Chương I
Tin, động tác phát tự con tim:
điều này thật ra có nghĩa gì?
(bài 6)
Phần I
(tiếp
theo)
Suy tư có sự đồng thuận
Đồng thuận giữa nhận
thức và sự thể không hẳn là nhận thức:
Ở
đây, tôi muốn diễn rộng thêm đôi chút chung quanh chủ đề về tư-duy thuộc loại
“suy tư với” và “suy-tư có sự đồng thuận”. Nhưng, tưởng cũng nên tháo gỡ một vài
uẩn-khúc về ngôn ngữ, trước đã.
Tư-duy,
là nỗ-lực đến với nhận-thức, còn gọi là “hiểu biết”. Thế nên, ta bắt đầu bằng từ-vựng
“biểu biết”, trước nhất. Trong những lần chuyện trò/than-vãn, ta nghe người đối-đáp
thường hay nói: “Biết mà, hết xẩy!”
hoặc: “Biết rồi, khổ lắm nói mãi!” Nói
thì nói thế, chứ những người nói câu đó, lại không thể biết là mình “hiểu biết”
những gì, hoặc “hiểu biết” sự việc được bao nhiêu, hoặc “biết” rõ tại sao lại
như thế, mà chỉ muốn bảo: “Vẫn biết là
như thế, nhưng sao tôi vẫn thấy nó thế nào ấy!...”
Tác
giả Timothy Radcliffe, o.p. có kể lại câu chuyện: lần đó ông ghé cộng-đoàn Dòng
Đa Minh của mình ở Oxford, nước Anh. Hôm ông cử hành Tiệc Thánh Thể và trao
Mình Chúa cho anh em trọng tuổi ở trong Dòng, thì: khi nâng Mình Thánh Chúa lên
và trao cho người anh em ấy và nói: “Mình
Thánh Chúa Kitô!”, thì: người anh em này liền đáp lại: “Biết mà cha! Tôi vẫn làm thế mỗi ngày mà!”
Về
nhận thức/hiểu biết, lại cũng có nhiều thứ. Có thứ, ai cũng hiểu và cũng biết,
thật rất rõ. Chẳng hạn như, khi ta nói: “Chúng
ta đang nắm vững sự thật. Và sự thật, tự nó, rõ rành rành!” Còn thứ khác, ta lại không nắm rõ nó ra như
thế nào. Kịp khi ấy, ta chỉ biết mỗi trợn tròn đôi mắt, rồi thở dài thườn thượt
một vài giây, những mong chẳng ai đẩy ta đi xa hơn nữa, với những thắc mắc đại
loại như thế. Vậy nên, có thể nói: Có nhiều cấp độ về tính nền tảng kiên cố, an
toàn cũng như bất-toàn trong “hiểu biết”.
Nhiều
lúc hoặc cũng nhiều lần, ta lại đã tuyên bố rằng mình cũng “biết” một số sự việc,
và có bằng chứng để “tin” là như thế. Để rồi, ta đảo mắt nhìn quanh xem có ai đồng-thuận
hoặc chống-đối lời tuyên bố của ta không. Và rồi, cứ thế “có bé xé to”; sau đó,
dĩ nhiên có nhiều lúc ta kết thúc lời tuyên bố của mình bằng từ-vựng nào đó,
như thể bảo: mình “hiểu biết” sự việc cũng rành rọt lắm lắm. Xem như thế, tức
là: ta cũng đã biết, dù mức độ hiểu biết của ta không hẳn là hoàn chỉnh.
Thông
thường, nhiều khi ta cũng rất “biết” mà chẳng cần tiếp cận nhận-thức bằng nỗ lực
nào do chính ta đạt được, hoặc không cần có sự tiếp tay của bất cứ ai.
Nhiều
trường hợp cho thấy: khi ta “tin” vào người nào, lại đặt hết tin tưởng vào sự “hiểu”
và “biết” của người ấy, cụ thể như: khi ta cho ai mượn tiền chẳng hạn, thì ta
hoàn toàn tin tưởng người ấy. Bên tiếng Anh có từ-vựng rút từ tiếng “Phạn” để
chỉ về sự mua bán/đổi chác các hiện kim.
Cũng xin mở dấu ngoặc
ở đây để nói thêm, rằng: có điều lý thú là: nguồn gốc tiếng “Phạn” ấy lại cũng
thấy ở tiếng La-tinh qua cụm từ “Credo” mà
tiếng Anh dịch là “Creed” (tức: “Tin
kính”) và “credit” (tạm dịch là: tin
tưởng), cả hai đều xuất phát từ một nguồn gốc tiếng Phạn.
Xem
như thế, ta có thể “tin” vào sự thật-thà của người khác -ở đây là người mượn tiền-
và/hoặc: tin vào sự trung-tín của “người khác” đó. Đi xa hơn, ta có thể lắng
tai nghe “người khác” bảo ban và rồi, tự đưa ra những gì “người khác” ấy đem đến
cho ta. Thế đó, là động-tác trung tín, cống hiến, sủng mộ và đồng tâm/quyết chí
với “người khác”. Và điều này, đem đến cho ta ý nghĩa về những gì mà “người
khác” nói với ta, là rất đúng. Và, ta “tin”.
Xem
như thế, rõ ràng là có một thứ hấp-lực và lời gọi mời từ “người khác” ấy, đối với
ta. Những chuyện như thế, khiến ta có cảm giác: đó là những chuyện mật thiết, rất
“ở nhà”, lại cũng quen. Hệt như, chuyện người nhà từng nói với ta. Và, ta thấy
thích thú một điều, là: người đó nói thật với ta.
Thật
ra, ta tự mình đi tìm “nhận thức/hiểu biết” và từ đó ta còn “biết” nhiều hơn nữa,
nhờ mình “tin” vào nhận-thức/hiểu biết của ai đó. Ở đây, cũng có một chút
ý-nghĩa của sự thật ở nơi ta, và ta càng đi xa hơn nữa với mớ kiến thức về sự
khiêm tốn cũng như sự việc khiến ta quyết chí để “người khác” lôi kéo mình về với
họ, và sự việc là do họ làm thế. Và, hiểu biết của ta bao giờ cũng bị bó chặt vào
những gì mình không biết hoặc chưa biết hết. Ta thường xuyên gặp gỡ những người
mà thật ra ta không quen hoặc không biết, và chính họ cũng chẳng biết điều gì,
do họ quá “sở đắc” các hiểu biết của họ. Kiếm tìm một hiểu biết, thường là hoặc
phải là: sự tìm kiếm rất khiêm nhu, từ tốn.
Khi
ta hoặc “người khác” biết ăn/biết nói, thường có nhiều cách để ta quyết làm cho
bằng được những việc như thế. Việc như thế, không phải lúc nào cũng giống như
sách giáo-khoa chuyên giải-mã mọi thứ, và mọi sự. Trong đó, vẫn ẩn chứa nhiều
biểu tượng, ẩn-dụ và có khi còn có cả thi-ca cũng như lời “nói bóng nói gió”,
ám chỉ nữa. Và như thế, lại có sự “đoán già đoán non”, đến độ ta chỉ hiểu có
phân nửa sự thật mà thôi. Toàn bộ sự thật của ta –nếu gọi được như thế- vẫn kết-hợp-làm-một
với thứ gì đó tuy mù mờ nhưng cũng khá chắc; và, cả những thứ/những sự lẫn lộn,
nhào quyện vào nhau cách sao đó ta thật không rõ. Bởi thế nên, ta cần giải-quyết
tính-cách rõ ràng/chắc nịch ở bên trong tâm-trí ta; và thông thường, cũng cần
có sự tiếp tay của người khác nữa.
Có
thể là, ta vẫn đi đến xác-tín rồi bảo rằng: sự thật bao giờ cũng cao cả hơn bất
cứ ai và/hoặc tất cả mọi người trong ta. Sự thật ở trong ta, nhưng không phải để
trao ban cho riêng mình ta. Ta không tạo ra được sự thật. Cũng không sở hữu sự
thật. Mà, chính nó “sở đắc” ta. Và, theo nghĩa này, sự thật khiến ta bớt tập-trung
vào chính mình. Nó làm rã rượi và kém đi cơ cấu có trải nghiệm về tánh vị-kỷ của
ta, rồi hội tụ ta và mọi người lại với nhau. Nó kéo ta vào với sự thể khả dĩ vượt
quá kinh nghiệm từng trải về xa cách/tách-biệt có thể xảy đến.
Cũng nên nhớ: ở đây,
tôi chưa nói đến điểm dị-biệt của niềm tin, một chút nào. Có thể nói, phần lớn
hoặc tất cả những gì ta đề cập ở trên về tư-duy nghiêm-chỉnh và có tính triết-lý
thực. Có lẽ, tôi cũng sẽ làm như thế. Bởi, lâu nay tôi vẫn đeo đuổi tìm kiếm những
gì bị quên lãng/bỏ sót trong quá khứ; nay, tôi lại sẽ xem xét sự việc mình chưa
đạt được sự thật ở đâu hết.
Thế
đó, là tư-duy. Tiếng La-tinh cổ, gọi đó là “ngẫm nghĩ”. Từ-vựng này, hàm-ngụ một
nỗ-lực cho ta thấy điểm tới vẫn chưa đạt. Bởi, đó không chỉ là “hiểu biết”
thôi, mà là phấn đấu hết sức lực để tạo hiểu biết. Và, ta cũng chưa đạt điểm-tới
đó. “Ngẫm nghĩ”, chuyên chở một ý nghĩ về những chuyện như thế và cứ thế xảy đến
về sau. Cũng tựa hồ như bé em bập-bẹ mãi câu “tại sao thế này?” “tại sao thế
kia?”, rất nhiều lần. Hỏi như bé, cả vào khi bé biết mình không có được câu trả
lời thoả đáng, khi ngôn-ngữ và từ-vựng đà hết chữ. Chính đó, là lúc tư-duy khởi
sự như từng khởi từ đó, trong kinh ngạc. Khả năng không thể nói ra, là địa hạt
của “tư-duy”. Khi có người hỏi: “Bạn đang
suy tư về những gì thế?” Lúc đó, ta sẽ yêu cầu người hỏi bỏ liên-tự “về” kia
đi. Bởi tôi đây, chỉ mới tư-duy có một chút nhưng chắc chắn không phải: “về” bất
cứ thứ gì tư riêng, đặc biệt. Đôi khi, ta cũng ngồi xuống mà tư-duy, suy cho kỹ
hoặc chỉ ngồi xuống, thế thôi. Như thế, không phải là nghĩ hoặc suy “về” cái gì
đúng hoặc “về” cái gì sai, hết. Cũng không phải “về” bằng chứng hoặc chẳng có bằng
chứng, nào hết. Cũng không phải, “về” sự thể đặc biệt nào chỉ xâm nhập vào sự
thể và cung cách có được tư-duy, thôi.
Ở đây, tôi muốn nói thêm
đôi điều để khẳng định rằng: phần lớn những gì là tư-duy đích-thực lại là “suy-tư
với”. Tôi có thể “suy-tư cùng” với ai đó, tức: cùng đồng hành trong suy tư, tức:
suy tư “với” người nào đó, thế thôi. Cũng như thể, tôi đang suy-tư với anh, với
chị...với mọi người đang ở đây như tôi từng tư-duy khi trước, chỉ mỗi thế. Đó
là sự việc tương đối rất hiệp thông, có quan hệ mật thiết. Riêng tôi, ít lâu nay
tôi quen biết linh mục nọ, một hôm có người hỏi là: cụ có tin Chúa không? Thì,
cụ trả lời trong tích tắc, ngay rằng: Vâng. Tôi thật tình tin tưởng rằng tôi đang
tin vào Ngài...
Nay,
tôi lại giả thuyết có tầm kích ‘trí-tuệ’ về chuyện đó. Chuyện đó, lại là tầm
kích “cảm xúc” về những việc như thế đó. Nhưng, tôi vẫn cảm thấy nó như cứ quyện
vào nhau. Và có thể, quý vị cũng có cảm giác tương tự như thế. Và cụm từ “cảm
giác” đây, bao gộp cả hai tầm kích mà ta vừa nói đến. Tôi, thì tôi nghĩ rằng: cảm
giác là những cảm xúc có giác quan giống như thi-ca. Và sự thể: hai tầm kích
này cứ quyện vào nhau đến độ ngày nay đôi lúc người ta bảo: nó mang tính-chất rất
“quan hệ” của niềm tin, tức: có tầm mức quan trọng để ta tập trung nhấn mạnh vào
đó, bao lâu mà khiá cạnh trí-tuệ được gộp vào với khiá cạnh của “cảm xúc”, thế thôi.
Xin
cho tôi được tiếp tục bàn thêm một chút nữa về cụm từ “ý-nghĩa”. Đôi khi ta có
thể ở trong loại-hình quan-hệ nào đó với ai khiến cho ta, tự thân, dám đồng thuận
với câu hỏi như thể hỏi rằng: người khác ấy là ai; nhưng lại muốn hỏi: họ có nói
cho ta biết về những gì, và có bảo là: ta không biết và sẽ không thể “hiểu biết”
bằng cách nào khác. Xem thế thì, tư-duy là “suy-tư với” người nào, để rồi ta có
thể diễn rộng cụm-từ “suy-tư với” qua cụm từ “suy-tư có sự đồng-thuận”. Sự hiện
diện của ai đó mà mình từng “tin tưởng” sẽ thay đổi lối suy-tư thông thường của
mình vào với “suy-tư có sự đồng-thuận”. Dĩ nhiên, quý vị sẽ ngạc nhiên hoặc có
lẽ sẽ phản đối đường lối này, nhưng thánh Augustinô từng mô tả “niềm tin” bằng
cụm từ mà tiếng La-tinh thường vẫn gọi, là: “Cum assensu cogitate” (tức: tư-duy có sự đồng-thuận). Và thánh Tôma
Akinô cũng không ngại ngần gì mà không mượn câu nói đó của thánh Augustinô để
tùy nghi.
Cũng nên chiêm-niệm
thêm nguồn tư-tưởng mà thánh Tôma Akinô từng viết trong bộ sách có tên là “Summa Theologica” (tức: “Tổng Kết Tư Tưởng Thần Học”) ở chương 2a-2ae, câu 1-2 về
“niềm tin”. Thánh Tôma cũng từng chọn lập-trường của thánh Augustinô để chống lại
Denys và như thế, là đồng-thuận với trường phái phương Tây, với truyền thống
La-tinh hơn truyền-thống phương Đông Hy Lạp. Cùng với quan-điểm/lập trường của
thánh Augustinô, thánh Tôma Akinô chấp-nhận tiến-trình tâm-lý như đã đề-cập
trong cuốn “Những Lời Xưng Thú” của thánh Augustinô) quyết đi vào với khoảnh-khắc
có ý-thức về “niềm tin”, và đứng vững ở đó mãi. “Tư-duy có sự đồng-thuận” bao gồm
những sự việc như thế. Còn truyền-thống Đông Phương, đúng ra là một huyền-bí có
sẵn, khiến tiến-trình này được vinh-thăng.
Tư-duy tiến-triển, là
tư-duy xuyên suốt cùng người khác. Và, tư-duy hoà-đồng, lại có nghĩa: cùng nhau
bàn bạc để suy-tư. Đó là trào-lưu trí-tuệ đã thảo luận thật kỹ nhưng chưa đạt tầm
nhìn trong-sáng về sự thật. Tư-duy mà lại thiếu tính kiên định vào phút cuối và
thiếu cả sự đồng-thuận trong-suốt có khả-năng duy-trì quyết-tâm chọn lựa (như
trí tuệ vẫn ngờ), hoặc nghiêng phía này thay vì phía khác (như nó từng ngờ), hoặc
nghiêng về một phía có động-cơ nghiêm-trọng, nhưng lại cứ sợ phía bên kia nói đúng
hơn (tức có chủ trương rạch ròi). “Tin”, là sự thể đạt được từ quá trình biện-luận
như thế, nhưng mạnh mẽ hơn, bởi nó đòi nghiêng về một phía, mà lại không có được
tầm nhìn trong sáng, về lâu về dài.
Thánh Tôma Akinô xem
ra cũng không ngại ngần chuyện song-hành bằng kiểu-cách tham-gia cấp độ “tin-tưởng”
ở mức thấp, để có thể sẻ san đôi điều với cấp độ ở trên cao; và, những gì ở cấp
độ trên cao ấy, lại san sẻ đôi chút với cấp độ cao hơn nữa. Xem thế thì, “tin”
là quà tặng luôn chảy từ Đức Giêsu xuống với môn đệ, rồi xuống với các lãnh đạo
của Hội thánh để rồi cứ thế tuôn đổ xuống trên ta. Từ đó, ta đi vào và cùng với
ngành sư-phạm của mình để rồi, từng chút và từng chút, việc đó khiến ta học
cách “tin tưởng” mỗi ngày nhiều hơn. Tôi thiểt nghĩ, thánh Augustinô đã tạo nguồn-cội
cho thánh Tôma AKinô tham-khảo chuyện này. Một lần nữa, ta cũng nên xem thêm cuốn
“Những Lời Xưng Thú” của thánh-nhân, để thấy rõ hơn.
Có thể, có người lại
sẽ hỏi về sự việc như thế. Hỏi, là hỏi rằng: phải chăng trong tiến-trình tổng-thể
mọi sự-việc, ta có khám phá ra được ý-nghĩa của lập trường tư riêng tuy không độc
nhất nhưng có sự hiện-diện tích-cực của cái tôi ôm choàng tất cả không? Cái “tôi”
đây, có phú-ban hữu-thể nhỏ là tôi đây với đảm bảo là tất cả mọi sự sẽ tiến triển
bên trong cái “Tôi” được thăng-hoá cách tích cực trên cái tôi nhỏ bé này không?
Xác tín sự thể này, có là cơ sở cho niềm tin đích-thực, không? “Tin” có đi vào
động-tác phát tự con tim không? Có là kết quả của sự-thể rất vô-biên là mẹ đẻ đã
sản-sinh ra trẻ bé là kẻ tin không? Chắc chắn, đây là tiến trình xảy ra bên
trong nội-tâm ta. Thế nên, có người lại những hỏi: thế đó có là tiến trình xuất
ra bên ngoài, nhờ đó ta dám bảo: tiến-trình này còn diễn tiến cả trong Chúa nữa,
đúng thế không?
Nếu đúng là như thế,
thì tôi cũng ngờ rằng: giả như “niềm tin” sẽ mãi mang tính chất tâm-lý thể-hiện
qua tư-duy đơn độc, hoặc nó có là kết cuộc “từng chút lại từng chút” của tiến
trình/luận-cứ tâm-tư trên cấp độ của chính nó...
Ở ngoài đời, ta chỉ biết
có chút ít hoặc chẳng “hiểu biết” Thứ Gì khác biệt hết, thì làm sao ta lại nói là
mình vẫn đang “tin” được?
Ở đây, tôi chỉ gợi hứng
để ta đi vào với những gì mình nhắm hướng mà đi đến trong diễn trình này. Tôi
đang bước ra khỏi, ít là mẫu-mã của niềm tin “có ý thức”, tựa như mẫu-mã vẫn chủ-đạo
niềm tin, bấy lâu nay. Bằng cung cách đề nghị như thế, tôi lại đã nhận ra rằng:
mình đang đi vào chiều hướng thoát ra khỏi nền thần-học cổ-điển lẫn ngành giáo-dục
tâm-lý về niềm tin, cũng rất mới.
Nhưng trong khoảnh khắc
hiện tại, ta vẫn còn nhiều điều để nói về “niềm tin” đang đi tới do bởi những
cam kết có ý-thức.
Thật
vậy. Nếu lấy ví dụ bảo rằng: sự đồng-thuận có ý-thức về mẫu-mã chứng-thực cách tư-riêng
khả dĩ đã được sử dụng để giới thiệu cho mọi người về chiều-kích khá phong-phú
của niềm tin. Tỉ như, ta cứ coi niềm tin như hoạt-động giúp ta chọn mục đích sống
trong đời, hoặc đặc biệt hơn, nó lại trình bày niềm tin như sự lựa chọn niềm
vui để được vui hơn thế nữa, trong cuộc đời. Có thể, đó cũng là lý do tại sao một
số người lại thấy được tính-chất tương-hợp trong việc mặc lấy niềm tin tương tự
như việc dấn thân vào với hôn-nhân. (Tuy nhiên, cũng xin mở ngoặc ở đây, để hỏi:
thế còn, với những người không tin vào thứ gì hết hoặc chẳng tin một ai thì
sao?)...
(còn tiếp)
-----------------
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment