Chương II
Kinh nghiệm về niềm tin
và mô-hình bậc cha-chú
(bài 14)
Phần I
(tiếp
theo)
Vai trò thần-học chính mạch
Nhiều
nhà thần-học nay tỏ ra cởi mở hơn đối với chức năng của một thần-học chuyên diễn-giải
bằng các phẩm-bình cả những việc như: diễn và giải nữa. Quả là, khi xưa, thần-học
của ta từng thách-thức lập-luận nào tạo ra sự khác biệt nơi diễn-giải, nên đã đề-nghị
Hội thánh ha4y dùng khuôn phép kỷ-luật thay cho sáng tạo thần-học căn bản của
thánh Hội. Bởi, có e ngại rằng: nếu mọi người chấp-nhận lối diễn-giải thần-học một
cách chân-phương/dễ bảo, rồi ra cũng sẽ nhường bước cho việc phát-triển/đổi thay
huấn-quyền, cách thiết-thực.
Huấn-quyền
–xưa là “Magisterium”- từng phản-ứng khá
tiêu-cực về chuyện này. Huấn-quyền không đòi triển-khai tín-lý, nhưng lại đoan-quyết
cách chắc nịch rằng: Giáo-huấn của Hội thánh chẳng bao giờ đưa tín-hữu vào tình-trạng
lầm-lạc, hoặc thúc-bách ai xa rời Chúa, hết. Huấn-quyền lại quyết rằng: Hội
thánh đem đến cho tín-hữu Đức Kitô một chỉ-dẫn khách-quan, thật rất đúng. Thông
thường thì, Huấn-quyền phản-bác những điều mà các thần-học-gia thực thi nền tảng
suy-tư, đề nghị rằng: cũng nên thiết-dựng thứ giáo-huấn song hành với quyền huấn-dụ
của Hội thánh. Và các ngài lại chỉ khích-lệ lối diễn-giải nào chịu phó-thác mọi
sự cho Huấn quyền thôi. Ở đây, có sự lẫn lộn, rất ngộ nhận; vì, thật ra, Huấn-quyền
Hội thánh, chỉ mang tính mục-vụ bằng vào thẩm-định giá-trị thừa-sai hoặc mối hiểm-nguy
nào xảy đến với dân con mình qua lối diễn-giải nào khác. Còn, công tác của các
nhà thần-học đều mang tính chuyên-nghiệp, nhiều thuật-ngữ, lại đặt nặng vào công-trình
nghiên-cứu, học hỏi thôi. Đây không là “Huấn-quyền”. Bởi, khi thực-thi
công-trình mình ưu ái, thần-học-gia Hội-thánh không bắt đầu bằng giáo huấn đương-đại
của thánh Hội (tức: những điều được các vị lâu nay tôn-trọng). Thần-học-gia chính-mạch
thường khởi đầu bằng việc giảng rao lời Chúa rút tự Tân Ước và công việc chú-giải
của các ngài đặt nền tảng vào tính lịch-sử của sự rao giảng có từ nhiều thế-kỷ,
cho đến khi các ngài đạt huấn-quyền Hội-thánh, thời mình sống, mới thôi. Huấn-quyền,
thật ra, chỉ muốn các nhà thần-học phải bắt đầu bằng diễn-giải niềm tin trước, qua
giáo huấn mà Hội thánh của ta vẫn có hồi đó, và có khi còn lội ngược về thời xưa/cũ
nữa.
Kết
cuộc là, có khác-biệt về tính tuyệt-đối thật rõ nét hoặc không minh-nhiên về
công-thức của niềm tin. Đa số thần-học-gia nay để mắt nhìn vào công-thức mà các
nhà thần-học khi xưa chủ-trương, trải qua chặng dài lịch-sử có văn hoá đi kèm với
các sự-kiện cụ thể từng xảy đến. Thế nên, từ đó các ngài mới có khả năng
khai-triển công-tác mãi về sau. Tâm tình Hội thánh hôm nay giống như trước, cũng
rất nhiều.
Điều
này dẫn đến lập trường khác biệt về đối tượng của niềm tin. Cho đến nay, ta vẫn
theo sát lập-trường của thánh Tôma Akinô về: đối tượng niềm tin là chính Chúa.
Lập-trường của Hội-thánh không phai nhạt, vẫn hiện-diện nơi công-thức đặt ra
cho niềm tin. Niềm tin vào Chúa không giới hạn, là cốt tủy của sự tin tưởng, tuy
không vượt khỏi công thức có chữ nghĩa, nhưng không tuyệt-đối-hoá công-thức để rồi
sẽ dạy rằng: các công-thức này mới mang tính thánh thiêng, linh đạo cho niềm
tin. Quan trọng hơn cả, là việc điều-hướng còn diễn tiến và tiếp tục mãi, nhờ đề
nghị mới mẻ, so với những gì được truyền-thống chính-mạch xưa để lại, để rồi sẽ
triển-khai công-thức có ý-nghĩa thiết-thực ở niềm tin. Có như thế, ta mới bắt
chụp tính trọn vẹn nơi Chúa là đối-tượng niềm tin đã và đang mở ra cho con người,
để mọi người chấp-nhận giá trị và giới hạn của niềm tin, đầy công-thức.
Đề-tài này, cũng nên xem:
R.Gaillardetz, trong “The Road Ahead”, America
Magazine, 24-9-2012 và D. Wuerl, trong “The
Noble Enterprise”, America Magazine, 4-2-2013.
Thánh Tôma rập khuôn
tư-tưởng của thánh Gioan về niềm tin
Nói
cho cùng, về vấn đề này, thánh Tôma Akinô mang nặng sắc-thái rất “Gioan”, khi
thánh-nhân tỏ bày lập-trường của mình về niềm tin. Đặc biệt, là khi ta qui chiếu
tác phẩm của thánh-nhân có tên là LECTURA SUPER JOANNEM, càng rõ hơn.
Nên xem thêm: S.-T.
Bonino, “Le rôle des apôtres dans la
communication de la révélation, selon la Lectura in Joannem, Bulletin de
Litérature Ecclésiastique, 2002, tr. 317-350.
Sự
việc này đã minh chứng là: thánh Tôma từng rập khuôn tư-tưởng của thánh Gioan về
niềm tin đặc biệt vào Kinh thánh. Và, nhiều người từ đó mới hỏi: thánh-nhân làm
cách nào để đầu-óc mình đính chặt vào lối hiểu biết thần-học về niềm tin như thế?
Thật
ra, thánh Tôma chưa từng chú-giải tư-tưởng của thánh Gioan theo cung-cách thần-học
hết. Nhưng, như những người sống cùng thời với mình, thánh-nhân công-nhận rằng:
tác-giả “Tin-Mừng-theo-thánh-Gioan”, vị tông-đồ được Chúa mến thương, là tác-giả
Tin Mừng mang tính sử-học, thực sự. Trước mắt, thánh-nhân đặt trọng-tâm vào
trình-thuật “Tạ-Từ”. Thánh-nhân, cũng quan niệm rằng: chính Đức Giêsu đã huấn-dụ
các tông đồ Ngài theo cung-cách sử-học dựa vào ngôn-ngữ thích-hợp để diễn giải mọi
nhiệm-tích. Thánh Tôma tư-duy không theo nghĩa phát-triển một cách tiệm-tiến
các ý-niệm trải dài từ nhiều thế-kỷ, mãi cho đến thời diễn ra Công đồng ở Hy Lạp.
Tuy, thánh-nhân coi tông-đồ Chúa như đấng thánh nắm trọn lời Chúa theo tính sử-học,
chí ít vào những ngày trước Lễ Vượt Qua và đặc biệt vào lễ Ngũ Tuần. Thánh Tôma
coi Hội thánh khi ấy và thời kế tiếp, tùy thuộc diễn-trình của các tông-đồ và vào
việc các thánh vẫn tin tưởng vào Đức Kitô Giêsu. Theo thánh Tôma, Tin Mừng được
viết ra như một sự kiện lịch-sử cách xác-thực. Thánh-nhân chưa từng viết tiểu-luận
nào về tông đồ của Chúa ở đâu hết, nhưng bài mà thánh-nhân giảng về thánh Gioan
tông-đồ lại đã tập-trung nhấn-mạnh vào các tông-đồ theo tầm nhìn của Chúa. Hội
thánh thời sau này, cũng tùy thuộc tầm nhìn của các thánh tông-đồ về niềm tin. Thành
thử, muốn ngợi ca/tuyên dương thánh Tôma cho đúng cách, tưởng cũng nên biết:
thánh-nhân cũng có những hạn-chế của mình về sử-học. Theo cung-cách lịch sử, vẫn
có và phải có chức năng về các lập trường tương-tự như thế. Tuy nhiên, thánh
Tôma lại đã viết khảo-luận “thần học” rút từ tư tưởng nòng cốt của thánh
Gioan, coi như những điều này đã xảy ra trong đầu mình, vào khi ấy. Rõ ràng là:
thánh Tôma nói về các tông đồ vẫn tin-tưởng vào Chúa theo cung-cách đầy sử-tính;
thánh-nhân còn nói cả về Hội thánh, cũng bằng các và ngang qua sự việc như thế.
Về
điểm này, xem ra tư-tưởng của thánh Tôma không mấy độc-đáo cho lắm. Thánh-nhân tuy
có viết cũng chỉ là viết theo cảm-hứng và truyền-thống có từ thánh Augustinô và
Gioan Kim Khẩu, mà thôi. Có lần thánh Tôma từng cho biết: ông rất thích bài khảo-luận
của thánh Gioan Kim Khẩu khi ngài viết về thánh Mát-thêu, hơn như thể sống ở Paris
mà đơn thuần chỉ biết chiêm-ngưỡng vẻ đẹp về mọi thứ. Ông cũng đem đến cho người
đọc nhiều tư tưởng khá ư độc-đáo qua giòng suy-niệm về thánh Gioan rất thánh-sử.
Đó
là tầm nhìn thần-học cũng rất riêng của thánh Tôma, về kế-hoạch của Thiên Chúa
và về vũ-trụ do Chúa tạo-dựng. Quả là, trong chuyện này, thánh Tôma mang nợ rất
nhiều từ tác giả Denys, nhưng thánh-nhân chỉ dùng tư-tưởng của tác giả này, làm
điểm tựa cho lập-trường mình đưa ra, mà thôi. Quả là: thánh Tôma không chỉ đơn-giản
“sử dụng” tư-tưởng ở Tin Mừng thánh Gioan như chìa khoá chính hoặc như chiếc “mắc
áo” khoác lên tư tưởng của mình; mà, còn diễn-đạt lập-trường về niềm tin rút từ
Tin Mừng, ngõ hầu tạo tầm nhìn triết-học của riêng ông. Và từ đó, ông cũng đem
lại những nét chính-yếu mà trước đó chưa có ai làm.
Trên
tất cả, lập-trường của thánh Tôma chính là tầm nhìn về “sự tham gia dính dự”, đây
là cụm-từ mà riêng tôi vẫn do dự mỗi khi dùng đến, dù đó có là ngôn-từ cổ-điển do
triết-thuyết thuộc trường-phái tân-Platô chủ-trương. Dĩ nhiên, thánh Tôma từng
đứng vào hàng-ngũ những người như thế. Nhưng, thánh-nhân lại diễn giải chủ thuyết
này theo đường lối tư riêng của mình. Thánh Tôma coi sự việc gọi là “động tác” như một hiệp thông sâu sắc; và,
ông coi “động tác cao cả” là việc mà Đấng Tối Cao đã từng làm. Theo thánh nhân,
hiện-hữu là hiệp-thông, cộng-tác. Thánh Tôma còn dùng cụm từ “Lòng độ lượng” và “sự phóng khoáng” nơi “động
tác” tiên quyết, như sự việc đầu tiên mà Đấng Hiệp-Thông-Thương-Yêu thực hiện
trước nhất, có cơ duyên ban đầu do Chúa phú ban. Thiên Chúa là Đấng Sẻ San tất
cả mọi sự. Ngài muốn san-sẻ phẩm-cách của Ngài như động tác và cơ duyên, như Đấng
Hiệp Thông từng san sẻ, bằng vào việc tạo cơ-duyên cho thuộc cấp hoặc cho chủ-thể
có tác-động, tức Đấng Hiệp Thông ân cần, trọn hảo. Từ đó, ta trở thành hình-ảnh
cao quý rất khả-thi, là do Chúa. Và như thế, ta càng gần gũi Ngài; và trở nên
thành-phần của kết-quả chứ không là nguyên-nhân ban đầu. Bởi, cơ-duyên là
nguyên-nhân hạn-hẹp gần gũi hậu-quả hơn. Thánh Tôma, từ đó, thấy ở nơi chân trời
của “tham gia dính dự”, có “định luật trung gian” và “định
luật thần tiên to lớn” nữa. Thế
nhưng, bên trên mọi sự, thánh Tôma coi đó như chân trời đầy hiệp-thông, rất trao
đổi.
Kết
quả của phương án này, là nguyên-nhân thứ-yếu trở thành “nguyên mẫu” cho hữu-thể ở
bên dưới, hầu chúng có thể tạo ảnh-huởng và gây nên hậu-quả. Là nguyên mẫu tạo sự
việc, chúng đề ra mẫu-mã về ý-nghĩa của mọi sự. Vũ-trụ vạn-vật, vì thế, cũng trở
thành một loạt các mẫu-mã được điều-hành để cho thấy “ý nghĩa” ấy ra như thế
nào và thực sự đề-bạt yếu-tố thực-thi ý-nghĩa ấy. “Ý nghĩa” là việc rất quan
trọng. Ý nghĩa đây, có nghĩa như một nhận-thức rất tích-cực.
Thánh
Tôma còn đi xa hơn nữa. Thánh-nhân nghĩ: động-tác cao hơn và đậm-đặc hơn ý-nghĩa
đích-thực và vị-trí của nó trong hệ-cấp vũ-trụ lại càng có ý-thức và trí-tuệ
hơn. Thế nên, ông mới thấy khuôn-khổ
tốt đẹp nhất của sự tham gia như hình thức có ý-thức và trí-tuệ như thông-đạt.
Điều này, đối với thánh Tôma, là điều mà Thiên Chúa vẫn duy-trì trong tâm-khảm
Ngài và Ngài vẫn muốn thăng-hoa nó.
Việc
này có nghĩa: toàn bộ bí-nhiệm của vũ-trụ là hàng loạt miêu duệ của Sự Thật (tức ý-nghĩa chính-đáng) đi vào phần-vụ ở dưới
thấp, có cảm kích về ý-nghĩa này, rồi cũng sẻ-san nhiều hơn nữa. Hiệp thông này hoặc sự “tham gia vào Sự
Thật”, một lần nữa, là thứ gì đó trở nên có ý-thức rất trí-tuệ, tức: nó phải được
chiêm ngưỡng trước khi được trao ban.
Thánh Tôma lại đã tiến sâu vượt quá sự hiểu biết mà chỉ mang tính thể-lý hoặc bản-thể
khá cứng-đọng về một thế-giới có tham-dự như thể nó có nghĩa như một loạt các
lĩnh-vực cao hơn hoặc thấp đi. Thánh-nhân nhận ra điều đó ở bên dưới án-lệ về Sự
Thật đầy năng-động đã được chiêm ngưỡng và trao ban. Ơn gọi con người vào với sự
việc này, là “để thấy được” và “được thấy.”
Sự
chiêm ngưỡng ở mức độ cao nhất có nghĩa: phải hiểu biết trực tiếp, cấp bách. Ở lĩnh vực thấp kém hơn, thì hiểu/biết
lại trở thành sự việc cũng gián-tiếp hầu chiêm-niệm do các sự việc ở trên cao tạo
ra.
Nơi
“lĩnh vực cao cả” ấy, có thể có sự hiểu/biết
đích-thực không cần Tình thương yêu. Ngõ
hầu đạt Sự Thật có mức độ chiêm niệm, người người phải ở trong tình thương yêu
cùng với Sự Thật; và, phải có liên quan với sự việc như thế trong khuôn-khổ
tương-tác giữa người với người. Tuy nhiên, “tình
đệ-huynh” đính kết Sự Thật, cả ở tính “mật
thiết” trong đó nữa, khiến Sự Thật coi những người chiêm-niệm như là “người
của mình” và yêu thương người ấy mà không cần phải bắt chước một ai. Đây,là ý
nghĩa đích thực của tình “Bác ái”. Điều
này bao hàm một khám phá ra rằng: Sự Thật tự nó cũng tựa hồ như bản-thể con người.
Điều
này còn có nghĩa, rằng: trong khi cần “diễn giải” Sự Thật để đưa vào ngôn từ và
thành tín-điều, thì những gì quan trọng lại là sự “hấp thụ nội tại” cách chủ động về Sự Thật được chuyển-tải và
chiêm-ngưỡng qua ngôn-từ. Điều này giúp ta “hiểu/biết” sự việc. Có lẽ nó được hiểu
cao hơn ta hiểu, về Sư Thật nữa.
Ở
đây, rõ ràng là: có vấn đề. Mọi sự như thế, là có thật. Nhưng, với con người,
việc này thật cũng khó. Bởi, ngay trong trí-tuệ mở rộng, con người vẫn có thể làm
được chuyện đó, nhờ vào uy-lực của chính mình mà không cần ai trợ giúp. Ở đây,
cần đến quà tặng siêu nhiên, tức quà
tặng “niềm tin”. Quà tặng này, được
ban cho những người chân phương, bình dị, ít văn hoá –tức: những người “không có văn hoá” – cốt tỏ quyền uy sức
mạnh của Đấng Tham-dự Vô Cùng Vô tận. Và tự do của Chúa trong yêu thương, đến
nay không được nhấn mạnh là bao, lại trở-thành hiện-thực từ sáng kiến của Thiên Chúa đầy thương yêu,
giùm giúp, Đấng quyết-định yêu-thương mọi người chúng ta ngay từ đầu, cốt
nâng-nhắc ta để rồi ta cũng thương-yêu Đấng Yêu Thương như thế. Thánh Tôma từng
đạt sự hiểu/biết này qua niềm tin của chính ông, đặc biệt là niềm tin ấy được củng
cố trong bài giảng về Tin Mừng Thứ Tư, của thánh Gioan.
Cũng nên xét thêm về vấn đề này, ở
đây.
Nhất là khi mức độ “tham
gia vào Sự Thật” ở độ cao nhất. Còn mức độ
thấp bé hơn thì sao? Thật ra, cũng chẳng có khác biệt là bao. Ở đây, cũng nên
áp dụng cùng một nguyên tắc như thế. Tuy nhiên, đây vẫn có nguyên tắc mới, là:
các chủ thể ở mức thấp, được sẻ san luồng sáng chiêm-niệm phú ban cho những người
ở cấp độ cao hơn, bằng việc đặt niềm tin
của họ vào với những người như thế chứ không chỉ trực tiếp nơi Chúa. Chính
trong bối cảnh ngôn ngữ như thế, mà hình hài về sự tham dự tổng thể sẽ “hoạt động”
được. Và, thánh Tôma biết điều này, là qua Tin Mừng.
Và như thế, những gì
được những người ở cấp cao hơn đang làm lúc ấy, lại là động-tác có vai trò trung gian. Nói nôm na, thì: họ
trở thành “chứng nhân” của Sự Thật mà
họ chiêm-ngắm. Họ sẽ nói lên điều đó cho bên ngoài –bằng ngôn-từ, ta gọi là “giảng
giải” những điều như thế. Và khi làm thế, họ có vai trò trở về với thực tại khác biệt của vũ trụ để trở về với Nguyên tắc
họ xuất xứ vốn từ đó. Họ là chứng nhân cũng như người chuyển tải ơn mặc khải
mà họ nhận được. Thực hiện vai trò như thế, là họ phải tự xoá-bỏ bản thân, và
làm chứng-nhân theo cung cách mà người nghe hướng về Chúa là Đấng đến với họ,
không phải ngay từ đầu với người làm chứng từng kiểm-tra việc Ngài đến. Họ cũng
xử sự như người tự-do, có ý thức, như người thông minh có trí-tuệ chuyên chiêm
niệm nguyên-nhân quan-yếu trong toàn-bộ tiến-trình này. Họ buộc phải nói lên Lời,
rằng: sự việc nay mang tính hoàn-vũ không giới hạn là chính “Sự Thật”. Họ phải
nói ngay từ đầu, rằng: họ được sai phái và có sứ-vụ để làm thế. Nói nôm na, thì
đó là cuộc sống thừa sai, rất tông đồ.
Những gì thánh Tôma nắm
bắt được, qua bài giảng về Tin Mừng Thứ Tư, là để nói lên rằng: làm sao mô hình
này lại có thể xuất hiện được. Lúc đầu, sự việc nằm ở chính con người của Đức
Kitô, Đấng là Lời và là Sự Thật. Và, Lời đã thành tâm-thức của con người nằm
nơi con người. Và, Đức Giêsu-là-Đấng-Lời đã sống và đã có ở nơi Cha và Ngài là
Sự Thật nguyên hình dạng.
Thứ đến, nơi con người được gọi ngay từ đầu là để gần
gũi Đức Giêsu. Với họ, Đấng-Lời-Nhập-Thể là chính Ngài, lại sẽ chuyển-tải tín-điều
bằng ngôn-từ của con người, trong khi Thần Khí Ngài cam-đoan hấp-thụ vào tận
trong, và Ngài chủ-động trong đó. Đây là cung-cách Chúa sử-dụng để “huấn dụ” mọi
người (xem Augustine, De Magistro). Nhờ có nguồn thần-hứng của Đấng-Toàn-Năng-Toàn-Thiện,
đã tạo điều kiện để con người hiểu được sự việc (Job 32: 8). Tin Mừng thánh
Gioan cũng đưa ra một hình-thái tuyệt vời về chuyện ấy, khi thánh-sử viết: môn
đệ được Chúa thương-yêu ngự nơi Lời như Lời ngự nơi Cha là Đấng không tì vết.
Đây là kinh nghiệm về
sự thanh lọc. Và là tiến-trình chầm
chậm, rất tiệm-tiến. Thánh Tôma đọc Tin Mừng Thứ Tư lại không nghĩ rằng: sự việc
này đã thành trọn vẹn vào trước Lễ Vượt Qua và cả Lễ Ngũ Tuần, dù có khía-cạnh
khác-biệt ở trong đó, đã hiện-diện ngay trước đó. Mãi cho đến Lễ Ngũ Tuần, mọi
người vẫn không hiểu/biết đủ về lý-lịch thực-thụ của Đức Giêsu, là tính Thánh
Thiêng của Ngài và thực ra, họ cũng không hiểu/biết Cha và Thần Khí Chúa như thế
nào, hết.
Giá
trị công trình của thánh Tôma Akinô nói về thánh Gioan không nhất thiết đối-nghịch
lập-trường hiện nay -bởi có khác-biệt trong nhận-thức sử-học về nguồn-gốc và
tính độc-đáo của Tin Mừng thứ Tư, ở đây. Đây, là mô-hình đặc-biệt về “sứ vụ tham
dự”, ngang qua những gì được mặc-khải ở Tin Mừng này. Tầm-nhìn khi ấy đã là
chìa khoá cho mọi biểu tượng ở Tin Mừng. Thực ra, có thể: hôm nay, sẽ còn nhiều
người thắc mắc/vấn nạn về tính chính-xác theo nghĩa sử-học nơi vai trò của các
tông đồ để lại sẽ hỏi rằng: các thánh “hiểu” được bao nhiêu về Đức Chúa mang
tính lịch-sử. Tuy nhiên, đó là những gì thánh Tôma không bận tâm/biết đến; và
điều đó, cũng chẳng gây ảnh-hưởng nào lên khái-niệm của thánh-nhân, về vấn đề
này.
(còn
tiếp)
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment