Trình
thuật hôm nay, thánh Luca không chỉ kể về tiệc, về tình mà còn về Vương Quốc
Nước Trời. Chính đó, là mục tiêu mà mọi con dân nhà Đạo đều nhắm tới. Về
tiệc hôm nay, nhóm Pharisêu vẫn muốn xem
Đức Chúa làm những gì, vào ngày Sabát. Và, Chúa có lẽ đã bị chỉ trích, vào lúc
Ngài mở lời.
Lời Ngài mở, không nhằm đối đáp với
bọn người xấu chỉ muốn hỏi xem Ngài có những hành vi chống lại lề luật không.
Lời Ngài, là về dụ ngôn với những ảnh hình, rất thực tế. Thực tế như sự thực
đang diễn ra trước mắt gồm các thực khách đến dự. Và một thực tế khác, là: Đức
Chúa vẫn ngồi cùng bàn với đủ mọi hạng người: từ kẻ giàu sang quyền thế, đến
người nghèo hèn, tội phạm. Ngài đến với hết mọi người. Ngài đến như giọt nắng giọt
mưa đổ tưới trên đầu mọi thần dân.
Lời Ngài nói bằng dụ ngôn, nhằm đáp
ứng lề lối mà thực khách thời đó vẫn hành xử, khi vào tiệc. “Họ chỉ muốn chọn chỗ nhất mà ngồi.”(Lc
14: 7) Vào thời buổi này, các buổi tiệc
do quan “lớn” khoản đãi, đều có định chỗ trước cho khách ngồi vẫn là chuyện
thực tế, rất ý nhị. Các đấng bậc có vai vế quan trọng được xếp chỗ gần chủ nhà.
Có tiệc, chủ nhà còn định chỗ bằng cách để thẻ bìa có đề tên.
Lời Ngài tỏ bày hôm nay, đảo lộn mọi
trật tự của đời thường. Đức Chúa vẫn thường khuyên dạy: “khi được mời đi ăn, thì đừng ngồi vào chỗ nhất”. Làm theo như thế,
kẻ bon chen cạy cục sẽ không tránh khỏi tình trạng khó xử.Và, đôi lúc cảm thấy
phẩm giá con người bị xuống thấp. Nếu làm theo đề nghị của Ngài, chắc cũng có
người sẽ coi đó như hành động dưới cơ, thiếu tự tin. Tình cảnh này được coi như
một tai ương giao tế đến bất ngờ. Nhưng ở đây, khi Đức Giê-su kể dụ ngôn, Ngài
không cố ý khuyên ta nên hành xử hoàn toàn từng chữ. Nghĩa đen.
Điều Ngài muốn nhủ, là: ở nơi Vương
Quốc Nước Trời, việc chọn chỗ nhất nơi bàn tiệc là chuyện không nên, dễ ngộ
nhận. Bởi, ý nghĩa và tinh thần của Vương Quốc Nước Trời không qui vào vị thế
xã hội. Thứ đời phàm lúc nào cũng đổi thay. Với nhà Đạo, chuyện quan trọng chỉ
nằm ở chỗ: làm sao duy trì được tương quan giữa chúng ta với Chúa, và với mọi
người cho tốt đẹp.
Đừng quá
bận tâm đến vị thế chỗ ngồi. Hoặc, thứ bậc. Địa vị. Sắc tộc. Tôn giáo. Nghề
nghiệp hoặc giai cấp. Vị thế đích thực trong tương quan với Chúa, không thể cân
đo đong đếm bằng nghề nghiệp, chức tước hoặc danh xưng. Nhưng, bằng độ sâu độ
dài của tình yêu. Bằng quyết tâm phục vụ
Chúa qua giao tế với người đời, sống quanh ta.
Điều quan trọng khác, không phải là:
hỏi xem mọi người nghĩ thế nào về mình. Vẫn coi mình là ai. Đối xử với mình như
thế nào. Nhưng, là dựa vào mức độ chăm sóc tỏ bày tình thương yêu của ta đến
người khác. Đến cả những người dưng khác họ, nữa.
Thái độ và lối hành xử mà Đức Chúa
vẫn khuyên mọi người nên có, lại được củng cố thêm bằng lời thư thánh Phaolô
gửi cho giáo đoàn Do Thái, rất rõ ràng: “Anh
chị em đã lên núi Sion, tới thành đô Thiên
Chúa” (Dt 12: 22).
Đoạn cuối truyện kể hôm nay, Chúa hướng
thẳng về phía người thủ lãnh nhóm Pharisêu. và bảo họ: “Khi các ông đãi khách ăn trưa ăn tối, thì đừng mời bạn bè, hay bà con
láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại các ông”. (Lc 14: 12)
Thời buổi này, lời nhủ của Chúa có
thể áp dụng cho các vị có chức, có tiền. Cả trong Đạo, lẫn ngoài đời ta chỉ nên
mời những người nghèo khó, hoặc thân cô thế cô. Những người không có khả năng
tham dự bất cứ bữa tiệc nào. Dù linh đình hay thanh bạch. Chỉ nên mời mọc những
người không có khả năng mời trở lại. Hoặc, những người không có ý định mua
chuộc, hay tham ô, nhũng lạm. Tức, họ chẳng làm gì có sức có quyền để ta nhờ
vả, thăng tiến bản thân trong thang cấp cầm quyền.
Điều mà trình thuật nay muốn nói,
là: hãy hoạt động để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Xã hội mang hình vòng
cung, hay quả cầu. Trong vòng cung trái cầu ấy, không ai ở quá cao. Cũng chẳng
có người ở nơi rốt hết. Tức là, mọi người đều có quyền lợi đồng đều, như nhau.
Mọi người đều ở vị thế tương đối khá, để có thể san bớt cho những người còn
thiếu thốn, nợ nần. Và, nếu đặt một bàn tròn ở giữa, thì mọi người đều có thể
với tay chung phần, dự tiệc vui không thua kém ai. Bữa tiệc mà trong đó mọi
người đều ngang phần. Đó là Nước Trời ở trần gain.
Có lẽ, sẽ
có người cho đây là chuyện viển vông, không tưởng. Chỉ là chuyện viển vông, nếu
nghĩ rằng chuyện ấy sẽ xảy đến ngày một ngày hai. Hoặc, vào thế hệ kế tiếp. Thế
nhưng, xã hội như thế là Nước trời đích thực, ta có thể bắt đầu trước nhất với
mái ấm gia đình mình. Sau đó, lan tỏa ra từng nhóm nhỏ mà ta đang sinh hoạt,
chung sống. Cộng đoàn giáo xứ tại địa phương là ví dụ rất cụ thể cho xã hội ấy.
Một Nước Trời ở trần gian. Một xã hội có thể thực hiện được.
Vào Tiệc
Thánh, ta vẫn thực hiện điều này khi san sẻ bánh và rượu đã thành Mình Máu
Chúa. San sẻ thực phẩm nuôi sống linh hồn và cũng san sẻ chuyện trò tâm giao
với nhau bên bàn tiệc của lòng mến, agapè.
Vào thời
tiên khởi, cộng đoàn các thánh vẫn làm thế. Và ngày nay, nhiều nơi trong các
giáo xứ, người đồng Đạo vẫn sống như thế. Đó là điều Chúa muốn mọi người thực
hiện. Ai làm rồi, thì cứ tiếp tục. Đó là thực trạng của Hội thánh hôm nay. Đó
là Nước Trời ở đây. Bây giờ. Là, tình huống rất Đạo. Là, bữa tiệc rất phải lẽ.
Hợp với Đạo. Đạo của Chúa. Đạo làm người.
Lm Richard Leonard sj
No comments:
Post a Comment