Monday 18 July 2016

Gs Geza Vermes: Thuyết Mêsia nơi nguồn Do-thái-giáo (Bài 48)



Chương 6
Đức Giêsu của Tin Mừng Nhất Lãm,
Đấng Chữa lành,
Bậc Thày Dạy đầy lôi cuốn,
Đấng tạo hưng-phấn rất Khải-huyền.
(Bài 48)



Danh-xưng Mêsia
hoặc Đức Kitô


Nay, trở về với danh-xưng đích-thực có khả-năng chiếu-toả lằn sáng soi-rọi, để xem người đồng-hương cùng cảnh-ngộ với Ngài ở Galilê và Giuđêa, nhận-thức thế nào về các tên gọi ấy. Danh-xưng cao-cả nhất nói về Ngài, trước tiên là Đấng Thiên-Sai/Mêsia hoặc Đức Kitô, hoặc “Người con của Con Người”, và Đức Chúa, Ngôn-sứ.    

Trước khi duyệt/xét cách ngắn/gọn các danh-xưng này, chúng tôi buộc lòng phải cảnh-báo với các bạn, là: suốt hai ngàn năm Đạo Chúa, danh-xưng ấy vẫn liên-tục triển-nở trong sử-dụng. Thế nên, công-tác ta làm đây, là: thẩm-định không chỉ mỗi chuyện người ngày nay hiểu thế nào về danh-xưng ấy thôi, mà còn coi xem các tên gọi gán cho Ngài có nghĩa gì với bạn-đạo Do-thái-giáo ở thế-kỷ thứ nhất, sau Công nguyên, nữa?


Thuyết Thiên-sai/Mêsia
nơi nguồn Do-thái-giáo,
ngoài Tân-Ước.


Trên căn-bản, thì danh-xưng “Mashiah/Meshiha” Do-thái-giáo ở tiếng Aram; và “Christos” tiếng Hy-Lạp có nghĩa: “Đấng bậc” nào đó được xức dầu tôn-phong lên làm vua Do-thái như Saul (ở sách Samuel quyển 1 đoạn 10 câu 1), hoặc làm ngôn-sứ như Êlisha (ở sách Các Vua quyển 1 đoạn 19 câu 16), hoặc thành vị tư-tế như Aarôn và con cháu ông  được nói ở sách Xuất-Hành đoạn 28 câu 41 và sách Ysaya đoạn 45 câu 1, có những điều được viết như sau:


“Thiên Chúa phán với kẻ Ngài đã xức dầu vua Kyrô
Ta đã cầm lấy tay phải nó,
bắt các dân tộc thuần-phục,
Ta tước khí-giới của các vua,
mở toang các cửa thành trước mặt nó,
khiến mọi cổng rào không còn đóng kín nữa.”
(Xh 28: 41/Ys 45: 1)

“Người được Thiên-Chúa xức dầu”, là danh-xưng chỉ vua/quan thần/thánh khi xưa được gán cho Đavít và giòng-dõi con cháu ông, ngoại trừ một lần đặc-biệt được trao cho Syrô, vua/quan xứ Ba-Tư đấng giải-phóng Do-thái-giáo khỏi chốn giam-cầm do Babylon áp-đặt.

Theo ngôn-ngữ truyền-thống những đợi-trông, thì: câu “Vị vua được tôn-phong/xức dầu” đã thành hiện-thực sau khi ông bị hoàng-đế Babylon là Nebuchadnezza phế-bỏ vào năm 586 trước Công nguyên. Ý-nghĩa đặc-trưng Thiên Sai/Mêsia, là vị vua cuối cùng của Do-thái-giáo sẽ đánh bại mọi dân nước ở bên ngoài, quyết khuất-phục đưa họ về với Israel và Thiên-Chúa của ông. Rồi từ đó, mở đầu Vương Quốc Nước Trời ở trên cao.

Vị cứu-tinh đây, được trông-ngóng sẽ đạt đến vào giữa thời Cựu-Ước và Tân-Ước, đặc-biệt là thời của những giao-động chính-trị chống thế-lực ngoại-bang đang thắng-thế. Khi ấy, là người Hy-Lạp thời Maccabê; hoặc, người La Mã sau ngày Pompei tiến-chiếm toàn cõi Palestine vào năm 63 trước Công-nguyên. Và nhiều lần xảy ra như thế, trong chuỗi ngày dài khi đất nước Palestine dấn mình vào hai cuộc chiến, trong đó người Do-thái-giáo chống đế-quốc La Mã vào thế-kỷ thứ nhất, và cả thế-kỷ thứ hai sau Công-nguyên, nữa.                   

Muốn truy-tầm nguồn-sử nơi lời kinh, để khám-phá xem chúng-dân bình-thường thuộc loại nào vẫn ngóng/chờ một giải-thoát, ta có thể xem xét các thánh-vịnh do vua Salômôn đặt, nhất là thánh-vịnh 17 và 18 ở thế-kỷ thứ nhất trước Công-nguyên, cùng các văn-bản nói về Đấng Thiên-Sai/Mêsia ghi ở “Cảo Bản Biển Chết” có niên-biểu tương-tự với lời kinh/câu hát ở hội-đường nổi tiếng, trong đó có “18 Phép Lành” đặt ở thế-kỷ thứ nhất sau Công-nguyên. Tất cả đều chuyên-chở ảnh-hình đầy sắc mầu hy-vọng đợi/chờ Đấng Thiên-Sai/Mêsia sẽ đến. Ở đây, đấng quản-cai được tấn-phong có xức dầu rất oai-phong lẫm-liệt, công-minh và lành thánh như thánh-vịnh 17 được ghi ở câu 23-36, những hát rằng:


“Ôi Lạy Chúa, xin hãy đem họ đến với Vua, là con của Đavít…
Và ban cho ngài sức mạnh để đập tan quan quyền bất-chính…
Và ngài sẽ tụ hợp chúng dân lành thánh đến với nhau…
Ngài sẽ đặt hết muôn dân ngoại-bang phủ-phục dưới ách của ông…
Và ông sẽ trở-thành vị vua công-minh được Chúa dạy-dỗ…
Và từ đó, sẽ không còn chuyện bất-chính ở thời ngài trong nhóm của họ nữa,
Bởi, tất cả sẽ lành-thánh, và vua cha của họ sẽ được Chúa Xức Dầu.”   

Và, lời kinh quen-thuộc gọi là Phép Lành của Thủ-Lãnh Cộng-đoàn, tức vị chỉ-huy binh-đội tương-lai Cộng đoàn Qumran, lại cũng vạch cho thấy hình-ảnh tương-tự về cuộc binh-đao có Đức Khôn-ngoan của Thiên-Chúa hỗ-trợ: 


“Đức Chúa sẽ chúc lành Thủ-Lãnh Cộng-đoàn ở chốn binh-đao…
Khiến ông lập Vương-quốc cho dân mình, mãi về sau…
Xin Chúa nâng-nhấc mọi dân nước lên non cao vĩnh-cửu như đồn-tháp củng-cố…
[Thày hãy đập vào người dân-chúng] bằng sức mạnh cánh tay thày và tàn-phá trái đất bằng vương-trượng của thày…
Thày hãy đem sự chết đến với kẻ tội lỗi bằng hơi thở trên môi thày…
[Xin Chúa đem đến cho thày thần-khí nhủ-khuyên] và sức mạnh tồn-tại mãi…
thần-khí hiểu biết, kính sợ Chúa…” (1QS b 5: 20-25)

Như ta biết, ở “Lời kinh” nơi đây, không một chữ nào chỉ về Đấng Thiên-Sai/Mêsia hết. Nhưng, các đoạn khác ở “Cảo Bản Biển Chết” đã làm sáng-tỏ vấn-đề này. Chẳng hạn như, khi qui về Đấng Thiên-Sai/Mêsia rất Công Minh thuộc nhành Đavít diễn-tả ở chương 4Q252 6 có kể về sách Sáng Thế Ký ở đoạn 49 câu 10; hoặc cũng diễn-tả nhành Đavít là Thủ-Lãnh Giòng-dõi cuối sẽ đánh bại người La Mã và Kit-tim như ở đoạn viết số 4Q285.

Cuối cùng thì, lời kinh hằng ngày của Do-thái-giáo, tạo nhiều ảnh-hưởng cùng với 18 Phép Lành được trích-dẫn ở đây, đã rút từ văn-kiện Palestine có duyệt-xét, cũng đã làm chứng cho niềm hy-vọng trọng-điểm về vị Vua Công-Minh đã Xức Dầu sẽ đến lại như lời kinh hôm sớm vẫn nguyện rằng:


“Lạy Chúa, Thiên-Chúa của con,
xin rộng ban ơn lành theo lượng từ-bi cao cả cho Israel dân Ngài
và cho Giêrusalem thành thánh của Ngài,
cho Zion chốn vinh-quang Ngài ngự-trị,
và Đền thánh nơi Ngài trị-vì,
Và, cho vương-quốc thuộc giòng Đavít, Đấng Thiên-Sai Công Minh của Ngài…”

Phía sau đặc-điểm chính của Đức Vua được xức dầu thời cánh-chung, vị quân-vương thống-trị địa-cầu là đấng bảo-vệ sự thật và sự công-chính nơi Vương Quốc Nước Trời, ở tư-thế ít trổi-bật như các nhân-vật nào khác, đem tư-duy thần-học đến với Do-thái-giáo bao gồm các tư-tế và nhà thần-bí buổi giao-thời giữa Cựu-ước và Tân-ước.

Năm 152 sau Công nguyên, giòng-dõi tư-tế Maccabê–Hasmônê đã lớn mạnh với vai-trò lãnh-tụ các nước Do-thái-giáo đã chuyển về thuyết Thiên-Sai/Mêsia thành thể-chế gồm các tư-tế. Giao-ước Lêvi, vốn xuất-hiện vào giữa thế-kỷ thứ hai trước Công-nguyên, được xét đi xét lại nhiều lần, nên có nói đến Vị Trưởng-Tế Mới ở chương 18.

Theo đó, thì Vị Trưởng-tế Mới này, sẽ thực-hiện việc xét-xử thật thoả-đáng với thế-gian. “Ngôi Sao” của ông, sẽ toả-sáng trên bầu trời đầy tinh-tú, tựa hồ vì sao của vua/quan quân-quyền, rồi đem bình-an đến với mọi người, trên trái đất.

Ý-niệm về vị Trưởng-tế đã xức-dầu, được xác-chứng ở Cộng-đoàn Biển Chết là nơi người người trông đợi Đấng Thiên-Sai/Mêsia của Aarôn và Vua Thiên-Sai/Mêsia của Do-thái là vị Trưởng-tế và là Thủ-Lãnh Cộng-đoàn hoặc Tư-Tế vốn có vai-trò giải-thích mọi luật-lệ lại cũng thuộc nhành Đavít.

Đấng Thiên-Sai/Mêsia của Aarôn nói ở đây, được quan-niệm như vị Trưởng-tế Cuối-cùng chủ-trì cuộc chiến nghi-thức phụng-tự sau cuộc đối-đầu giữa ánh sáng và bóng tối đã diễn-tả ở Cảo Bản Cuộc Chiến Qumran. Ở một tài-liệu khai-thác, lại thấy có Phép Lành của vị Trưởng-tế, viết như sau:                  


“Xin Chúa giỡ bỏ mọi biểu-đồng-tình Ngài có đối với thày…
Xin Ngài chọn những người tham-gia cùng với đoàn tư-tế của thày…
Xin Ngài đặt lên đầu thày, vương-miện vinh-quang chốn miên-trường…
Xin Ngài chiến-đấu ở hàng đầu, trước ngàn quân của thày…  
Xin Ngài dựng nền hoà-bình cho thày mãi mãi! (1QS b 3: 1-21)

Về sau, lại thấy có các ý-niệm về Đấng Thiên-Sai/Mêsia giống ý-niệm về Vị Ngôn-sứ mang tính-chất rất Mê-sia hoặc Đấng Mêsia rất ngôn-sứ ở thảo-bản viết tay trong hang/động số 1 về qui-định của Cộng-đoàn Qumran nói về sự/việc quang-lâm của “Vị Ngôn-sứ và của Đấng Thiên-Sai/Mêsia của Aarôn cũng như của Israel” ( x. 1QS 9: 11).

Ta lại cũng có một số dấu-hiệu mờ/nhạt nơi “Mêsia Thần-khí”, là Đấng Cứu-độ từ trời cao hoặc là Thần-thiêng Sứ-giả, ở tài-liệu nói về Melkisêđê có từ Qumran (11Q13). Sách Ezra quyển bốn và sách Barúc quyển nhì, cả hai nói về thời cánh-chung xuất-hiện vào cuối thế-kỷ thứ nhất sau Công-nguyên, đều ám-chỉ Đấng Thiên-Sai/Mêsia tàng-ẩn chốn trời cao đợi ngày xuất-hiện mãi sau này.

Tuy có thế, các nhân-vật không là vua quan/lãnh chúa lại cũng không giúp gì cho nghiên-cứu/học-hỏi về Tin Mừng Nhất Lãm, hết. Và, cho dù Đức Giêsu có chịu đóng đinh đi nữa, thì đó vẫn là công-cuộc phán-xét áp-dụng vào việc trình-bày Đấng Thiên-Sai/Mêsia đã hy-sinh của bộ-tộc Ephraim thỉnh-thoảng được nhắc đến ở văn-chương tư-tế.

Đấng Thiên-sai/Mêsia này, được hiểu là: sau đó đã bỏ mình khi Ngài đối-đầu với kẻ thù cuối là Gog và binh-đội ông sau đó bị Đấng Thiên-Sai/Mêsia con vua Đavít đánh cho bại trận.

Do, không có văn-bản nào nói về Đấng Thiên-Sai/Mêsia hy-sinh bỏ mình xảy ra trước thời người Do-thái-giáo nổi lên chống La Mã suốt triều-đại Hadrian, tức từ năm 132 đến năm135, sau Công nguyên. Hình-ảnh này, dường như rập khuôn với lãnh-tụ bị đánh-bại trong lần tạo-phản. Người ấy, là Simêôn Bar Kosiba, kẻ bị giết chết trong trận-chiến ở Bethar năm 135, sau Công-nguyên. Thế nên, theo thứ-tự thời-gian, thì việc ông bị truất-quyền không còn trở-thành tiềm-năng khuôn-mẫu của Đấng Thiên-Sai/Mêsia mô-tả ở Tin Mừng Nhất Lãm, nữa. Phác-thảo mơ-hồ về thuyết Thiên-Sai/Mêsia của Do-thái-giáo ra như thế, buộc phải cung-cấp bối-cảnh lịch-sử mới giúp ta hiểu được danh-xưng của Đức Giêsu, cho thoả-đáng.                           

                                                                                                (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên-soạn,
Mai Tá lược-dịch.