thần-học của ta lâu nay vẫn cứ tìm cách mô-tả niềm tin (và lòng mến) theo cung cách như thế. Và cho rằng: nếu diễn và tả quá nhiều điều tức chống đối, là bất trung cũng như thiếu tình thương-yêu.

Có điều khá lạ (và riêng tôi cũng thấy được và đã mở ngỏ cho mọi bình-phẩm cũng như phê-phán) để quan-niệm Chúa là Đấng có khả năng ban-phát huệ-lộc (nhất là ân-huệ và lộc-thánh để ta “tin”) vốn dĩ không phải là ân-huệ của lòng mến và cũng chẳng là quà-tặng trọn vẹn của Đức Chúa.

Thật cũng khó mà nắm bắt/hiểu thấu đáo cung cách Chúa có thể diễn tả bằng ngôn-ngữ cho ta để ta có thể tin, nhưng ta lại không muốn làm bạn-hữu, ít ra là chưa làm thế, lúc này! Ở đây, ta có thể quảng-diễn điều này và (để đối lại lập-trường của nhóm Thệ-Phản cũng như phương-án tư-duy và lập-luận của thánh Phaolô) cũng nên để tầm nhìn vào trình-thuật Tin Mừng của thánh Gioan để hiểu được truyền thông Công giáo và đương nhiên cả đến tư-tưởng của thánh Tôma Akinô, cách đặc biệt.   
      
                                                                                                                          (còn tiếp)                
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch    
                                                                            

No comments: