Monday 30 May 2011

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Sách Thánh và Mặc Khải Cứu Rỗi (tiếp theo)


Bàn về ít Tân ước

Các sách Tân ước (coi quyển: Tân ước VII-IX)

Lược sử về việc soạn tác các sách (Tân ước IX-XV)

Sau khi đã biết các sách Qui điền Tân ước, chúng ta thấy các sách đó phức tạp lắm. Chúng ta muốn có một cái nhìn tổng quát từ một trung tâm nào để chúng ta khỏi bị cái nạn một cây làm khuất cả cánh rừng, và vào cái rừng là Tân ước đó chúng ta chỉ bị lạc hướng. Nhưng trung tâm đó, chúng ta muốn nó phát xuất tự chính sự thực của Tân ước, chứ không phải do thị hiếu giản hoá của một nhân vật nào thời sau. Vì nhân vật đó cho dẫu là một thánh tấn sĩ đi nữa,. vẫn là một người học với những chứng tá đầu tiên.

Nghĩa là chúng ta tự hỏi Hội thánh tiên khởi vào thời các thánh Tông đồ đã tin làm sao, họ đã có một Kinh Tin Kính toát yếu cả đạo lý như chúng ta có ngày nay không?

Một toát yếu đạo lý cần thiết cho Hội thánh tiên khởi và cho chúng ta.

a)Cho Hội thánh tiên khởi

Như chúng ta thấy, các sách Tân ước không được viết ra ngay từ đầu –có một thời đạo lý vẫn là truyền khẩu. Bởi là truyền khẩu thì cần thiết phải có một cái gì làm mối hợp nhất giữa các người giảng cũng như giữa các cộng đoàn. Rồi, sau khi các sách Tân ước cùng các sách khác của Hội thánh đuợc viết ra, nếu Đạo Chúa Kitô là đạo của mọi người, thông thái cũng như dốt nát, thì một toát yếu đạo lý cũng là cần thiết: những người mới tin muốn biết cái gì là cốt tử của Đạo Chúa Kitô. Vì giữa các sách phức tạp đó cái gì là lõi tủy, cái gì là diễn tả thêm cho minh bạch, hay là áp dụng tùy thời? Toát yếu đạo lý muốn trả lời cho nhu cầu đó.

b)Cho chúng ta:

Giữa các chương Tân Ước đó, chúng ta cũng muốn biết cái gì là trung tâm, cái gì là bên rìa; cái gì là bất di bất dịch, cái gì là châm chước được vị thuộc một quá khứ văn hoá của nhân loại. Vậy lấy gì mà phân tách, phê phán? Không thể lấy những nhu cầu hiện đại của chúng ta. Chúng ta muốn biết điều gì các tác giả 27 quyển Tân ước đó đã nhận là cốt tủy của các thư tịch họ viết. (còn tiếp)

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR

(trích tài liệu giảng huấn phổ biến nội bộ)

No comments: