Lm Richard Leonard sj: Sống hòa mình với môi
trường
Tin Mừng
hôm nay, thánh Luca đề cập đến chủ đề giầu sang, được Chúa dẫn giải bằng một dụ
ngôn, rất tinh tế. Dụ ngôn Chúa kể, là về những điều quan trọng, trong cuộc
đời. Quan trọng, khi Ngài nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa “ta là ai?” với “ta
có gì?”
Mở đầu trình thuật, là những ưu tư
về phân chia gia tài mà người Do Thái thường hay trình lên vị tư tế, chánh
thẩm. Nhưng vị Tư Tế hôm nay, không muốn dự phần vào các tranh giành/cãi vã có
tính cách thế tục. Ngài nhắn nhủ: “Hãy coi chừng! mạng sống con người không
được bảo đảm nhờ của cải đâu.” Chính vì lòng tham lam của cải, mà nhiều gia
đình đã đổ vỡ. Vì, mải lo tranh chấp gia tài, mà nhiều anh em cùng nhà cứ xâu
xé nhau. Xâu xé, là để giàu sang.
Giàu sang. Đó là mơ ước của nhiều
người. Ở đời. Giàu sang, là chiếc đũa thần giúp người
người tạo nên những thứ họ muốn. Nhưng khi đã giàu sang, vẫn không phải là hết
chuyện để ưu tư. Đây là ngộ nhận lớn, nơi quan niệm của người đời. Người đời
những tưởng: khi đã ổn định tài chánh, đã có nhà có cửa, có xe có tiền rồi, là
có tất cả. Mọi sự coi như đã thành công. Thật sự, của cải tiền bạc tuy được coi
là dấu hiệu của sự thành công; nhưng, đó vẫn chỉ là quan niệm của người đời. Ở
đời thường. Quan niệm của nhà Đạo, khác hẳn.
Bài đọc
thứ nhất hôm nay, sách Giảng viên quả quyết:
“Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân!” (Gv 1: 2). Ở bài đọc thứ
hai, thánh Phaolô thêm: “Anh em hãy giết
chết những gì thuộc về hạ giới: đam mê, ước muốn xấu và tham lam, thảy đều là
ngẫu tượng”. (Cl 3: 5).
Và, ở
trình thuật thánh Luca, Đức Kitô khuyên: “Hãy
giữ mình khỏi mọi thứ tham lam; không phải vì dư giả mà mạng sống con người
được bảo đảm, nhờ của cải đâu.” (Lc 12: 15).
Quả thật,
khi khẳng định chân lý ấy, Đức Kitô không bắt mọi người phải chịu đau khổ. Ngài
chỉ muốn nhắc: mọi người hãy tìm phương thức tốt nhất để tạo an toàn, hạnh phúc
cho nhau. An toàn, để có cuộc sống ổn định. Cuộc sống có ý nghĩa đích thực. Nơi
đó, mọi người trao cho nhau tình yêu thương, an bình. Mọi người san sẻ với nhau
cũng một hạnh phúc chung. Hạnh phúc, chỉ có chỗ đứng, khi mọi người đều cùng
hưởng. Hạnh phúc, phải được sẻ san cho nhau.
Với
dụ ngôn hôm nay, ta lưu ý: truyện kể cho thấy có mỗi nhân vật chính, là nhà phú
hộ. Ông cương quyết biến mình thành trung tâm của vũ trụ, nơi mình sống. Ông
dồn tất cả tiền bạc của cải, gom lại để nuôi sống mỗi mình mình. Ông chỉ lo cho
mình ông, thôi. Tất cả, chỉ để mình ông ung dung hưởng thụ. Chẳng bận tâm đến
ai. Chẳng cho ai, dù một xu lẻ.
Ở đây, Đức Kitô không phản đối
chuyện ta có thể trở nên giàu sang, sung túc. Miễn là, sự giàu sang của ta
không tạo bất công cho mọi người. Ở đây nữa, Đức Kitô muốn chứng minh cho con
dân của Ngài thấy được, là: giàu sang - sung túc đích thực mới tồn tại dài lâu.
Và, sự sung mãn hạnh phúc không nằm nơi của cải, tiền bạc. Mà, ở nơi khác. Của
cải tiền bạc, chỉ tạo được hạnh phúc tạm bợ, chóng qua. Những “nghỉ ngơi, ăn
uống vui chơi cho đã” (Lc 12: 20). Còn hạnh phúc đích thật, lại nằm ở nơi khác
Nhìn vào
thực tế, chắc mọi người vẫn còn nhớ nhà tỷ phú Howard Hughes, hôm trước. Ông
chết đi, bỏ lại đằng sau đến 2 tỷ Mỹ kim. Giàu sang sung mãn đấy. Nhưng vào
cuối đời, ông vẫn sống trong hãi sợ. Hãi sợ, trộn lẫn với cô đơn. Dù chuẩn bị
trước mọi thứ, ông vẫn chết trong quên lãng. Chết rất tủi hổ. Và khi chết, ông
nào có khác người nghèo? Có khi lại không bằng người nghèo đang chết ở
Calcutta. Người nghèo ở Calcutta, họ cũng chết. Nhưng, được chết trong vòng tay
yêu thương của Mẹ Têrêxa. Và của các nữ tu hiền hoà, đầy yêu thương chăm sóc.
Mahatma
Ghandi, một thời là luật sư trẻ nổi tiếng, có của. Nhưng ông không màng giàu
sang, sung túc. Vẫn bỏ hết những gì mình có, chọn lựa cuộc sống giản đơn hơn,
không vướng mắc những nào của cải vật chất. Vì thế khi chết đi, ông đã để lại
cho hậu thế một di sản thật lớn. Di sản ấy, người giàu và sang như Howard
Hughes không tìm thấy. Di sản ấy, chính là: tạo sự bình an hưng phấn cho nhiều
người. Di sản ông để, là: biết quan tâm đến người cô thân, cô thế.
Hợp cùng
trình thuật hôm nay, thánh Phaolô gợi lên một tư tưởng khác: “Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc
thượng giới.” (Cl 3: 2).
Nghe thánh
Phao-lô đề nghị, hẳn có người cho rằng: lời khuyên của thánh nhân thiếu phần
thực tế. Nhưng, thánh nhân đâu có đề nghị ta hãy nhắm mắt làm ngơ trước thực
tại, của trần thế. Thánh Phao-lô chỉ khuyên: hãy hy vọng và hướng lòng vào Nước
Trời. Hãy “cởi bỏ con người cũ, để mặc lấy người mới”. Con người được thay đổi
theo hình ảnh Đấng Tối Cao. Hãy trỗi dậy với Đức Kitô. Để rồi, ta sẽ cùng Ngài
hưởng phúc vinh quang, miên trường.
Cởi bỏ con
người cũ, là bỏ đi các hành vi mang tính hủy diệt. Những tính hư nét xầu, như:
gian dâm, ô uế, đam mê, ước muốn xấu xa và tham lam, vị kỷ. Bởi, những thứ đó
là “ngẫu tượng”. Là phàm tục. Cởi bỏ con người cũ, là bỏ đi tính ích kỷ, chỉ
muốn thu vén cho riêng mình. Cởi bỏ người cũ, không phải là tự sát/tự hủy,
nhưng mặc lấy những gì là mới mẻ. Mới mẻ, với giá trị thăng tiến, hướng thượng.
Mới mẻ, trong nhận thức biết rõ mà định hướng cuộc đời. Định hướng, bao gồm một
đổi thay toàn bộ con người mình. Thay đổi, để nên giống Đức Kitô hơn. Định
hướng và đổi thay, để rồi sẽ lớn mạnh trong Đức Kitô. Cùng với Đức Kitô vào với
Nước Trời. Ở trần gian.
Với Nước
trời đầy tình người này, ta chẳng cần đến những an toàn bằng tài sản. Hoặc kế
thừa. Chẳng cần trúng độc đắc, số lô-tô. An toàn đích thực, chỉ có thể đạt được
nếu ta chấp nhận là thành viên của cộng đoàn biết chăm nom, và đùm bọc. Chăm
nom lẫn nhau. Đùm bọc bên nhau, thì Nước Trời chính là trạng thái sống đang
diễn ra trong lòng Hội Thánh, ngay trước mắt.
Nước Trời
hôm nay, bao gồm cuộc sống hòa mình với mọi người. Hòa mình với môi trường sinh
sống, rất thân thương. Nước Trời đây, không có chỗ cho những kỳ thị, phân biệt.
Nước Trời đây, không tách biệt Hy Lạp với Do Thái. Nước Trời đây, chẳng bao giờ
rẽ chia giới cắt bì với phường ô uế, không chịu cắt. Nước Trời của Chúa, không
ly cách kẻ man di, nô lệ với người tự do. Ở Nước trời của chúa, tất cả vẫn là
chi thể cùng một Thân Mình, Đức Kitô yêu dấu ở với ta. Ngài là Tất cả. Ngài ở
trong mọi người.
Lm
Richard Leonard sj
No comments:
Post a Comment