Monday 2 May 2011

Lm Richard Leonard sj: Thương tật thật không ngờ.

Truyện thánh Tôma cứng lòng tin mang nét vẻ hấp dẫn người đọc Tin Mừng, cũng rất nhiều. Nét vẻ hấp dẫn, là nét đặc biệt về sự cứng đầu cứng cổ; là, không sẵn sàng chấp nhận những gì mà đồng môn tông đồ tường thuật việc chính các ngài chứng kiến Chúa Phục Sinh bằng mắt thịt. Còn hấp dẫn hơn nữa, là việc đồng môn tông đồ mới là kẻ tin thực thụ bởi lẽ các ngài quyết không chịu tống xuất Tôma ra khỏi cộng đoàn các thánh, vì ông đã sai sót trong niềm tin. Quyết tâm của các thánh tông đồ là nhất định gìn giữ mọi người ở lại với cộng đoàn, dù có lầm lạc, sai sót lớn đến mấy đi nữa cũng chấp nhận. Có lẽ đây cũng là bài học quí giá cho Giáo hội, tức cộng đoàn Nước Trời hôm nay vẫn quá sốt sắng lập rào cản để trừ khử những ai vẫn cứ thắc mắc phấn đấu về niềm xác tín nơi lòng Đạo, nói chung.

Tuy nhiên, nét hấp dẫn của Tin Mừng hôm nay dành cho thánh Tôma và cho cả chúng ta nữa, nằm ở điều mà thánh nhân thấy được sự thật, ngay sau đó. Sự rất thật, về ơn huệ được thấy Chúa mang thương tích từ thập giá. Chính nhận thức này đã gây ảnh hưởng lên con người của thánh Tôma. Thấy được sự thật, khiến thánh nhân cảm thấy như được hỏi: anh có muốn trải dài cuộc sống thiên thu làm vật vô sinh như người mẫu rất thánh thiện, không? Chắc hẳn câu trả lời sẽ là: tôi thì không. Tôi chỉ muốn là tôi, như lý lịch của tôi từng minh chứng. Tôi không muốn bỏ đi mọi hậu quả của cuộc sống nơi cõi trần; cả những khiếm khuyết hoặc thương tật. Bởi, chính những thứ đó đã làm nên con người của tôi. Tôi không muốn bị tẩy sạch mọi mầu sắc của con người tôi… Và có lẽ, đây chính là điều khiến thánh Tôma nhận ra sự thật. Có lẽ, Đấng Thánh Hiền sẽ chia sẻ định mệnh đến thiên thu như Tôma, là phải mang thương tật suốt cuộc sống của mình? Nhưng, thiết tưởng: thương tật nào mà chẳng đổi thay? Và, thương tật là thương tật gì?

Thương tật đây, chính là vết thương lòng do người khác tạo cho mình một cách bất công, vô lý. Hoặc, là những thương tật thấy rất thường, do cuộc sống có lúc này lúc khác mang đến, như: cảm giác cô đơn bị bạn bè/người thân ruồng rẫy, ghét bỏ. Thương tật, cũng có thể là những tổn thương do người khác cố tình gây, trên thể xác mình. Hoặc bản thân mình bị khích bác chê bai, hoặc mất khả năng yêu thương giùm giúp.

Thương tật hay bị tổn thương, có thể là nỗi chết của người mình thương. Là, ốm đau bệnh tật về thể xác lẫn tâm thần, khiến uy lực mình bị suy sụp. Tất cả các thương tật ấy đều hằn in dấu vết trên bản sắc của mỗi người. Chính đó là những thương tật hoặc tổn thương đã tạo hình nơi cuộc sống khiến mình cứ phải đeo mang suốt cuộc đời. Mong rằng, người bị thương tật như thế sẽ được Chúa yêu thương vô bờ bến, vào khi chết.

Điều mà thánh Tôma thấy được chính là: thương và tật ấy sẽ siêu thăng, thay đổi. Ở đây, ta không nói đến những thương và tật do tự mình làm nên khiến hồn phách mình mất căn tính, mà người người gọi đó là lỗi phạm. Cầu và mong sao thương tật ấy sẽ được tống xuất tẩy bỏ khi người người giáp mặt với lửa ngọn rực sáng tình yêu thương của Chúa, vẫn liên hồi. Thương và tật nói ở đây, là những gì mà người khác tạo ra không thương tiếc; hoặc do bất cẩn, hoặc vô cảm, hoặc thậm chí do định luật vô tâm tính của vũ trụ tạo thành. Thương và tật ấy sẽ mãi mãi tồn tại. Tuy nhiên, ta sẽ được giải thoát khỏi mọi hậu quả của sự dữ; khỏi mọi hệ luỵ đánh động lên bản vị mỗi người chúng ta.

Đức Kitô Phục Sinh đã nhận các thương tật ấy vào với Thân xác của chính Ngài. Và, nay Ngài biến cải chúng qua vinh quang thần thánh. Đó là những gì thánh Tôma nhận ra khi thánh nhân thấy Đức Kitô mang thương tật nơi Thân mình Phục sinh của Ngài. Chẳng thế mà, Ngài kêu lên: “Ôi Lạy Chúa! Thiên Chúa của Tôi!”

Nay, ta hãy đến cùng Ngài mà kêu lên lời reo vang trong niềm vui hãnh tiến rất Phục Sinh, rằng: “Ôi Lạy Chúa! Thiên Chúa của con.” Hallêluya!”
Lm Richard Leonard sj
MaiTá lược dịch

No comments: