Wednesday, 14 August 2013

Lm Kevin O'Shea CSsR: Ánh sáng niềm tin trong tối tăm (bài 9)



Chương II

Kinh nghiệm về niềm tin
và mô-hình bậc cha-chú
(bài 9)


Phần I

Ánh sáng niềm tin trong tối tăm

Về niềm tin, hẳn có người lại sẽ đặt câu hỏi: “Đâu là tầm-kích về niềm tin vào Thiên-Chúa?” Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo cũng từng nói: “Niềm tin là sự đáp-trả cách tự-do của con người, với sáng-kiến của Thiên Chúa là Đấng mặc-khải cho ta biết. Mặc-khải đây, có nghĩa làm sáng-tỏ, khai-sáng hiểu biết của ta”.

Nhưng, sáng-kiến là sáng những ý-kiến gì? Mặc-khải, là mặc lấy những điều gì đây?

Hồi thời trước, các sách thần-học thường đề-cập đến sự khác-biệt giữa điều mà tiếng La-tinh khi đó có khác biệt, gọi là: “Fides quae creditur” “Fides qua creditor”, tức: “Tin, những gì ta tin”“Niềm tin, qua đó ta tin”. Khác biệt này, lúc ấy, được gán cho tác giả là thánh Augustinô. Trong khi đó, thánh Tôma Akinô lại cũng viết về việc “Tin Chúa” và “Tin vào Chúa” hệt một kiểu như “Tin ở nơi Chúa”. Quan niệm ấy, được các thần-học-gia Thệ-Phản sử-dụng nhiều mãi cho đến thế kỷ thứ 17. Khi ấy, sách giáo-lý của các nhà thần-học dẫn về hai chiều-hướng rất tách-biệt, một: là truyền-thống có khuynh-hướng thuận, như: “Tin, những gì ta đang tin”, và khuynh-hướng kia, là: “Niềm Tin, qua đó ta tin”, tức: tin Chúa và tin vào Lời hằng sống của Ngài. Thế nhưng, điều này từng đóng khép, lại đã không cho phép ta tiếp-cận quan-điểm sâu sắc vẫn bảo rằng: đối-tượng của động tác tin, thật ra là “Có Chúa trong Tình-yêu cùng với ta, vẫn rất thật.” Và, điều đó có khuynh-hướng làm giảm-suy động-tác “tin” theo cách-thế chủ-động thành thứ nghiên-cứu tâm-lý thường-tình của một niềm tin cũng rất thường, lại để quên mất tính-chất đặc-trưng/đặc-biệt của động-tác “tin” rất thần thánh, theo cung cách chủ-động, rất tâm-lý. Tầm-kích của niềm “tin thần-thánh”, là tin vào Chúa, với tôi, xem ra như thể để dung-hoà và có khi còn đổi thay tầm-kích nhân-bản và tâm-lý của niềm tin, hoặc như thế.

Tối tăm ở niềm tin

Mục đích của những giòng chiêm-niệm này, là để đào sâu thêm những gì được gọi là “ánh sáng” đức tin.

Đề cập chuyện này, cũng có nhiều phương-án, rất khác nhau. Nhưng, trước khi đi vào từng phương-án một, tôi nghĩ: bà con mình cũng nên xác-quyết lại lập-trường riêng tư, theo cách tổng-thể. Đa số truyền-thống thần-học có chủ-trương rỡ bỏ niềm tin khỏi bất cứ loại-hình nào mang tính “hiểu biết”, mà ta thường gọi là “ánh sáng đức tin”, ngõ hầu biến nó thành động-tác tin-tưởng vào thứ tối-tăm của vô-tri/vô-giác, tức không-hiểu-và-cũng-không-biết, vẫn thường thấy. Một số vị cùng lúc, cũng đồng-thuận với lập-trường trên, lại biến nó thành động-thái của một tín-nhiệm và đặc biệt của tình thương-yêu vào với “Đấng Nào Đó” gìn giữ họ -tức: những người tin tưởng thật an-toàn ở trong cõi tối-tăm của sự sống đang gia-tăng -và thật ra, cũng giống như đang ở trong cõi tối-tăm của sự chết. Các vị ấy đều đồng ý bảo rằng: “tin”, là sự thể cảm-xúc có trực-giác, một thứ trực-giác có hỗ trợ tương-tác không thất-bại ở trong tăm tối, mà lại không có thêm quà tặng “nhận xét”, nữa.            

Mới đây, trong một hội-thảo được tổ chức tại Đại học Yale năm 2012 để vinh danh tác-giả Denys Turner từng khai-triển chọn lựa này, rất thành công. Đây là phương-án huyền-bí khá tiêu-cực về niềm tin vào Đức Chúa.

Hôm nay, tôi xin báo trước, là: tôi sẽ theo khuynh-hướng nào, khi nghiên cứu về vấn đề này.


Ở đây có điểm-nhấn về tâm-não người Thệ Phản

Trước khi có cái nhìn thực-tế rất tích-cực về “tin”, tôi xin nhấn mạnh đến chiều sâu của lập-trường tiêu-cực lấy tối tăm làm chủ đích. Rõ ràng là: trong các “hiểu” và “biết” về thánh Phaolô cách đặc-trưng của người Thệ Phản theo hệ-phái Luther, tức: đặt niềm tin một cách biệt-lập, vv..

Trước nhất, là: xoay quanh vai trò của những đề nghị, cam kết, tín điều và động-tác “tin” nào phát tự tâm can. “Tin”, như thế có điểm-tới dẫn về với Chúa, nhưng là Đức Chúa “trong” công-thức hạn hẹp. Ở đây, những khác-biệt như thế lại đã bắt đầu. Truyền-thống của giáo-phái Thệ-Phản những nhấn mạnh rằng: Thiên Chúa không hề và không thể “bị giam nhốt” trong bất cứ phát-biểu nào, dù ta có theo hệ-thống con người hay không. Truyền thống ấy, là thói quen tôn-trọng Lời Chúa hơn bất cứ thế-giới nào, của con người. Nguồn-gốc của những thứ này, là sự “hiểu biết” rất triết lý –thật ra, ta không thể có phép “loại-suy”/tương-đồng nào giữa Thiên Chúa và tạo-vật hữu-hạn được. Ngược lại, nói thế sẽ chỉ dẫn đưa mình vào chốn mơ-hồ lẫn-lộn, tự bản chất, mà thôi. “Loại suy”/tương đồng ở đây, có nghĩa là: sự khác-biệt căn-bản giữa các sự việc được so sánh; trong khi đó, lại có thứ “loại-suy”/tương-đồng hoặc tương-tự ở tầm-kích đích-thực nào khác. Trái lại, thái-độ của người Công giáo chúng ta, lúc nào cũng mang hình-thức “loại-suy”/tương tự về niềm tin bên trong các khác biệt giữa Thượng-Đế-là-Đấng-vô-hạn và con-người-hữu-hạn, luôn có sự tương-đồng/tương-tự giữa hai yếu-tố đó. Nói về “loại suy”/tương đồng như thế, Thiên Chúa-là-Đấng-vô-hạn, ta có thể sờ chạm và nhận biết được trong đó, tức: bên trong tạo vật hữu-hạn. Lời Chúa, là thực-tại không thể bị pha-loãng/chế biến ở trong và tận sâu bên trong lời của phàm-nhân, rất tục trần.

Khác biệt này, xuất tự động-thái của người Thệ Phản cứ nhấn mạnh nhiều đến tính-chất “biệt-lập” của niềm tin. “Tin” biệt lập, ân-huệ biệt-lập, Kinh Sách “biệt-lập”, Đức Kitô Biệt Lập, Vinh danh Chúa cách biệt lập, riêng rẽ, vv... đương nhiên ở đây luôn có sự tôn kính sự hiện-diện của Đấng-Thánh-Không-Ai-Biết  –và sự tôn kính/tôn sùng ấy thực sự được gọi là tình thương-yêu Đức Chúa, hoặc ít ra cũng đòi hỏi được phong-bao gói ghém thật kỹ-luỡng. “Tin”, thực ra là bản-chất mù-quáng của tình thương-yêu ấy. Và, toàn bộ nền thần-học từng biện minh niềm tin, cũng xuất tự nơi đó.

Tôi thiển nghĩ, cũng tự nơi đây, ta mới thấy được là: Niềm tin, Hy vọng và Bác ái có khuynh-hướng trỗi dậy đi vào tình-huống duy chỉ có mỗi kinh-nghiệm siêu-thăng, thôi. Tôi lại cũng nghĩ, rằng: đằng sau khuynh-hướng của phía Thệ-Phản là họ muốn biện-hộ cho tương quan ta vẫn có đối với Đức Giêsu, như một người. Xem ra, làm thế nhiều lúc cũng để miễn-chuẩn khỏi phải nhìn gần nhìn thật sát vào phẩm-chất và nhu-liệu thiết-lập nên tương quan tư-riêng ấy.

Tin và hiểu biết thật bất nhất

Điều này dẫn ta đến, và thực sự là lịch sử cho thấy nó đã dẫn đưa ta đồng-hoá niềm tin vào với chấp-nhận một “hiểu biết” thật bất-nhất khi ta khẳng định về niềm tin. Nói nôm na, thì: những khẳng-định này được phép xuất hiện như thứ gì đó mâu-thuẫn tự bản-chất và việc chấp-nhận cách mù quáng mối mâu thuẫn như thế, lại được coi như đặc trưng/đặc điểm của niềm tin-yêu đích thật.

Động thái tương-tự, trải rộng cả vào việc chấp-nhận “quyền bính về niềm tin” trong các vấn đề về “tin” khi quyền-bính ấy không hiện rõ như thứ gì đó khả dĩ khiến ta có thể tin tưởng được. Như thế, đã khiến cho niềm tin của ta ít thành động-tác trí-tuệ, ít ra là khi trí-tuệ được coi như thế. Nhiều lúc, việc này còn dẫn đến vị-thế ở trên/dưới của hệ-cấp cầm quyền trong Giáo hội, được gồm tóm trong sự việc như thể bảo rằng: “Tôi đã nói là đã nói, xin đừng hỏi tôi như thế có nghĩa gì, mà làm gì.   
         (còn tiếp)
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch                                                                                

No comments: