Wednesday 27 July 2016

Gs Geza Vermes: Diện Mạo Đức Giêsu : Danh xưng Con Thiên Chúa (Bài 50)



Chương 6
Đức Giêsu của Tin Mừng Nhất Lãm,
Đấng Chữa lành,
Bậc Thày Dạy đầy lôi cuốn,
Đấng tạo hưng-phấn rất Khải-huyền.
(Bài 50)



Danh-xưng
“Con Thiên-Chúa”

Các khía-cạnh khác-biệt nơi danh-xưng “Con Thiên-Chúa” hay “Người Con của Thiên-Chúa” như trước đây ta luận-bàn, gồm các ý-nghĩa ta gặp được ở kinh-thánh và các bản-văn hậu thánh-kinh, cùng 4 Tin Mừng, thư Phaolô và sách Công-vụ Tông Đồ, ra như thế.

Thế nên, trước khi tìm-hiểu kỹ-lưỡng Tin Mừng Nhất Lãm, cũng nên nhớ là: các chứng-tích Do-thái-giáo về danh-xưng “Con Thiên-Chúa”, đều mang tính ẩn-dụ. Hai nữa, cũng nên bỏ qua một bên, coi như không thích-đáng để mô-tả chân-dung Đức Giêsu, qua văn bản cựu-trào viết vào buổi giao-thời giữa Cựu và Tân-ước nói lên ý-nghĩa cũng rất chung về “Người Con của Thiên-Chúa”. Điều này có nghĩa là: việc ấy, có liên-quan đến dân con mọi người, trai cũng như gái ở Israel, không cần biết họ theo lập-trường nào về tôn-giáo.

Thêm nữa, cũng nên tập-trung coi xem khuôn-thước nào mang tính thánh-kinh hoặc hậu kinh-thánh nói về Đấng Thiên-Sai/Mêsia và người Do-thái-giáo lành thánh, cuốn-hút rất nhiều người.

Cuối cùng, nói về Đức Giêsu ở thời Ngài, việc cần làm không là việc chiếu-cố áp-đặt danh-xưng “Con Thiên-Chúa” vào Đấng Kitô sau ngày Ngài phục-sinh/trỗi dậy, như đã được kể ở thư Phaolô và sách Công Vụ.

Ở đây, ta nên tách-bạch hai loại-hình sử-dụng danh-xưng “Con Thiên-Chúa” ở Tin Mừng Nhất Lãm từng áp-đặt vào Đức Giêsu, tuỳ cách ta đối-phó tự định-hình hoặc theo-dõi địa-chỉ những mô-tả cùng phác-hoạ nào đó, do phe thứ ba lập ra.                                                           

Mỗi đoạn trong văn-bản, qua đó Đức Giêsu nói Thiên-Chúa là Cha Ngài, tức: Đấng mà Ngài thường ới/gọi “Lạy Cha” trong các buổi nguyện-cầu bằng tiếng Aram-cổ như Tin Mừng Máccô đoạn 14 câu 36 từng diễn đạt, như sau:

“Bỏ đám đông lại, các ông chở Ngài đi, vì Ngài đang ở sẵn trên thuyền; có những thuyền khác cùng theo Ngài.”

Lời này, được coi như kiểu “tự-qui” cách gián-tiếp ý-nghĩa của ngôn-từ vẫn mở rộng. Chỉ mỗi hai bản văn nói rõ lối tự-qui cách trực-tiếp, thôi. Thứ nhất, ngay như cụm từ “Người Con” đã san-sẻ sự hiểu/biết của Cha về Vương Quốc Nước Trời đã đến như có nói ở:

-Tin Mừng Máccô đoạn 13 câu 32, sau đây:

“Còn về ngày hay giờ đó, thì không ai biết được, ngay các thiên-sứ trên trời hay Người Con cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi.”

-Và, ở Tin Mừng Mátthêu đoạn 24 câu 36, cũng thấy bảo:

“Còn về ngày và giờ đó, thì không ai biết được, ngay cả thiên-sứ trên trời hay Người Con cũng không; chỉ mình Chúa Cha biết mà thôi.”

Bản-văn thứ hai, xuất-hiện nơi thi-ca vốn dĩ diễn-tả Đức Giêsu như:

-Tin Mừng Mátthêu đoạn 11 câu 27, đã có nói:

“Cha Tôi đã giao-phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ Người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ Người Con và kẻ mà Người Con muốn mặc-khải cho.”

-Và, Tin Mừng Luca đoạn 10 câu 22, cũng đã viết:

“Cha tôi đã giao-phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết Người Con là ai, trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết Chúa Cha là ai, trừ Người Con, và kẻ mà Người Con muốn mặc-khải cho."

Bản-văn đầu, có thể là câu nói chân-phương của Đức Giêsu hàm-ngụ ý-tưởng bảo rằng: “Người Con” không cân-bằng/đồng-đều nhưng lại thấp thua Cha. Ngài ít có ưu-thế bằng Bậc Thày Công-minh/Chính-đáng ở Qumran chuyên nắm giữ chìa khoá cho mầu-nhiệm bí-ẩn về cánh-chung như có ghi ở tài-liệu 1QpHab 7: 3-5. Văn-bản trích-dẫn thứ hai, nghe giống như lời lẽ của ông Gioan hơn là lời của Tin Mừng Nhất Lãm vốn hiểu rằng: đây là bài ca-vãn được các  tín-hữu tiên-khởi cất lên theo cách tốt/đẹp nhất.

Nhiều ví dụ, qua đó Đức Giêsu được diễn-tả hoặc “xưng tên” cách trực-tiếp như “Người Con của Thiên-Chúa”, xem thế là ta đụng vào hai trường-hợp trong đó có danh-xưng cùng một nghĩa với Đấng Thiên-Sai/Mêsia hoàng-tộc là Đấng, giống như vị vua của Do-thái-giáo ở thời trước, coi như cung-cách biểu-trưng giòng-dõi từ Thiên-Chúa.     

Chắc hẳn nói đến đây, mọi người trong chúng ta đều có trong đầu lời tuyên-xưng của ông Phêrô do tác-giả Mát-thêu thuật lại ở Tin Mừng ông viết ở đoạn 16 câu 16 như sau:

“Ông Simôn Phêrô thưa: "Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên-Chúa hằng sống."

Và tiếp đó còn có lời của vị thượng-tế gạn hỏi Đức Giêsu ở:

-Tin Mừng Máccô đoạn 14 câu 61 như sau:

“Nhưng Đức Giêsu vẫn làm thinh, không đáp một tiếng. Vị thượng-tế lại hỏi Ngài: "Ông có phải là Đấng Kitô, Con của Đấng Đáng Chúc Tụng không?"

-Cũng thế, Tin Mừng Mátthêu đoạn 26 câu 63 cũng có câu hỏi tương-tự:

“Nhưng Đức Giêsu vẫn làm thinh. Vị thượng-tế nói với Ngài: "Nhân-danh Thiên-Chúa hằng sống, tôi truyền cho ông phải nói cho chúng tôi biết: ông có phải là Đấng Kitô Con Thiên-Chúa không?"

-Và, Tin Mừng Luca đoạn 22 câu 70 cũng cùng hoạ lại như thế:

“Mọi người liền nói: "Vậy ông là Con Thiên-Chúa sao?" Ngài đáp: "Đúng như các ông nói, chính tôi đây."

Cộng thêm vào đó, còn có lời tuyên-xưng nghe được vào lúc Đức Giêsu nhận thanh-tẩy từ ông Gioan Tẩy Giả ở sông Giođan. Tiếng/giọng vang từ trời, được gọi là “tiếng giọng của nữ-tử” hoặc còn gọi là “bat qol” theo ngôn-ngữ của hàng tư-tế; tiếng giọng ấy hướng về Đức Giêsu, như đã kể ở Tin Mừng Máccô đoạn 1 câu 11 vốn bảo rằng:

“Lại có tiếng từ trời phán rằng: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con."

-Và, ở Tin Mừng Luca đoạn 3 câu 32, ta nghe được:

“Và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con.”

Và, Tin Mừng Mátthêu đoạn 3 câu 17 lại thấy tiếng/giọng hướng về cộng-đoàn đang tụ-tập, mà nhắn-nhủ:

“Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám-hối. Còn Đấng đến sau Tôi thì quyền-thế hơn Tôi, Tôi không đáng xách dép cho Ngài. Ngài sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh-Thần và lửa.”

Lời ở đây, ra như ngụ-ý nói về Đấng Thiên-Sai/Mêsia rút từ lời gợi ý của ông Gioan Tẩy Giả nói về đấng bậc nào đó đang tới lại sẽ lớn-lao, cả thể hơn chính mình ông. Cũng một cụm-từ tiếng Aram “bar qol” ấy được ghi lại cố để làm chứng cho cuộc Biến-hình, được ghi ở Tin Mừng Mác-cô đoạn 9 câu 7 sau đây:

“Bỗng có đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Ngài." 

Và, Tin Mừng Mátthêu đoạn 17 câu 5 cũng thấy ghi:

“Ông còn đang nói, chợt có đám mây sang-ngời bao-phủ các ông, và có tiếng từ đám mây phán rằng: "Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Ngài. Các ngươi hãy vâng nghe lời Ngài!"

Trong khi đó, Tin Mừng Luca đoạn 9 câu 35 lại cũng nói:

“Và từ đám mây có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Ngài!"

Tuy nhiên, văn-chương Do-thái-giáo lại cũng nối-kết giọng nói từ trời này với các đấng lành-thánh khác nhưng không nổi tiếng là Đấng Thiên-Sai/Mêsia. Ta sẽ đề-cập chuyện này ở chương 7 tiếp theo đây.

Lại cũng có một số các câu nói được các tác-giả Tin Mừng ghi tập-trung vào ý-tưởng về uy-quyền làm chuyện lạ. Quyền-uy này được xác-chứng ngang qua sự việc tống cổ đám quỷ quái như có kể ở các sự-kiện ngoại-thường khác; hoặc, ở trường-hợp được gợi-hứng từ danh-xưng “người con của Thiên-Chúa”  mà ra.

Tin Mừng Nhất Lãm có ghi chú trường-hợp các đấng bậc khi xưa trừ quỉ theo tư-cách cá-thể, như có ghi ở Tin Mừng Máccô đoạn 3 câu 11, sau đây:

“Còn các thần ô-uế, hễ thấy Đức Giêsu, thì sấp mình dưới chân Ngài và kêu lên: "Ông là Con Thiên-Chúa!”

Và Tin Mừng Luca đoạn 4 câu 41 cũng có viết:

“Quỷ cũng xuất khỏi nhiều người, và la lên rằng: "Ông là Con Thiên-Chúa!" Ngài quát mắng, không cho phép chúng nói, vì chúng biết Ngài là Đấng Kitô.”

Và, ở chỗ khác, các loài quỷ cũng than-phiền nhiều sau khi nhận lệnh của các đấng trừ-tà mà ra đi, như Tin Mừng Máccô đoạn 5 câu 6-7 lại cũng nói:

“Thấy Đức Giêsu tự đàng xa, anh ta chạy đến bái lạy Ngài và kêu lớn tiếng rằng: "Lạy ông Giêsu, Con Thiên Chúa Tối Cao, chuyện tôi can gì đến ông? Nhân-danh Thiên-Chúa, tôi van ông đừng hành-hạ tôi!"    

Hoặc, Tin Mừng Mátthêu đoạn 8 câu 29, cũng thấy ghi:

“Chúng la lên rằng: "Hỡi Con Thiên-Chúa, chuyện chúng tôi can gì đến ông? Chưa tới lúc mà ông đã đến đây làm khổ chúng tôi sao?"

Và, Tin Mừng Luca đoạn 8 câu 28 cũng đã ghi:

“Thấy Đức Giêsu, anh la lên, sấp mình dưới chân Ngài, và lớn tiếng nói rằng: "Lạy ông Giêsu, Con Thiên-Chúa Tối-Cao, chuyện tôi can gì đến ông? Tôi xin ông đừng hành-hạ tôi!"

Trong bối-cảnh hoàn-toàn khác-biệt, người bàng-quan hôm ấy lại đã thốt lên những lời chế-nhạo đầy châm-biếm khi thấy Đức Giêsu đang đi vào cõi chết, như đã chép ở:

-Tin Mừng Mátthêu đoạn 27 câu 39-40 và 43 sau đây:

“Kẻ qua người lại đều nhục mạ Ngài, vừa lắc đầu vừa nói: "Ngươi là kẻ phá được Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, hãy cứu lấy mình đi! Nếu ngươi là Con Thiên-Chúa, thì hãy xuống khỏi thập-giá xem nào!"

Và câu 43 lại cũng chép:

“Hắn cậy vào Thiên-Chúa, thì bây giờ Ngài cứu hắn đi, nếu quả thật Ngài thương hắn! Vì hắn đã nói: "Ta là Con Thiên-Chúa!"

-Và, Tin Mừng Máccô đoạn 15 câu 32 cũng thấy bảo:

“Ông Kitô vua Israel, hãy xuống khỏi thập-giá ngay bây giờ đi, để chúng ta thấy và tin." Cả những tên cùng chịu đóng đinh với Ngài cũng nhục mạ Ngài.”

Và, cuối cùng là Tin Mừng Luca đoạn 23 câu 35, cũng chép rằng:

“Dân-chúng đứng nhìn, còn các thủ-lãnh thì buông lời cười nhạo: "Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Đấng Kitô của Thiên-Chúa, là người được tuyển chọn!"

Mặt khác, ngay khi nhìn thấy các sự-kiện ngoại-thường xảy ra theo như các Tin Mừng ghi lại trong đó có kể việc Đức Giêsu tắt hơi thở, lúc ấy các tác-giả lại cũng kể về cơn địa-chấn làm rúng-động thành Giêrusalem và bức màn Đền thờ bị rách toang, khi ấy tác-giả Mác-cô và Mátthêu lại ghi thêm ở Tin Mừng để cho viên trưởng đội canh xác tử-tội kêu thất thanh lên, như Tin Mừng Máccô đoạn 15 câu 39, từng ghi rõ:

“Viên đại đội trưởng đứng đối-diện với Đức Giêsu, thấy Ngài tắt thở như vậy liền nói: "Quả thật, người này là Con Thiên-Chúa." 

Và, Tin Mừng Mát-thêu đoạn 27 câu 54 lại cũng hoà chung một giọng hệt như thế ở đoạn viết sau đây:

“Thấy động đất và các sự việc xảy ra, viên đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Đức Giêsu đều rất đỗi sợ-hãi và nói: "Quả thật ông này là Con Thiên Chúa."

                                                                        (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên-soạn,
Mai Tá lược-dịch.
 



No comments: