Sunday, 4 August 2013

Lm Kevin O'Shea CSsR: Tư-duy đồng thuận nơi niềm tin



Chương I

Tin, động tác phát tự con tim:
điều này thật ra có nghĩa gì?
(bài 7)


Phần I
(tiếp theo)


Tư-duy đồng thuận trong một thế giới có quá nhiều sư thật

Sự thật của niềm tin: niềm tin vào sự thật

Những gì chúng ta vẫn đang làm, là dấn bước đi vào một thứ triết lý về “hiểu biết”. Nhưng, từ muôn thuở, vẫn có vấn đề hỏi rằng: “Làm sao ta lại có thể hiểu biết rất nhiều thứ?”, “Biết thì cũng biết, nhưng làm sao ta có thể đạt sự thật?” Và, “Sự thật ta đạt được là những sự thật nào?”

Hôm nay đây, ta lại nói thêm một chút về mình, về con người mình, và về những “hiểu và biết” của con người cũng như cung cách mà con người nắm bắt sự thật, tức: giáp mặt với sự thật rất “người” để nhìn vào sự thật của con người, xem sự thể đến thế nào?

Từ lâu, ta vẫn có ý niệm rất “cổ đại” về sự thật không mang tính chất thời thượng. Sự thật ấy, dù có là vũ trụ/vạn vật đầy đổi thay, vẫn là sự thật không thể thay đổi. Nhiều người, lại cứ qui về sự thật nói chung có ngụ ý/hàm ẩn điều gì gần như cấp thời mỗi khi suy-tư về sự thật lịch sử. Vâng. Đúng thế. Nhưng, xin hãy cho biết, sự thật ấy có thật sự xảy đến hay không, thì nhất định nó không thể là chuyện lững lờ, nửa vời đâu nhé. Những ai tin như thế, đều làm một cách nghiêm chỉnh, do bởi tôn giáo của họ vẫn dạy như thế, nhất thứ là khi họ trầm ngâm suy-tư về sự thật lịch sử của Đức Kitô, về sự sống đích thật của Ngài và về Lời Ngài bảo ban cũng như các việc Ngài làm này/khác. Nhưng, hỏi rằng: Ngài có thật sự làm thế hay không? Nhất định ở đây không có chuyện lửng lờ/nửa vời, đâu đấy. Vậy thì, những người như thế lại cứ hiểu: có thể, vẫn còn có thứ ngôn ngữ ngàn thu bất biến về bất cứ sự thật nào thật sự hợp lý/đúng đắn đến muôn đời, muôn thuở. Và, những người như thế, lại vẫn coi ngôn ngữ mà họ thừa hưởng nói về Đức Kitô và về sự cao cả nào khác trong đời, đều như thế, không đổi thay. Riêng tôi, thấy mình có trọng trách phải lên tiếng về những gì có liên quan đến con người chưa hẳn là đã tốt! Bởi, con người chỉ nắm bắt được “hiểu biết”, một động tác hạn chế mang tính chất cũng rất “người”, mà thôi. Tự thân, những gì được những người như thế nói ra, tuy là nhận-thức trọng điểm nhưng lại nói lên những lời nói rất đúng cách, và thông thường vẫn là những cách cũng rất đúng. Thế nhưng, quí vị còn phải làm nhiều động tác hơn, cả vào thời sau này, ngõ hầu biến “nhận thức” ấy thành một thứ “hiểu biết” rõ ràng, dứt khoát, thật tình. Hơn nữa, đôi khi ta cũng tự hỏi: đứng từ góc cạnh nào đó mà nhận xét, thì: làm như thế, có thể cũng tạo cho ta cảm giác cứ nghĩ rằng: điều đó thật không đúng chút nào hết.

Kết cuộc là, ngày nay ta có được hiểu biết khá hiện đại và ý thức được sự thật cũng rất ư là đương đại hơn thời gian. Tuy nhiên, có được nhận-thức như thế vẫn hạn hẹp hơn các nhận thức/hiểu biết đã có mặt vào thời cổ đại. Nói rõ hơn, nó mang tính tương-đối hơn rất nhiều thứ. Nó cắm rễ sâu hơn vào bản sắc tư-riêng của nền văn-hoá biệt-lập; nó ở vào tư thế sẵn sàng đối-đầu với các xác suất nào vốn dĩ dễ biến đổi hơn là đặc tính chắc nịch không chuyển dời. Khi hai động thái này, một thuộc thời cổ sử và động-thái kia thuộc thời hiện đại, lại đến với nhau, thì các vấn đề thời đại về niềm tin lại đã bắt đầu nhen nhúm, xuất hiện. Lúc nào ta cũng có nhu cầu để luận ra những gì khiến ngôn ngữ được coi trọng và thật tình cho biết: ngôn ngữ được sử dụng từ thời buổi nào? Và, ngôn ngữ có cho ta biết những điều khác lạ trong nền văn hoá mới mẻ này, không?

Đôi khi, những điều tương tự lại vẫn giúp ta hiểu được: làm sao mà sự thật lại có thể hoạt động vì ta, và cho ta được? Theo cách cổ đại, thì: mọi người đều có thể bảo: sự thật vẫn hoạt động cốt giúp ta duy trì chân lý vĩnh cửu và có như thế, mới hướng dẫn giúp ta sống một cuộc sống giống lịch sử. Sống như lịch sử từng sống, sẽ bảo rằng: ta đã làm hết sức mình trong cảnh tình khó xử, nhờ đó ta mới cần đến sự trợ giúp của người khác; và có thế mới đảm bảo là ta có thể đạt được chân lý rất đích thực. Theo cung cách cổ đại, thì sự thật có hoạt động cho lắm cũng chỉ để duy trì các chân lý vĩnh cửu thôi...; còn, phương án sống giống như cách sau, thì sự thật hoạt động là cho hiện tại và cho đổi thay ngõ hầu hiểu biết về thực tại cho rõ ràng, dứt khoát hơn.        

Nói sự thật đang thay đổi, là có ý rằng: mọi chân lý được định vị/định hình theo lịch sử và ít ra cũng đã hướng về nền văn hoá có điều kiện. Từ đó, nó mang trong mình tính cách tương-đối ngõ hầu tiến tới khuôn khổ hiểu biết rõ nét hơn.

Trước khi có được niềm tin chân chính, ta cần có khả năng nhận thức được các dấu-chỉ của Thiên Chúa diễn lộ ra trong thế giới đang ngày một biến đổi như ngày nay.

                                                            --------------


Niềm tin đầy nghi ngờ

“Đừng khiến mình lẫn lộn với các vấn nạn bằng một nghi ngờ. Nghi ngờ nào cũng tháp tùng cùng với sự chắc chắn/chắc nịch hết. Dù cho ta có sơ suất phạm phải sai lầm về sự chắc chắn/chắc nịch nào đó, bởi khi đó có thể là ta đã nghi ngờ nhiều thứ rồi.” (Dominic Crossan)

Ở đây, tôi sử dụng thành ngữ: “Lòng cứng tin của thánh Tôma”. Làm như thế, là vì bà con mình vẫn nghe quen trình thuật kể dài dài về những ngày Chúa Phục Sinh/trỗi dậy, đầy kinh ngạc. Thế nên, tôi sẽ để yên như thế; và, thay vào đó, sẽ suy tư thêm về những gì là nghi ngờ/nghi hoặc về nhiều thứ như người thời nay vẫn cứ đối xử như thế với những ai chấp nhận nó và với những người có làm thật đấy nhưng không chấp nhận nó được.

Tôi sẽ nói ngay ở đây rằng: tôi không là nhà tư-tưởng chủ trương triệt để. Bởi, người chủ trương triệt-để thật sự không “tin” vào bất cứ thứ gì, nhưng lại cho rằng mình “biết rõ” mọi thứ cách trực tiếp. Người “tin” triệt-để, lại không nghĩ rằng có nhiều thứ và nhiều sự ở bên dưới bề mặt của nhiều sự và nhiều thứ. Và, có những vị thường hay cay-cú, cũng thế. Thế nhưng, người cay-cú lại cứ chê-bai, nói khôi-hài về ý tưởng nào đại loại như thế.

Trong khi đó, các vị chủ trương triệt-để vẫn không làm thế và cũng không nghĩ rằng: lại có thể có thứ gì nhiều hơn điều mình vẫn “biết”. Nên, không có thắc mắc gì về chuyện ấy hết.

Thế nhưng, trong Kinh Sách, lại luôn có vấn-nạn được đặt ra. Như Abraham và Sarah cũng đã có nhiều vấn-nạn. Tác giả thánh vịnh cũng thế, ông cũng có nhiều vấn nạn đặt ra cả khi đang hát lời ca, thánh hiến. Còn tiên-tri hay ngôn sứ, lại cứ luôn miệng hỏi tại sao và tại sao? Cả đến Đức Maria cũng đưa ra cho thần sứ nhà trời các vấn nạn hoặc nghi ngờ bằng những câu “Giả như”, hoặc “nhưng mà”, trong khi thần sứ Chúa lại trả lời cũng rất ít. Các kẻ “tin” vào Đức Kitô cũng từng yêu-cầu Ngài giúp đỡ lòng “cứng tin” của họ. Nhiều sử-hạnh về các bậc hiển-thánh cũng đã đưa ra nhiều dấu chấm hỏi (“?”), vào cuối câu. Nhiều thư “luân-lưu” của các ngài cũng cho thấy các ngài cũng không mấy hài lòng với nhiều lời đáp và rồi cũng đi vào cõi chết, hệt như thế.

Một số vị còn đi đến tình trạng nghĩ rằng: niềm tin của mình sẽ khá hơn nếu như mọi nghi ngờ cuối cùng rồi ra cũng ra đi. Riêng bản thân tôi, lại không nghĩ thế. Tôi nghi ngờ chuyện ấy lắm. Bởi, niềm tin chẳng khi nào lại có nghĩa là chấp-nhận sự việc nào đó cách mù quáng hết. “Tin”, là luôn để chỗ cho ta đưa ra vấn-nạn. Nhiều vị vẫn được dạy bảo, rằng: niềm tin, là sự đón nhận các nguyên lý và truyền thống mà chẳng cần gì nghi vấn hết. Không! Không hẳn thế. Nhưng, còn hơn thế nữa. Bởi, ta không thể nào tìm ra công-thức cuối cùng cho các sự việc hiện-hữu đặc biệt là khi có Chúa dính dự. Thế nên, khi ta nhìn vào niềm tin, ta thường làm thế với cảm giác nghĩ rằng: sự cao cả mà ta đã có và ta không hoàn toàn hiểu rõ sự thể ấy. Bao lâu ta không để các vấn nạn và nghi ngờ ấy làm cho ta kiệt quệ để rồi khiến ta cứ ngồi đó, bên vệ đường, mà vểnh tai nghe những gì xảy đến ở dưới đất, trong tư thế khá bất ổn. Thế nên, tôi có lời khuyên gửi bà con mình đừng thử nghiệm như thế ở nhà mình, mà lại không định hướng cho linh đạo.

Nói đến đây, tôi lại tưởng nghĩ đến các vị lành thánh từng sống sót sau lễ Phục sinh với mối nghi ngại này khác. Và, cũng có một số vị sống sót với Hội thánh hôm nay khi Hội thánh mình cũng có một số nghi ngại. Và, sau đây là một vài tư tưởng nhỏ xin được gửi đến các vị đó.


 (còn tiếp)
                                                            ----------------- 
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch                                                                                
  

No comments: