Tuesday 3 September 2013

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Thơ Thánh Phaolô thứ I Corinthô Đọan 4 câu 6 (tiếp theo)





Đọan 4 câu 6
Fần thứ hai: rất tranh-luận; cứ dịch từng chữ ra La-tinh thì phải viết: ‘ut in nobis discatis illud ne ultra illa quae scripta sunt, ne unus pro alio inflemini contra alium’.
‘ne supra illa quae scripta sunt’ (Hy-lạp: tò mè ‘upèt ‘a gegratai) được giải-thích theo nhiều kiểu:
a)    Có hiểu ngầm cái gì (một động-từ như ‘phronein (sentire) theo ít thủ-bản) và nhắc đến một thành-ngữ:
–như một châm-ngôn thương-mại: giao kèo thế nào thì áp-dụng y như thế, đừng kỳ kèo bớt thêm gì nữa. (J. Weiss, Allot r. 73)
-ngạn-ngữ căn-bản là lời ‘ne quid nimis’ (mè ‘uper) – còn ‘illa quae scripta sungt’  fải nối với sau các điều tôi (Faolô) viết đó là để… (Zerwick).
-châm-ngôn của những người chống đối Faolô, bây giờ Faolô vặn lại trả đũa (Heinrici, Meyer)
-gregraptai: được hiểu về một lời do sách thánh:
Hoặc là tất cả Cựu-ước (Bengel, Holsten, Lũtgert, Toussaint)
Hoặc là các xuất-xứ Kinh thánh trong các đoạn trước: 3: 19t rồi các xuất-xứ 1: 19 31) (Gutjahr, M.D. Hooker (coi: NTS 10 (1963/4) 127-132)
Hoặc là một lời của Chúa (Yoan Kim-khẩu)
Hoặc là một ngụy-thư mai-một rồi (Clemen)

b)    Là lề-chú mạo-nhập (Baljon, W.F. Howard, J.Héring)
Héring cắt-nghĩa thế này:
-nguyên văn: hina en ‘èmĩn mathète hina mè ‘eis…(ut in njobis discatis ne unus adversus alterum infletur)
-rồi một người chép: hina en ‘èmĩn mathète hina ‘eis…’ (quên tiếng ‘mè’. Đọc lại thấy mình quên tiếng ‘mè’ thì viết lại trên câu tiếng ‘a của tiếng ‘hina’
-một người chép khác vừa viết lại tiếng ‘mè’ trong câu, vừa cẩn-thận viết bên lề-chú ‘tiếng mè (trước kia) đã viết trên đầu chữ a’
-đến lượt người chép thứ ba: lề-chú lại đem ngay vào trong văn-bản.
Điều khó klhăn nhất cho cách giải-thích này là không có chứng-chỉ văn-bản!

Câu 6c/ chỉ có mục-đích nói đây mới hoàn-toàn theo mạch-lạc. Tiếng nói ‘làm fách’: chính thì nghĩa của động-từ ‘phusióô’ là thổi bễ (phusa), passif: bị thổi fồng ra, trương ra, nhưng chỉ dùng theo nghĩa bóng: trương fồng ra vì tự cao (như con nhái, hay ễnh ương)

Câu 7-15: Những câu chấp-chứa mỉa-mai và cơn thịnh-nộ của thánh dông đồ đứng trước tính tự-cao tự-đại của tín-hữu.

Trước đây, thánh Faolô đã nhắc lại cái dĩ vãng không có gì là tốt-đẹp của cộng-đoàn (1: 26). Nhưng tín-hữu Hi-lạp thấy được rõ-ràng . Quân tử là vua, theo đạo-lý autarkia của Khắc-kỷ. Triết-lý thay cho cả giàu có (Diogène): triết-lý thay cho cả tông-đường và quyền-thế. Tín-hữu Côrinthô lấy lại châm-ngôn của Khắc-kỷ và dung-hoà với đạo-lý vương-quyền thiêng-liêng của Kitô-giáo: Trí-khôn được nhắc cao bởi các ơn-huệ của Thánh-thần đã đặt họ lên chóp-đỉnh mà hạng thương-lưu trí-thức nhân-loại không bao giờ bì kịp. Ngay từ đời này, từ bây giờ họ đã là vua. Tinh-thần Hy-lạp hướng ngay vào đời sống hiện-tại; không fải chờ đợi sự sống đời sau, hiện-tại fải làm cho fần hồn được nảy-nở và fúc-lạc bằng khôn-ngoan và tôn-giáo. Thánh Faolô khiển-trách một cách mỉa-mai, mà so chiếu họ với số-fận các Tông-đò.

Câu 7-9/ Nhắc lại đạo-lý căn-bản: tín-hữu không có gì mà lại không fải là ơn của Thiên-Chúa, chịu lấy ngang qua lời rao giảng Tin Mừng. Họ sẽ là quá tự-fụ nếu họ tưởng họ đã vào Nước Thiên Chúa và đã tham-dự vương-quyền trong khi các Tông-đồ liều mạng sống, hy sinh tất cả vì họ. Các vị đó nên trò cho thế-gian như những người bị tử-hình bị sung làm đấu-vật giết nhau trong hí-trường.

Câu 10/ toát-yếu tình-hình bằng 3 fản-đề đầy mỉa-mai: các nhược-điểm nơi tông-đồ là sự thật fũ-fàng, còn những ưu-điểm nơi tín-hữu chỉ là ảo-tưởng.

Câu 11-12a/ số-fận bi-đát của tông-đồ, của những chứng-tá chân-chính.

Câu 12-13a/ thái-độ bên-trong của một tín-hữu fải có khi gặp hoạ-khốn.

Câu 13b dùng hai tiếng ‘fế-thải’, ‘rác bớn’. Tự tiếng thì nói đến những gì fải vất bỏ đi khi rửa bát, cạo bát, và ám-chỉ đến đồ dơ-dáy, đồ bỏ đi. Nhưng các tiếng đó cũng dùng để chỉ một hy-sinh đền tội cho kẻ khác (nhưng là thứ hy-sinh đầy nhờm tởm, coi như đồ xú-uế: vì thường là hạng mạt dân, bị kết án rồi). Chỗ này thánh Tông đồ đặt mình gần lý-tưởng Thập-giá hơn các đoạn như (Ga 6: 17 2C4: 10t 6: 9 IC 15: 31 Ph2: 17 Co 1: 24): vì Thập-giá chính là một người bị coi như ác-nhân bị tử-hình nhưng lại mang ơn cứu-rỗi cho thiên-hạ. Có thể Faolô lấy lại những fê-fán của dân-chúng về chính mình ngài…

                                                                                     (còn tiếp)

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh thánh thập-niên ’60))


No comments: