Chương I
Tin, động tác phát tự con tim:
điều này thật ra có nghĩa gì?
(bài 8)
Phần I
(tiếp
theo)
Học hỏi niềm tin qua
cuộc sống
Nay
hỏi rằng: đằng sau một hiểu biết thông thường, vậy thì thế nào là niềm tin?
Niềm
tin của người tín hữu gồm những gì?
Đằng
sau sự tin tưởng thông thường, thì “niềm tin thần thánh”, tức tin vào Thiên
Chúa đích thực, có nghĩa gì?
Theo tôi, nhiều vị
cũng đã có một số trải-nghiệm về niềm tin, khá xuyên suốt. Nói cách khác, nhiều
người vẫn tin vào thứ gì đó, người nào hoặc Đấng nào đó. Có lẽ, đó cũng là
tương lai nhân-loại, tức: con người vẫn tin vào tình thương yêu vợ chồng; hoặc tin
vào các lý lẽ/lý sự khiến các chính-trị-gia ra tay hành-động; hoặc giả như họ
không tin một ai, thì họ cũng sẽ tin vào tài-năng của chính mình.
Ta
thường thấy, một số vị lại muốn rỡ bỏ kinh-nghiệm từng trải về niềm tin khỏi mọi
“hiểu biết” theo cung cách “cổ-xưa” hoặc còn rất mới cũng đều thế. Điều đó,
không là “hiểu” và “biết” định ra từ những gì khiến ta tin; hoặc do lời lẽ diễn
tả niềm tin không là tầm nhìn ban đầu về những gì được gợi ý như chuyện đáng ta
tin, lại không là nội dung niềm tin như định nghĩa có hỗ trợ; cũng không là những
gì tùy thuộc trực tiếp vào “đối tượng” tin, tức: những gì được khoa học giải
thích; hoặc chẳng là kết cuộc do tín điều nào đó đem đến. Thế nên, khi niềm tin
được trình bày theo kiểu như thế, ta lại bảo: không phải thế đâu! Ở đây, không
có yếu-tố đệ-tam-nhân dính dự vào. Và, cũng chẳng nối-kết trực tiếp nào với “thực-tại”
niềm tin, hết.
Vấn
đề là thế này: ta tin vào một người nào đó, chứ không vào sự vật. Bởi, “tin” là
tin vào con người, chứ không phải vật chất. Đấng ta tin, ta không thể diễn tả
ra bên ngoài cách thấu đáo, được. Đúng hơn, mọi nỗ lực để làm thế phải bị niềm
tin xoá bỏ. Khát vọng của ta, vẫn muốn “biết” hết mọi sự, nay bị thương tổn do
có những điều ta không “biết”, hoặc không có khả-năng để biết, hoặc vì vắng mặt,
hoặc do người khác hay những người ban đầu không có khả năng trở thành đệ-tam-nhân,
bởi không hiện-diện thực sự và không có gì để thay thế. Giả như “người khác” để
lại dấu vết gì thì “người khác” ấy cũng thuộc về “dĩ vãng”. Ở đây, có sự hư
không/trống rỗng ra khỏi nỗ lực kiếm tìm một giải đáp khá trọn hảo. Thật sự, niềm
tin khởi từ những điểm như thế.
Tin,
là cung cách khác biệt để trở thành sự thể cho con người. Đó là hành động thực
thi; là nghệ-thuật sống rất khác biệt. Là, sống khác với lối khôn ngoan/khéo
léo của người đời. Niềm tin, khiến cho các tín-hữu có khả năng nhận hiệu lệnh nào
khác hẳn để hiện hữu. Nó khiến cho chủ thể tự do có thể hiện-hữu ngõ hầu sống một
cuộc sống đích-thực và nói lên những gì có ý nghĩa cho người khác biết.
Cuộc sống dạy ta tin
Ta
không thể khiến cho tính mỏng dòn/dễ vỡ của niềm tin thành chuyện dĩ vãng. Đó
là tính chất độc đáo duy nhất của niềm tin. Điều này không có nghĩa bảo rằng:
niềm tin là loại-hình kém cỏi có hoán-chuyển giữa tín-nhiệm và hiểu biết. Đó
không là chọn lựa, nhưng nó mang tính “mỏng dòn” và chỉ đoan-chắc với chính nó,
thôi. Nó không bao giờ bị “qua mặt” hoặc “lướt thắng”. Nó như thứ gì khác các kết
cuộc của điều tra/truy tầm, hoặc ngẫm nghĩ.
Cũng
tựa như “trò chơi”, trong đó có sai sót, lỡ hụt và cũng như thành-tựu, thắng cuộc
sao đó, rất không ngờ. Khi ta không mấy chắc chắn về nhiều “sự việc” nào đó thì
đó là lúc ta tin và biết rất chắc về Đấng Duy Nhất –dù được diễn tả như thế- là để ta tin.
Trong
cuộc sống có niềm tin, bao giờ cũng có những giây phút thăng trầm khi thì lên
cao lúc lại xuống thấp. Tin, tiếp tục là niềm tin khi nó được thử nghiệm; và điều
này xảy đến cũng rất thường. Tin liên tục và xuyên suốt rất hạnh phúc không là
sự việc thông thường. Khi xảy đến, nó là quà tặng hơn cả chuyện tự nhiên, rất
thường tình.
Tôi
nghĩ, niềm tin vẫn xa rời tín hữu Đức Kitô khi họ thực sự trải qua thời khắc của
các thảm kịch ở đời người. Chí ít, là vào lúc mọi người gọi đó là “thánh giá mới”
Chúa gửi đến cho những người đã từng vác thập giá của chính mình hoặc của ai
khác. Trong khoảnh khắc vác thập giá như thế, có thể: đó là thời khắc kéo dài
mà người vác không cố gắng tìm ra giải đáp, mà chỉ biết vác mang nó, thôi. Như
thế, tức là: tin vào “Đấng” nào đó vẫn có mặt ở đó, vào mọi lúc. Đó lại là những
điều khiến cộng-đoàn kẻ tin vẫn cứ tin.
Luận
về niềm tin cách hay nhất là bằng truyện kể. Truyện, kể về tính nhiệm-mầu, khó
hiểu hoặc bí ẩn hệt như thể đoản khúc thi-ca, tức: thứ ngôn ngữ nào mà mình
không sở hữu, nắm chắc. Tức: hoàn toàn không bị ép buộc phải theo, hoặc thấy
mình thoải mái hơn với những gì đang xảy đến. Các truyện kể, còn đặc biệt hơn
khi kể về Đức Kitô và về thập giá Ngài gánh vác, nhất là về sự việc Ngài Phục
Sinh quang vinh, tức: những điều trở thành thứ gì đó có nghĩa đối với ta, cho
ta. Đó, cũng là lý do khiến ta lại hỏi: làm sao những truyện kể như truyện
thánh Tôma “cứng lòng tin” lại có tầm quan trọng đối với cuộc sống có đức tin được?
Ở
động-tác “tin”, vẫn có thứ gì đó như thủ thuật “giả kim loại” từng làm người
khác tin như thật, lại biến đổi lý tưởng “tin” khiến ta vượt kinh nghiệm có thể
có với các trải nghiệm thực hữu. Thứ kinh nghiệm diễn bày những gì vượt trội diễn
trình khả dĩ thực hiện được. Nó là tài sản của lòng tin để biến đổi lý tưởng,
lý lẽ về Đức Chúa là Đấng Cao Cả thành lý tưởng đặc trưng cho tưởng tượng, như về
chuyện Đất Chúa hứa ban cho dân con của Ngài.
Cũng
là điều hay, để ta thấy: không có gì sai trái đối với niềm tin ta đang dành chỗ
cho sự ngờ vực. Bởi, bao giờ ta cũng muốn cam đoan và khẳng định về đấng thánh
như “Tôma cứng lòng tin” đang có bên trong ta mà hiểu rằng ta cũng biết: ai đó
phải ngang qua giai đoạn đó và niềm tin vẫn còn đó, không đi đâu và cũng không
mất mát ở đâu hết.
Tin Chúa: điều này có
nghĩa gì?
Lâu
nay, ta vẫn quan niệm động-tác “tin” Chúa theo lối trên. Khi Đức-Chúa-là-Sự-Thật
rất thánh ở trước trí-tuệ của ta, thì cũng như thể Chúa đang chứng kiến Sự Thật
được biểu lộ rất rõ nét để ta hiểu cách tư riêng, đặc biệt. Lời chứng ấy, được
Chúa gửi đến với ta, vẫn là điều ta có thể “tin” một cách rất thần thánh. Đó,
là những gì khiến cho động-tác “tin” Chúa trở thành hiện thực, đúng thật.
Ta
chẳng thể nào quên rằng: việc ấy cũng như tình bác-ái và ân-huệ mình nhận-lãnh,
đều là chuyện huyền bí, khó hiểu. Là, thực tại siêu-nhiên ở phần sâu thẳm trong
tâm can của ta. Là, tham dự vào “hiểu biết” thần thánh của Chúa qua đó, Thiên
Chúa biết Chúa là Đấng nào.
Thiên-Chúa
có thể làm chứng về Chúa cho ta. Bởi, Thiên Chúa hiểu rõ Chúa và biết rất rõ Chúa
là Đấng nào. Cuối cùng thì, ta được gọi mời gia nhập vào với “hiểu biết” như
Thiên Chúa, bằng vào thị kiến đã “hiểu biết” như thế; và đã làm mọi sự để “hiểu
biết” ấy trở thành vật sở-hữu của ta. Đó chính là “Mối Phúc Thật”. Thật, ở chỗ:
“Phúc Hạnh” của Chúa lại cũng trở thành mối “Phúc thật” của ta, cho ta. Đó, là
điều mà mọi người vẫn hay gọi bằng tên gọi rất “thiên đường”. Ở thế gian, ta
không có và không thể có niềm tin cách trọn vẹn được, mà phải tham dự và sẻ san
“phúc thật” ấy nhờ cung cách của “niềm tin”. Chúa đến với ta như Nhân Chứng.
Trí tuệ của ta tin có Chúa, có Sự Thật thần thánh nhờ lý lẽ/lý sự của Chúa, tức:
nhờ Sự Thật thần thánh, là chính Chúa. Là, Sự Thật rất Đức Chúa, Ngài đã tặng
ban cho ta. Đó, là điều mà bên tiếng La-tinh thường hay biểu hiện bằng cụm từ “Credit Deum, credit Deo” (tức: “Tin Chúa, tức tin vào Đức Chúa.”)
Ta
có thể và có bổn phận phải thêm một điều, rằng: đối tượng của niềm tin như thế gánh
vác đặc điểm nào đó mà ý-chí cứ khát khao muốn kéo dài một đợi chờ việc “tin
vào Chúa” (Credit in Deum). Vai trò của
ý-chí nơi niềm tin như thế, là động-thái rất tự do. Nó tự-do, ngõ hầu quyết-định
“tin”. Nó làm thế, nhằm quyết định có được hoa quả của ân huệ. Ân-huệ đã khiến
cho niềm tin làm được điều đó.
Tác phẩm Summa Theologica của thánh Tôma Akinô,
có đôi giòng chữ La tinh viết như sau: “Ipsum
autem credere est actus intellectus assentientis Veritati Divinae ex imperio
voluntatis a Deo motae per gratiam”, tức:
“Động-tác tin”, là động-thái của trí tuệ đồng-thuận với Sự Thật thần thánh theo
lệnh của ý-chí do Chúa điều-động bằng ân-huệ.” (x. Aquinas 2a 2ae, Chương 2 đoạn
9)
Xác-quyết
trên mang tính công khai, nhưng là cung-cách chính xác để nói lên những gì xảy
đến.
Nói
đến đây, tôi lại muốn ghi thêm ngôn-từ mang tính-chất riêng-tư/cá thể, để bảo rằng:
ý chí đã bị đánh động nhiều bằng sự thể chứng tỏ Chúa là Nhân-Chứng cho tính
xác-thực của Thiên-Chúa và do Chúa đánh động bằng cảm-xúc gửi đến người được Ngài
mời gọi có quan hệ với Chúa qua niềm tin thương yêu. Theo nghĩa này, Chúa thoát
ra khỏi Bản Ngã thánh-thiêng của Ngài là để thương-yêu người nhận-lãnh, tức: kẻ
tin; đó là những gì được “tin tưởng” trước nhất và nhiều nhất. Nói cách khác,
ta nói được rằng: ta “thấy” được sự Cả Tin của Chúa và “tin” vào tình thương-yêu
hiện-hữu đằng sau việc Chúa thoát ra ngoài, dù tình thương-yêu chưa được trải
nghiệm trọn vẹn. Điều trước nhất và chính yếu nhất, mà ta thực sự tin tưởng
cùng với “niềm tin” thần thánh, là động-thái Chúa đặc biệt đối xử với ta như thế.
Đó, cũng là lý do tại
sao tư tưởng của thánh Tôma Akinô, tỉ như khi thánh-nhân nói đến động-từ “thấy”
được sự việc Chúa thoát ra ngoài, đề cập ở đây, như hệ-quả của sứ vụ của Chúa
do Thiên-Chúa-là-Cha sai phái Con Ngài (như “Lời”) cùng với Thần Khí của Ngài là
Tình Yêu có sẻ san.
Thiên Chúa đến gần và trở thành Đấng khiến ta cảm thông
Riêng
tôi, đã nhận ra rằng: hành xử của Chúa như thế, là sự khát khao từ nơi Chúa ngõ
hầu Ngài có thể đến gần con người hơn. Và làm thế, Ngài sẽ khiến cho con người
được gần gũi Ngài, mãi mãi. Thực tế, con người là tạo vật có trí-tuệ; nên, do
việc Ngài gần gũi tạo vật bé nhỏ là con người, như thế tức: Ngài gần gũi trí-tuệ
của con người; và nhờ đó, tạo vật “người” có trí-tuệ hẳn mới “hiểu” được Ngài.
Và nhờ đó, con người mới cảm thông “hiểu” và “biết” Ngài hơn.
Niềm
tin, không chỉ là bước đầu trong tiến trình được Chúa thiết lập theo cách tùy
tiện. Xem thế thì, niềm tin không là động-tác-đầy-sáng-tạo sẽ bị xoá bỏ, về sau
này, do bởi và ở trong thị kiến về “phúc thật”. Đó không là những thứ ta đạt được
trước khi nhắm mắt ra đi vào với cõi chết. Đó, cũng không là thứ gì tốt lành từng
được con người sử dụng qua một lần, nay người ấy lại sử dụng lần nữa, rồi còn hỏi:
sao Chúa lại không thể làm cách nào tốt hơn cho ta, ở đây? Lúc này? Thực chất,
thì đây là cách khiến con người được tạo-dựng. Và, cũng là cách mô-tả việc Chúa
tạo dựng con người tiến triển ra sao. Bởi, với con người sống trong điều-kiện
thế trần, thì “niềm tin” là sáng kiến giúp ta đáp ứng đòi hỏi của thiên-chức
làm “người” được Chúa cho gần cận. Có thế, con người mới “hiểu” được Chúa, một
cách dễ dàng hơn. “Hiểu biết” này, còn diễn-tiến qua các chặng đường về sau; để
rồi, khi đó nó chứng tỏ tính-chất gần-cận khiến ta “hiểu” được. Theo nghĩa này,
thì thị-khiến về “mối phúc thật” sẽ không hủy bỏ niềm tin hoặc phần thưởng nào
ngõ hầu công bố các hạn chế của niềm tin. Đó, là sự tràn ngập /sung mãn vẫn có
trong niềm tin, do bản chất có trí-tuệ-nhưng-hạn-chế nơi con người mà ra. Thánh
Tôma Akinô khẳng định là nền thần-học đặt nặng lên nhận-thức “đến với” và “sẵn
có” trong niềm tin, là mệnh-đề đặc-trưng (hoặc thuộc cấp dưới) của thị-kiến “mối
phúc thật”, rõ nghĩa hơn khi hầu hết các thần-học-gia khác hiểu ý nghĩa của từ-vựng
trên. “Tin”, là cách Chúa tôn trọng nhu-cầu của hữu-thể có trí-tuệ-bị-hạn-chế
như việc Ngài gần gũi với con người. Khi ta bàn việc Chúa di-dời ý-chí vào với
niềm tin, thì việc di-dời thực ra chỉ là sự việc Chúa gần-gũi ta như Đấng khiến
ta “hiểu” được.
Ghi chú:
Vấn đề đặt ra ở đây,
không chỉ là: trao cho nhau các công-thức chính-xác của niềm tin, mà là điều-hướng
cách đích-thực “cảm xúc” giữa những người trao và nhận. Ở đây, tôi muốn nói đến
việc điều-hướng giữa Chúa và ta, nhưng còn điều-hướng cả sự việc cần điều giữa
ta và những người mà ta được Cha sai đi giảng rao Tin Mừng của Chúa. Việc này kết
thành điều-kiện cho công-thức trí-tuệ theo cách “cảm xúc”.
Ví dụ cụ thể, là sự việc
niềm tin của ta vẫn tùy vào niềm tin của các thánh tông-đồ. Ta nhận lãnh những
gì các ngài nói, nhưng những điều ta nhận còn nhiều hơn những gì các ngài nói.
Có ba điểm ta cần quan tâm, đó là: thứ nhất, đừng nên đánh giá người nào theo
truyền-thống lịch-sử dựa vào niềm tin của họ, khi so sánh họ với người khác; do
công-thức của những người này có điều gì tốt-lành hơn người kia, cũng là do bởi
phong-thái niềm tin của họ tốt đẹp hơn, thế mới đúng. Thứ hai, điều này tạo ảnh-hưởng
mạnh lên đặc trưng/đặc điểm của giáo-điều được triển-khai. Thứ ba nữa, là: có
nhiều điều để nói hơn, nhất là về: sự việc các tín-hữu thực ra là tùy vào
giáo-hội. Dĩ nhiên, nói điều này, tôi không có ý hạ giá công-thức của niềm tin.
Ở đây, tôi chỉ muốn thấy nơi những người như thế, sự việc khả dĩ chứng tỏ rằng:
niềm tin sống-động (của thời đã qua) vẫn đặt nặng lên con người của các kẻ tin,
hôm nay.
Chủ-nghĩa duy-thực và
duy-thức nơi niềm tin
(Xem H. Donneaud,
o.p., La constitution dialectique de la
théologie et de son histoire selon M.-D. Chenu, Revue Thomiste, 1996 tr. 41-66)
Xưa
nay, bao giờ cũng có hai tầm-kích nơi động-tác “tin” vào Chúa, đó là: chủ-nghĩa
duy-thực và duy-thức. Tính duy-thực đến từ sự thể cho thấy: bằng vào niềm tin
ta đạt đến với Chúa –vâng! Đúng là Chúa không trở nên thể loãng/lỏng. Thực sự
là ta đang làm như thế. Còn, chủ-nghĩa duy-thức lại đến từ sự việc cho thấy: ta
làm thế ở những nơi và ngang qua đề-nghị, tức: các công-thức. Ta vẫn cần những
thứ như thế.
Chủ-nghĩa
duy-thức tạo nên sự việc khiến ta vẫn bảo rằng: niềm tin nhất thiết là “hiểu-biết”
mang tính cảm-xúc, nhưng vẫn là hiểu-biết thuộc loại-hình ta làm được. Cũng thế,
nơi niềm tin, Chúa không được phổ biến trực tiếp để đưa vào tâm can hiệp-thông theo
cung cách thần-bí. Qui-luật nhập-thể đòi Chúa phải được ban bố phổ biến thẳng
vào với trí-tuệ, do ý chí điều-hướng. Đó là trường hợp sự hiện-diện của Chúa
theo chủ-thuyết duy-thực bằng vào cung cách “hiểu biết” của con người. Đó, còn là
hai bản-chất của sự vật ta vẫn hy vọng, và là niềm-tin đến từ những gì mình
nghe biết. Chủ thuyết này có mặt trong chủ thuyết kia. Chủ thuyết kia nhường chỗ
cho chủ-thuyết này.
Tác
giả Chenu từng viết một luận-án tiến-sĩ tại viện thần-học Angelicum năm 1920 dựa
theo vị thày lúc ấy còn trẻ là Garigou (ở đây, cũng nên thêm: tác giả Chenu là học
trò và là đồ đệ của bậc thày Gardeil tại học viện Le Saulchoir). Trong luận án,
tác giả Chenu có viết: niềm tin là sự lĩnh hội cách sống động và sâu sắc quyết
hướng về một “hiểu biết” rất trí-tuệ, về thị-kiến nào đó hướng đến đối tượng của
mình. Tác giả Chenu lại luôn chống chọi não trạng của bà con Công giáo có từ thời
“Baroque” qua Bellarmine, Suarex và Wolf; và tâm não nhìn bản chất con người tự
nền tảng vốn tách ly khỏi ân-huệ tự đứng vững không cần đến ơn huệ lành thánh.
Mặt khác, các tác giả như: Scheeben và Mohler cùng trường phái Tubingen, lại
coi tính-chất của con người là cách diễn-tả thứ gì đó rất thần-thánh trong nhân
loại. Về sau này, Chenu lại kết tội vì thày dạy Garigou của mình đã đặt các
nguyên tắc ban đầu về lý-trí (tức: nguyên tắc mâu thuẫn, tương quan nhân-quả) ở
trên niềm tin nhưng vô tình lại không biết là thày mình đứng cùng vị thế với
tác giả Wolf. (Riêng tôi đây, vẫn tôi ngờ rằng tác giả Garigou từng đọc kỹ tư
tưởng của Wolf một cách nghiêm chỉnh hay không). Và, tác giả Chenu lại cứ nghĩ thày
Garigou mình nhìn sự việc Nhập Thể chỉ như một sự kiện thế thôi, chứ không như
huyền nhiệm và theo qui luật Chúa quan phòng. (Ở đây, tôi lại nghĩ: tác giả
Garigou làm tốt hơn là Chenu nghĩ).
Về
phần mình, Chenu cũng có lý để khước-từ tính hỗn-tạp căn-bản giữa chủ thuyết
duy-thực và duy-thức. Hai chủ thuyết đó, luôn có biện-chứng-pháp và tổng-hợp,
kèm theo. Nhưng, tác giả đây lại từ-khước không chịu bãi bỏ các mối rang-buộc
trong nhận-thức. Thế nên, ông cũng chẳng ngần ngại mà khởi đi từ Aristotle, rồi
lại nghĩ: trí-tuệ rút tỉa được tính xác-thực không chỉ từ chứng-cứ của đối tượng
thôi, nhưng còn từ ảnh-hưởng của chủ-thể áp đặt lên trên ý-chí nữa. Tác giả đã
phá-bỏ tính độc-quyền cần có chứng-cứ coi đó như nguồn-mạch duy-nhất của “hiểu
biết” rất chắc chắn. Ông biết sự thật có thể là đối-tượng của cả hai vừa của
trí-tuệ, vừa của ý-chí. Với nhiều người, đó là việc cần-thiết. Kết cuộc là, đối
với niềm tin vào Chúa, luôn có sự hiếu-động không ngưng nghỉ -và chủ-đề này trở
về lại với lập-trường của thánh Augustinô. Bởi, với thánh-nhân, thì: điều đó nằm
trong bản-chất của niềm tin. Đó, cũng như cỗ máy xe cố gắng truy-lùng bản-chất
đích-thật, nhưng lại không mãn-nguyện vì thấy rằng: sự đồng thuận rất chắc chắn
(như ở niềm tin) không thể thẩm-thấu vào với ngôn ngữ ta sử-dụng để có thể nói
về chuyện này. Đồng thuận trong tư-duy, ngơi nghỉ và chuyển động nhất nhất đều
có đó, rất đồng đều.
Phần II
Mô-hình triển-khai
“Giá-trị và giới-hạn
của mô-hình tin-tưởng có ý-thức trong hiểu biết về niềm tin” (Fowler, vv.) cùng với lời bàn về thành
ngữ “Giảng rao Tin Mừng theo cách mới”.
Vẫn
biết rằng, có người đã sử dụng một cách rộng rãi mô-hình triển-khai niềm tin ở
các trường chuyên giáo-dục niềm tin tôn-giáo. Đó là mô-hình đặt nền tảng trên
tâm-lý triển-khai và nó có mặt từ thời các tác-giả kinh-điển thuộc lĩnh-vực này,
như: trường-phái Piaget và Erikson từng được Fowler và một số vị khác áp dụng cho
niềm tin. Đây là mô-hình thực-dụng được các nhà lập kế-hoạch cũng như các nhà
giáo đưa vào sử dụng. Nó truy-lùng để triển-khai từ giai-đoạn này đến giai-đoạn
khác trong một loạt gồm 4 đến 6 giai-đoạn. Câu hỏi tôi đặt ra cho mô-hình ấy
không về động-lực thúc đẩy triển-khai, mà là nhấn mạnh vào hiểu biết niềm tin
trong từng giai-đoạn và các giai-đoạn được nó khai-triển. Hiểu như thế, với
tôi, đã vững chãi dựa vào mô-hình có ý-thức của niềm tin.
Hôm
nay đây, quí vị sẽ cùng tôi, ta tìm hiểu khả năng của mô-hình ít có ý-thức hơn
về sự niềm tin để xem nó có cho ta thấy mức-độ phong-phú trong niềm tin hơn loại-hình
nào có khả-năng tạo lợi ích qua khai-phá niềm tin vào Chúa không? Tôi muốn quí
vị cùng tôi tiến-hành việc bàn quanh và đi sâu vào với mô hình sâu-sắc hơn và các
mô-hình nào mang tính chiêm niệm, mà lại ít bị ý-thức khống-chế; để rồi, qua
đó, ta khám phá ra thứ gì đó mang tính bí-nhiệm lớn về niềm tin phong-phú. Nói
cách khác, tôi sẽ không đặt vấn nạn về khía-cạnh triển-khai niềm tin, cho bằng
hỏi: loại niềm tin nào, được triển khai như thế? Có nhiều chăng, nếu đó là sự
triển-khai con người về mọi mặt? Và, có ít chăng, nếu đó là nền giáo-dục đi vào
tìm hiểu niềm tin xem thực ra nó có nghĩa gì, nếu ta dựa vào đặc tính khác biệt
của nó? Có lẽ, đây cũng là một trong các lý do để hỏi: sao một số nhà phê-bình
nay gọi được là trong mô hình vượt trội, lại đã thấy ưu tiên nào đó của sự công
bằng giữa các tính đặc trưng/đặc biệt? Và, nhiều người lại cũng tập-trung không
đủ vào đức tính nào khác sâu sắc hơn như: Niềm tin – Hy vọng – Bác ái, thiên-vị
như thế có thể được phát-hiện vào chung cuộc, để chọn lựa lập trường đứng sau
Piaget và Erikson, như: những người thuộc trường-phái Carnap và Kant, chẳng hạn!
Cũng
nên nhớ, tôi không quan tâm nhìn vào mô-hình sâu sắc này, như một trong các
giai đoạn cuối của việc triển-khai niềm tin có mặt chỉ ở một số người trưởng
thành đích-thực. Tôi thấy nó như vẫn hiện diện ở giai-đoạn rất sớm ở đời người;
vấn đề tôi đặt ra không phải là về các giai-đoạn để tin cho bằng về niềm tin.
Tôi
ngờ rằng, mô hình vượt-trội này, sẽ đề cập đến các vấn đề như tính hậu-hiện-đại
và tôi tự hỏi: không biết làm thế có đi quá cơ cấu chăng, nhất thứlà khi ta chuyển-giao
các dữ kiện thực-nghiệm mà tín-hữu khắp nơi cho biết về họ? Nay, cũng tùy
khuynh hướng phê bình rộng rãi, kéo dài như David Heywood ở Oxford từng làm.
(còn
tiếp)
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment