Suy
niệm Chúa Nhật Thứ 24 Mùa Thường Niên Năm C
“Sợi buồn con nhện
giăng mau”
Em ơi hãy ngủ, anh
hầu quạt đây!
Lòng anh, mở với quạt
này;
Trăm con chim mộng,
về bay đầu giường.”
(thơ Huy Cận)
Lc 17: 5-10
Anh hầu quạt, cùng
chim mộng. Bay đầu giường. Hỏi đó, có là tâm tình của người đời. Ở mọi thời?
Lòng em mở. Với yêu thương. Xin thưa, thế đó là tâm tình nhà Đạo. Ở khắp chốn.
Với nhau.
Trình
thuật, thánh Luca không đặt ra những câu hỏi và thưa như thế, nhưng thánh nhân
nay viết về niềm tin-yêu. Tha thiết. Giữa mọi người. Trước hết, như quyết đoán
của ngôn sứ Khabacúc, ở bài đọc 1, về: bất công, áp chế và hạch sách, ở khắp
nơi. Nơi nào, cũng thấy hung hãn. Bạo tàn. Bèn cảnh báo:“Phá phách. Bạo tàn,
đâu cũng thấy dẫy đầy tranh chấp, cãi cọ.” (Kb 1: 3),
Nhận
định của ngôn sứ, nay mang dáng dấp một thị kiến rất “kết hậu”:”Hãy viết lại
thị kiến; và khắc vào tấm bia để mọi người đọc, cho xuôi chảy. Thị kiến tiến
nhanh tới chỗ hoàn thành; không làm ai thất vọng. Thế nào nó cũng đến, không
trì hoãn.” (Kb 2: 2-3)
Trình thuật, nay có
tông đồ rất thánh đã nài van:”Xin Thầy thêm cho chúng tôi một lòng tin.” (Lc
17: 5) Lời van xin của vị tông đồ rất thánh, cũng phản ánh tâm tình của cộng
đoàn tiên khởi. Tâm tình muốn có thêm lòng tin, để kinh qua thời bách hại, bạo
tàn, cứ tiếp diễn. Lời kinh trên, nay còn thấy ở Hội thánh Trung quốc. Nơi, vẫn
còn thấy xảy đến những bách hại bằng nhiều cách. Bách hại dữ dội, thời Cách
mạng văn hoá. Bách hại tinh tế, thời bây giờ. Vì thế nên, Hội thánh nơi đây vẫn
xin Chúa, một niềm tin rất vững, để có thể tồn tại trước mọi áp lực, từ nhiều
phía.
Điều mà các thánh
quyết van xin, không chỉ là khả năng nhận thức giáo lý, với giáo điều; mà
là: có niềm tín thác/cậy trông, rất thâm
sâu. Vững mạnh. Xin được xác tín rằng: Chúa luôn ở bên ta, dù không thấy. Dù,
có người cứ nghĩ là: Ngài ở rất xa, khiến con người chả khi nào với tới. Xin,
là để chắc chắn có niềm xác tín rằng: Chúa vẫn đỡ nâng. Giùm giúp, hết mọi
người. Vào mọi buổi.
Niềm xác tín ta xin,
là để người người biết rằng: Chúa vẫn ban niềm tin vững chắc, rất đích thực.
Nhưng không vì thế, mà ta có thể thoát được tất cả thực trạng của cuộc sống,
luôn đấu tranh. Tranh giành. Khốn khổ. Trình thuật, nay tỏ rõ: sống đời Kitô
hữu rất hay tin, là tin rằng: Chúa vẫn hứa chăm nom đùm bọc hết mọi người. Thế
nhưng, Ngài đâu đã hẹn bãi bỏ mọi khổ đau, âu sầu và nỗi chết. Thế nên, gặp khi
đau khổ, sầu buồn đến chết, người người hãy nhớ cho rằng: đến Con Một Ngài cũng
có lúc nài van nhưng Chúa Cha cũng đâu
cất đi chén đắng nhục nhằn đau đến chết được. Hãy hiểu rằng, âu sầu/chết chóc
Ngài chịu, là để người người sống vinh quang, với Ngài. Buổi Phục Sinh.
Điều Chúa hứa hẹn,
là: với niềm tin đạt được, ta có đủ sức mà chịu đựng mọi khổ đau, âu sầu, khi
nó đến. Để ta có đủ sức mà chấp nhận, ngõ hầu sống tươi vui đầm ấm, trong Nước
Trời mà Ngài tạo dựng. Trong tinh thần ấy,
Chúa tiếp tục giáo huấn bằng một so sánh thân phận đồ đệ chân chính với đầy tớ
thân
thương, mới vừa lao động về, đã được bảo: “Mau lại đây, ngồi xuống mà dùng
bữa!” (Lc 17: 7). Không như người đời: vừa về đến nhà, đã bị sai bảo thêm
việc khác để khai thác.
Xem thế, thì: tương
quan giữa ta với Chúa, không dựa trên đổi chác/bán buôn. Trục lợi. Tựa như kiểu
của người đời. Như: tôi làm nhiều việc lành phúc đức, ắt Chúa phải ban thêm ơn.
Như, ta vẫn nghe: “có đi có lại, mới toại lòng nhau.” Trái lại, tương quan với
Chúa, là quan hệ thương yêu, nhằm mục đích đỡ đần, phục
vụ. Tuyệt nhiên, không đòi hỏi một đáp trả nào hết. Tất cả sức lực người người
bỏ ra khi phục vụ người khác, chính là món quà Chúa tặng ban. Quà Chúa tặng, là
những mời mọc đầy cảm kích, để khi hoàn tất, người phục vụ dù thân xác có mệt,
nhưng lòng không nản.
Quan hệ bình thường
với Chúa và với người, là quan hệ rất yêu thương, không mang tính chất của
người đời đòi đáp trả như: “hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”. Quan hệ với Chúa,
và với người, luôn đính kèm niềm tươi vui hãnh tiến. Là, cho vô điều kiện. Cho,
mà không đòi. Dù, chỉ đòi mỗi tiếng “cám ơn”, gọn ngắn. Cho, là san sẻ tình
thương ta có. Là, sẻ san hạnh phúc/sướng vui, ta gầy dựng.
Chính vì thế, đừng
nên tưởng Đạo Chúa, như ngân hàng chuyên ban phát lợi lộc. Như, ngân hàng ngoài
đời, là chốn chỉ muốn cho vay, rồi lại đòi. Đạo Chúa cũng không là “siêu thị’,
để người người vào đó mà kiếm tìm món đồ mình cần đến. Đạo Chúa, cũng không
mang tinh thần của người anh cả, trong dụ ngôn “người con hoang”, vẫn cứ thưa:“Cha
coi, đã bao năm trời con hầu hạ Cha, và chả khi nào dám trái lệnh, thế mà có
bao giờ Cha ban dù chỉ một dê con vỗ béo, để ăn mừng?.” (Lc 15: 29).
Và, như: thánh Phaolô
lại đã trần tình với đồ đệ thân yêu, ở bài đọc:“Tôi nhắc anh nên khơi dậy
đặc sủng của Chúa, đặc sủng mà anh nhận được khi tôi đặt tay trên anh.” (2Tm
1: 6). Xem thế thì, một đời dấn bước theo Chúa mà phục vụ, không là niềm tự hào
để ta vênh váo, mà chỉ là ứng xử nhằm khơi dậy đặc sủng Chúa vẫn ban. Đặc sủng
Chúa ban, là ban cho mỗi người. Và, mọi người. Vấn đề là, đã có mấy ai biết
khơi dậy đặc sủng ấy, để tiếp tục? Mấy ai từng đáp trả, mà vẫn quên?
Quà niềm tin nơi
Chúa, không mang tính rụt rè. Nhút nhát. Hoặc đắn đo cho tương lai. Mai ngày.
Nhưng, là:“Thần Khí khiến ta được đầy quyền uy/sức mạnh. Tình thương. Biết
tự chủ.”. Với Thần Khí, Ta sẽ không
“hổ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa”. Tuy nhiên cũng không có nghĩa: sẽ đảo
ngược những gì xã hội kỳ vọng. Hoặc, mất đi những gì cần cho an toàn xã hội mà
Đạo Chúa đem đến.
Nhiều người trong ta,
dù chẳng có kinh nghiệm sống khổ đau. Sầu buồn. Chết chóc. Nhưng cũng đừng vì
thế mà quên bày tỏ sự hỗ trợ cho những ai đang sống và phục vụ người khác, để
Tin Mừng Chúa lan rộng khắp chốn. Đừng ngại ngần kết liên/hỗ trợ người anh
người chị trong Hội thánh, đang bị quyền lực đạo/đời uy hiếp, dưới bất cứ hình
thức nào hoặc vì bất kỳ lý do nào, họ trưng dẫn.
Bài đọc hôm nay,
thích hợp với cuộc sống của mỗi người. Mỗi ngày. Thích hợp, là bởi: đến bây
giờ, nhiều người vẫn còn đấu tranh cho Sự Thật. Cho tự do, và phẩm giá. Những
người từng đấu tranh phục vụ như thế, sẽ đem đến cho ta một cật vấn, hỏi rằng:
ta làm được gì để hổ trợ họ? Xã hội hiện thời, vẫn còn đầy những thứ để ta có
thể san sớt cho những người cần nhiều hơn ta. Rất nhiều người vẫn còn sống dưới
mức trung bình, của nghèo túng. Vẫn bị đẩy lùi khỏi xã hội, cuộc sống. Ở nơi
đó, họ vẫn bị khinh chê, dè bỉu. Thậm chí, còn bị khai thác/bóc lột đến tận
xương.
Thậm chí, có nhiều
người nay vẫn nghi ngờ, quở trách Chúa. Đổ lỗi cho Chúa là tác giả của những
thương đau. Sầu buồn. Khổ ải. Vẫn ngầm trách Chúa, cho rằng: mọi tệ hại trong
đời là kết quả của tạo dựng, không hợp thời. Tai ương/bệnh tật xảy đến, là do
Giáo hội Chúa không đủ nhạy bén, nhúng tay vào. Thực hư, hẳn ai ai cũng đều
biết nguyên do. Và, hậu quả. Chính đó, là ý nghĩa và động lực khiến Hội thánh
nay khuyến khích dân con hãy cùng đồ đệ hôm trước, ngỏ với Chúa:”Xin thêm
cho con, một niềm tin”. Rất vững chãi. Để, mọi người qua cơn bách hại tinh
vi, về thần trí.
No comments:
Post a Comment