Friday 9 August 2013

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Thơ Thánh Phaolô Thư I gửi Tín hữu Corinthô Đọan 3 câu 10 đến câu 15





Trong công việc xây dựng Hội thánh, có vấn đề đặt nền móng (hay dựng lên những điều cần thiết cho một ngôi nhà) và công việc trang bị. Một khi nền đã đặt, thì người ta chỉ có thể xây cất lên trên, chứ không thể lập cái nền nào thêm nữa. Faolô có trách-nhiệm đặt nền móng cho cả toà nhà. Việc chọn nền móng không thể tự-tiện được: chỉ có Chúa Kitô mới là nền-tảng. Trên nền-tảng đã đặt các người kế-tiếp và cộng-sự của thánh Tông-đồ đã xây cất – với những vật-liệu nào, chắc-chắn làm sao thì Ngày, nghĩa là Ngày của Chúa, sẽ chứng cho biết. Ngày đó sẽ được mạc-khải ra làm một với lửa. Lửa đó không fải để tẩy-luyện mà là thiêu-hủy những vật-liệu hèn. Số-fận những kẻ xây cất đó sẽ ra sao? Thánh Faolô nói họ sẽ được cứu-thoát. Nhưng công-trình ra tro, fần thưởng sẽ mất; họ sẽ được thoát thân, nhưng cũng như cũng như thể ngang qua lửa’. Lời kết-thúc này tối nghĩa, hình như là một thành-ngữ, cũng như ta nói ‘hú-hoạ’, hay fải hơn ‘nhưng cũng’ hú hồn hú vía’ mà thoát được.

Xét chung ra thì hình-ảnh Faolô dùng khá rõ: Faolô đặt cơ-sở cho lâu-đài: các người khác xây cất thêm lên. Những vật-liệu xây-cất được chọn một fần vì là quí-báu, nhưng một fần để hướng đến ‘bị thiêu’, nhưng không liệu-tính về cách sử-dụng các vật-liệu các vật-liệu đó trong việc xây-cất thực-tế. Đến ngày fán-xét, việc thí-luyện bằng lửa sẽ cho thấy ra sao: gỗ, cỏ, rơm sẽ làm mồi cho ngọn lửa; vàng bạc, đá quí (ngọc) sẽ chọi được với lửa, và người xây cất như thế sẽ được thưởng. Cơ-sở là đạo-lý về Chúa Kitô; còn xây thêm và trang-bị là giáo-huấn, đào-luyện.

Đây là tỉ-dụ (Allégorie) Xây nhà và thí-luyện bằng lửa. Nhưng không xuôi, bới fát-xuất tự nhiều yếu-tố

9b-10: hình-ảnh lấy tự việc xây-cất, nhưng lại là biểu-tượng cho giáo-huấn chứ không fải cho cộng-đoàn. Rồi quay sang ý-tưởng fán-xét sau cùng. Faolô nói khi đó giá-trị hay khuyết-điểm của lời rao-giảng của những kẻ tiếp-tục công-việc sẽ được bày tỏ ra. Chỗ này 2 hình-ảnh được hoà-hợp: hình-ảnh hoả-tai, cháy nhà, được theo liền với so-sánh việc xây-cất với việc rao-giảng; nhưng nói đến fán-xét chung, hình-ảnh lửa cũng xuất-hiện (lửa fán-xét: Ys 66: 16 29: 6 Mt 3: 10 2Th 1: 8); lửa thí-luyện và hủy-diệt những gì vô-đạo (Ma 3: 2) lại được áp-dụng cho những vật-liệu xây cất: chính vì thế mà Faolô đã nói đến gỗ, cỏ, rơm (chọn vì tính-cách có thể bị đốt cháy, chứ không vì có thể dùng để xây cất, chẳng vậy thì fải chọn gạch ngói, đá…

Nhưng không, Faolô nói đến những đồ quí: vàng bạc, ngọc – không để ý rằng: nếu có hoả-hoạn thì các vật đó đều biến thành một nắm hổ-lốn. Là vì một ý-tưởng khác xiên vào: diễn tả ra có những điều quí-giá có cơ xây-dựng cộng-đoàn, cùng với điển-cứ CNg 17: 3 27:21 1P 1-7 (hoả thí kim). Cùng với các điều đó lại có đạo-lý về thưởng-fạt (hành-động của tín-hữu là việc của Thiên-Chúa, Ph2:12t Rm8:1-4, nhưng tín-hữu chịu trách-nhiệm là họ có để Thiên-Chúa hoạt-động nơi họ hay không. Fán-xét ở trong tay Thiên-Chúa, Đấng ban cứu-rỗi, và vì thế Faolô có thể coi fần-thưởng cũng như việc cứu kẻ mắc tội như một ơn-huệ của Thiên-Chúa.

1)    Vấn-đề fần-thưởng (III, 8, 13, 14)
(coi: Georges Didier, Désintéressement du Chrétien, 47-51)
Các câu này và trên (3:5-9) chắc có ám-chỉ đến công-nghiệp (đó là ý-tưởng chung các nhà chú-giải: xưa có ít tác-giả thệ-fản không nhận, nhưng nghịch với văn-bản).

Nhưng fần-thưởng đó là gì thì rất khó xác-định. Mạch-lạc lại nhắm đến tính-cách tùy-thuộc hoàn-toàn của các kẻ truyền-giáo (3:5-9) và sửa-trị tính xét-đoán của ít tín-hữu Corinthô tâng công, hay hạ giá người khác tùy theo thị-hiếu của họ.

2)    Vấn-đề luyện-ngục, do bởi câu 3:13 và 15. (Vấn-đề này còn chia-rẽ trong Hội thánh)
(coi: EB.Allo, ICor66-67, Và recension: par M.E.Boismard de Joachim Gnilka: Ist IKor 3:10-15 ein Schriftzeugnis fũrdas Fegfeuer – Còn đạo-lý : DTC, Purgatoire (par Michel).

Các tác-giả Công-giáo bây giờ không dám quả-quyết:
  Do dự: S.Lyonnet (adest aliquis locus purgationis)
              EB.Allo:  L’Apôtre, à coup su^r, n’en parle pas ici directement, attend que ce feu, don’t souffre le fugitive, s’attaque sur la terre à des oeuvres terrestres…Mais… la doctrine du purgatoire est contenue d’une certain manière implicite en ce verset, elle y trouve au moins un appui très su^r. (ad loc. 62-63)
  Fủ-nhận Cambier : Dans ce feu eschatologique, il n’y a pas à chercher une attestation scripturaire du purgatoire’ (Introd, à Bible II, J.Gnilka, (cũng thế). RB p. 616                                                                                                                                                                                                                            (còn tiếp)

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh thánh thập-niên ’60))


No comments: