Thursday 7 July 2016

Gs Geza Vermes: Diện mạo Đức Giêsu: Truyện kể Đức Giêsu Phục Sinh (Bài 46)



Chương 6
Đức Giêsu của Tin Mừng Nhất Lãm,
Đấng Chữa lành,
Bậc Thày Dạy đầy lôi cuốn,
Đấng tạo hưng-phấn rất Khải-huyền.
(Bài 46)




Truyện kể
Đức Giêsu Phục-sinh/trỗi dậy


Đề tài “Đức Giêsu Phục-sinh/Trỗi Dậy” có tầm quan-trọng rộng/lớn trong suy-tư/tin-tưởng của những người dấn bước theo chân Ngài, như đã thấy ở sách Công Vụ, các thư Phaolô và Tin Mừng Thứ Tư, ta luôn bàn. Hợp cùng nỗi chết đầy cứu-độ của Ngài, đây là nền-tảng và cũng là đá “góc tường” dựng-xây nền thần-học vững-chãi cho Đạo Chúa.

Tuy nhiên, đây lại là vấn-đề nan-giải khiến nhiều người nhận ra được ý-niệm về một thân xác đã chết nay kết-hợp với linh-hồn thực mà người thời nay vẫn chấp-nhận coi đó như thuyết-lý tâm-linh, ta quyết-đoán. Do bởi Tin Mừng Nhất Lãm đã đề ra truyện kể về một “Phục-sinh/trỗi dậy” đặc-thù, thế nên ta hãy xem xét kỹ đề-tài này ngõ hầu tạo tầm nhìn “rộng mở” cho những ai quan-tâm về chuyện ấy.

Muốn nắm vững tầm quan-yếu của đề-tài này, cũng nên nhớ: ý-niệm về một “Trỗi dậy” không là chủ-đề mà người xưa ưa-thích luận bàn vào thời Cưu-Ước. Nỗi chết và hiện-hữu “nửa vời” tạo bóng râm cho “thế-giới trầm-kha ở bên dưới” mà Cựu-Ước vẫn coi đó như sự việc cho rằng ta không không thể thoát khỏi “phần số” của con người theo truyền-thống Do-thái-giáo vốn quen-thuộc với quan-niệm về âm-ty/địa-ngục ở thánh kinh, hơn những chuyện về thân xác trỗi dậy, đầy khởi-sắc.

Thế nên, tổ-phụ Kha-Nốch vào thời buổi trước khi xảy ra cơn lụt đại-hồng-thuỷ, được bảo là ông đã từ vùng đất cạn/kiệt bỗng chốc bay vụt lên chốn thiên-đường. Và, ngôn-sứ Êlisha lại đã chứng-kiến sự-kiện thày mình là Êlya cũng đã thăng-hoa chốn cao vút ấy bằng cỗ xe ngựa có lửa ngọn bốc lên trời rồi đi, như sách Sáng Thế Ký từng kể ở đoạn 5 câu 24, như sau:

“Sau khi đi với Thiên Chúa, ông không còn nữa, vì Thiên Chúa đã đem ông đi.”

Và, sách các Vua quyển 2 đoạn 4 câu 34-36 lại cũng nói:

“Các ông còn đang vừa đi vừa nói, thì này một cỗ xe đỏ như lửa và những con ngựa đỏ như lửa tách hai người ra. Và ông Êlya lên trời trong cơn gió lốc.”

Văn-chương Do-thái-giáo vào buổi giao-thời sau Cựu-Ước trước Tân-Ước lại cũng bao gồm truyện kể về Môsê và Ysaya được nhấc bổng về trời, cùng một kiểu.

Sách Cựu-Ước, thi-thoảng cũng kể truyện một số người chết đã trỗi dậy hệt như thế. Hai tiên-tri Êlya và Êlisha đều đi trước Đức Giêsu, trong việc hồi-sinh con trẻ vào thời đó. Riêng ông Êlisha, lại đã hoàn-thành công-tác một cách rõ-rệt bằng một ôm-hôn đầy nhựa sống như đã được kể ở sách Các Vua quyển 1 đoạn 17 câu 19-22, sau đây:

“Ông Êlya trả lời: "Bà đưa cháu cho tôi." Ông bồng lấy đứa trẻ bà đang ẵm trong tay, đem lên phòng trên chỗ ông ở, và đặt nó nằm lên giường. Rồi ông kêu cầu Đức Chúa rằng: "Lạy Đức Chúa, Thiên Chúa của con. Chúa nỡ hại cả bà goá đã cho con ở nhờ, mà làm cho con bà ấy phải chết sao?" Ba lần ông nằm lên trên đứa trẻ, và kêu cầu Đức Chúa rằng: "Lạy Đức Chúa, Thiên Chúa của con, xin cho hồn vía đứa trẻ này lại trở về với nó!" Đức Chúa nghe tiếng ông Êlya kêu cầu, hồn vía đứa trẻ trở về với nó, và nó sống.”    

Và, sách Các Vua quyển 2 đoạn 4 câu 34-36 lại cũng bảo:

“Ông lên giường nằm lên trên đứa trẻ, kề miệng ông trên miệng nó, kề mắt ông trên mắt nó, đặt bàn tay ông trên bàn tay nó. Ông cứ nằm trên đứa trẻ, da thịt nó nóng lên. Ông đi đi lại lại trong nhà, rồi lại lên nằm trên nó; cậu bé hắt hơi đến bảy lần, và mở mắt ra. Ông Êlisha gọi Giêkhadi và bảo: "Đi gọi bà Sunêm." Nó đi gọi bà; bà đến với ông, ông nói: "Bà hãy đem con đi!" Bà đi vào, quỳ dưới chân ông, rồi sụp xuống đất lạy ông. Sau đó, bà đem con đi và ra khỏi phòng.”

Thế nhưng, bởi việc hồi-phục sinh-lực vốn dĩ xảy đến ngay tức thì sau khi các vị ấy cứ nghĩ là đứa bé đã chết, chứ chẳng ai quan-tâm/chú ý đến các kẻ thụ-hưởng ân-lộc này. Và từ đó, ta lại vẫn không nghe/biết gì về các trẻ này sống ra sao vào vào những tháng ngày sau đó. Các tác-giả Tân-Ước lại thấy không có nhu-cầu tường-trình về sự sống tiếp-diễn của con ông Jairô, và anh con trai thành Na-in đã phục-hồi sự sống đến thế nào. Và, các ông cũng chẳng nói gì về trường-hợp ông Eutycô, nạn-nhân bất ngờ sau bài giảng dài trong bữa ăn tối do ông Phaolô giảng-giải về sự việc ở Trô-ia.

Chừng như chẳng ai buồn đặt câu hỏi về những gì xảy đến với đấng thánh nhân-hiền mà tác-giả Mátthêu bảo có “nhiều người xác chứng” là Ngài đã lang thang chốn  nào sau trận động đất làm rung chuyển cả thành thánh Giêrusalem khi Đức Giêsu trút linh-hồn, như Tin Mừng Mátthêu đoạn 27 câu 52-53 đã từng viết:

“Mồ mả bật tung, và xác của nhiều vị thánh đã an-nghỉ được trỗi dậy. Sau khi Chúa trỗi dậy, các ngài ra khỏi mồ, vào thành thánh, và hiện ra với nhiều người.”

Phải chăng, các vị đã sửa lại mộ-phần của mình và sau đó lại sống mãi đến thiên-thu như không bao giờ còn biết đến cái chết, nữa? Thật ra, thì người Do-thái-giáo cùng độ tuổi với Đức Giêsu, vào thời ấy, không quen nói về chuyện “trỗi dậy” theo tính-cách “sử học”, bao giờ.

Sự việc đỡ/vực người đã chết trong vũ-trụ trước ngày phán-xét cuối cùng, với thời xưa đó lại là vấn-đề khác hẳn. Việc này, khi xưa đã chiếm-ngự tư-duy con người tưởng chừng như rất vững chãi của người Do-thái-giáo về cánh-chung luận, rút từ chương 12 sách Đanien trở về sau. Ngay từ đầu, việc “trỗi dậy” đã được coi là đặc-quyền dành cho người công-chính, mà thôi.

Hiểu theo hướng đặc-thù về Đức Giêsu, các nghiên-cứu/học-hỏi Tin Mừng Nhất Lãm cho thấy: ý-niệm về “trỗi dậy” không đóng vai-trò nào quan-trọng nơi tầm nhìn của Đức Chúa với các trình-tự diễn-tiến sau khi chết. Ngài hay nói đến sự sống vĩnh-cửu hơn việc đỡ/vực thi-hài người đã chết.

Cũng nên nhớ, các tác-giả sách Cựu-Ước cũng như những người Do-thái-giáo từng viết vào thời hậu-kinh-thánh đều không gợi ý gì về cái chết cũng như sự trỗi dậy của Đức Mêsia, dù mọi người kỳ-vọng điều ấy cách nào đi nữa. Điều này có ý bảo: Đức Giêsu và đồ đệ Ngài đều không sẵn-sàng dựa vào truyền-thống hoặc giáo-dục này khác để hướng mình nhìn vào việc Đức Kitô Phục-sinh/trỗi-dậy. Thế nên, người đầu tiên kể lại truyện Đức Giêsu Phục-sinh, lại không theo khuôn-mẫu nào vẽ sẵn khi ông tìm về giải-thích những gì xảy đến với bậc thày đã chết và việc chôn cất đã hoàn-tất.

Vậy, ta thấy điều gì ở Tin Mừng? Quả thật, đồ-đệ Ngài không hy-vọng là Thày mình sẽ trỗi dậy. Vốn dĩ không tin Thày mình sẽ “phục-sinh/trỗi-dậy” nên các tông-đồ đều bỏ chạy ngay khi Đức Giêsu bị bắt. Cả đến các nữ-phụ gần-cận Ngài cũng đã chuẩn-bị đồ dùng cần-thiết đem đến mộ-phần lo việc xức dầu thơm cho thi-hài của Thày mình, thôi.

Không hy-vọng Thày mình sẽ phục-sinh/trỗi dậy, nên đã tạo xung-đột cho khẳng-định từng được lập đi lập lại đến 5 lần ở Tin Mừng Nhất Lãm, vốn cứ bảo: Đức Giêsu từng nói trước về cái chết của Ngài và cũng nói về việc Ngài trỗi dậy vào ngày thứ ba, sau khi chết, một cách chính xác như có ghi ở:

-Tin Mừng Mác-cô đoạn 8 câu 31 và tiếp theo đó là các đoạn 9 câu 9, và 31; đoạn 10 câu 33-34 hoặc đoạn 14 câu 28, sau đây:

“Rồi Ngài bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại.”

“Ở trên núi xuống, Đức Giêsu truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại.”;

“vì Ngài đang dạy các môn đệ rằng: "Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Ngài, và ba ngày sau khi bị giết chết, Ngài sẽ sống lại."; và:

“"Này chúng ta lên Giêrusalem và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ lên án xử tử Ngài và sẽ nộp Ngài cho dân ngoại. Họ sẽ nhạo báng Ngài, khạc nhổ vào Ngài, họ sẽ đánh đòn và giết chết Ngài. Ba ngày sau, Ngài sẽ sống lại."; và rồi:

“Nhưng sau khi trỗi dậy, Thầy sẽ đến Galilê trước anh em."

Lời tiên-tri của Đức Giêsu xem ra đã rơi vào lãng quên. Và, các tông-đồ đều đã nghe tai này lọt tai kia, không vị nào nhớ lại lời tiên-tri ấy trong quãng thời-gian từ Thứ Sáu đến Chúa Nhật. Hoặc, cả sau khi sự việc Phục-sinh/trỗi dậy trở-thành đề-tài chính của Hội thánh khi rao giảng.

Riêng ông Luca lại đã thấy được sự mâu-thuẫn nội-tại, nên ông đã tìm cách lướt thắng điều đó bằng cách cài đặt vào môi miệng phụ nữ khi các bà này vội đến mộ-phần từ lúc sớm mới nhớ lại lời tiên tri của Đức Giêsu bèn nói với người đàn ông mà các bà gặp ở mộ phần, như Tin Mừng Luca đoạn 24 câu 7-8, có ghi chép:

Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại." Bấy giờ các bà nhớ lại những điều Đức Giêsu đã nói.”

Giả như các đồng-hành thân cận Đức Giêsu lại biết chắc những gì xảy đến trong tương-lai/mai ngày, hẳn là các vị sẽ thấy thoải-mái với hy vọng hiểu rằng: đến ngày thứ ba, mọi sự rồi cũng xuôi trót/tốt đẹp dù tự thâm-tâm vẫn thấy lo-âu tràn đầy.

Dĩ nhiên, là các điều đó không là trường-hợp nêu lên ở đây, nên mọi người đều đi đến kết-luận bảo rằng: lời tiên-tri về việc Đức Giêsu sẽ trỗi dậy, đều là phép “nội-suy” thêm vào sau này, vào lúc hiệu-đính. Các trường-hợp như thế, thường kéo theo nhiều diễn-giải vụng-về đến lạ-kỳ, như thể bảo rằng: ông Phêrô thật ra chẳng muốn tin vào lời Đức Giêsu nói; và rồi các bạn đồng-hành đều đã bắt đầu quở-trách ông như Tin Mừng Nhất Lãm còn viết rõ:

-Đặc-biệt là ở Tin Mừng Máccô đoạn 8 câu 32-33 lại đã nói:

Ngài nói rõ điều đó, không úp mở. Ông Phêrô liền kéo riêng Ngài ra và bắt đầu trách Ngài. Nhưng khi Đức Giêsu quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Ngài trách ông Phê-rô: "Satan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư-tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên-Chúa, mà là của loài người.";

-Cũng hệt thế, Tin Mừng Mátthêu ở đoạn 16 câu 22-23 cũng đã ghi:

“Ông Phêrô liền kéo riêng Ngài ra và bắt đầu trách Ngài: "Xin Thiên-Chúa thương, đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!" Nhưng Đức Giêsu quay lại bảo ông Phêrô: "Xa-tan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư-tưởng của anh không phải là tư-tưởng của Thiên-Chúa, mà là của loài người."

Và, các tông-đồ đây cũng tối-dạ đến độ không hiểu việc “phục-sinh/trỗi-dậy” từ cõi chết là thế nào như Tin Mừng Nhất Lãm có ghi:

-Ở trình-thuật Máccô đoạn 9 câu 10 sau đây:

Các ông tuân lệnh đó, nhưng vẫn bàn hỏi nhau xem câu "từ cõi chết sống lại" nghĩa là gì.”; đoạn 9 câu 32, lại đoan chắc:

“Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người.”

-Cả đến Tin Mừng Mátthêu đoạn 17 câu 23 cũng quả quyết:

“Họ sẽ giết chết Ngài và ngày thứ ba Ngài sẽ trỗi dậy." Các môn đệ buồn phiền lắm.”

Như ta đoán biết, Tin Mừng đầu đời nói rất ít và cũng chẳng thêm-thắt chi-tiết nào vào truyện-kể cốt để đánh bóng việc phục-sinh/trỗi dậy của Đức Chúa. Theo ông Máccô, ngay vào lúc kết-thúc, nghĩa là vào ngày thứ Bẩy lúc chiều tà, bà Maria Magđala cùng với bà Maria khác và bà Salômê đã mua sẵn mọi thứ để sáng sớm hôm sau vào Chủ nhật trước khi mặt trời mọc, sẽ đến mộ-phận hoàn-tất việc chôn-cất như Tin Mừng Máccô đoạn 16 câu 1-2 còn ghi rõ:

“Vừa hết ngày sabát, bà Maria Mácđala với bà Maria mẹ ông Giacôbê, và bà Salômê, mua dầu thơm để đi ướp xác Đức Giêsu. Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc, các bà ra mộ.”  

Chợt khám-phá ra là có người đã lăn viên đá lấp mồ ra khỏi chỗ, các bà liền bước vào mộ-phần đã sững-sờ khi thấy có người đàn ông trẻ mặc áo trắng tinh ngồi ngay cửa, hỏi ra mới biết rằng đó là Đức Giêsu, Đấng đã trỗi dậy và ra đi bỏ lại đằng sau cho các bà lời nhắn gửi đến ông Phêrô và các tông-đồ rằng: các vị, phải đi gặp Ngài ở Galilê như Tin Mừng Máccô đoạn 16 câu 3-7, đà ghi rõ:

“Các bà bảo nhau: "Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ giùm ta đây?" Nhưng vừa ngước mắt lên, các bà đã thấy tảng đá lăn ra một bên rồi, mà tảng đá ấy lớn lắm. Vào trong mộ, các bà thấy một người thanh niên ngồi bên phải, mặc áo trắng; các bà hoảng sợ. Nhưng người thanh niên liền nói: "Đừng hoảng sợ! Các bà tìm Đức Giêsu Nadarét, Đấng bị đóng đinh chứ gì! Người đã trỗi dậy rồi, không còn đây nữa. Chỗ đã đặt Người đây này! Xin các bà về nói với môn đệ Người và ông Phêrô rằng Ngài sẽ đến Galilê trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Ngài như Ngài đã nói với các ông."  

Tuy thế, các bà vì quá hoảng đến độ chạy khỏi nơi đó, dự tính sẽ không kể cho bất cứ ai về chuyện này như Tin Mừng Máccô đoạn 16 câu 8 lại cũng viết:

Vừa ra khỏi mộ, các bà liền chạy trốn, run lẩy bẩy, hết hồn hết vía. Các bà chẳng nói gì với ai, vì sợ hãi.”

Bản-thảo viết tay xưa nhất, Tin Mừng Máccô tức thì ngưng ngay tại chỗ, không kể gì khác ngoài chuyện ba nữ-phụ nọ hoảng-hốt vì chứng-kiến chuyện động trời này nên đã bỏ chạy khỏi hiện-trường để lại mộ-phần trống vắng, trong tăm tối.

Tin Mừng khác lại đã ứng-biến sửa-đổi lối kết-thúc rất “vô-hậu” của tác-giả Mác-cô. Dù các tác-giả đây phỏng-đoán là: bà Maria Magđala và hai nữ-phụ đồng-hành đã kể cho các tông-đồ về những gì các bà thấy, tạo thành chứng-cứ sớm nhất cho Hội-thánh về việc Đức Giêsu phục-sinh/trỗi-dậy lại tuỳ-thuộc vào sự đồn/đoán, hoặc vào lời lẽ duy-nhất của mỗi một nam-nhân trẻ không ghi tên –mà theo luật La Mã có nói “Unus testis nullus testis” (tức là: nếu chỉ duy-nhất có một người làm chứng thôi thì chứng cớ ấy sẽ không được coi là chứng xác-thực mà chỉ dựa vào tường-trình từ bậc nữ-lưu không đáng tin cậy chút nào hết.

Tác-giả Luca có gia-tăng con số các phụ-nữ ở truyện kể này, nhưng đó vẫn là nhân-vật vô-danh không ai biết tới, khiến các tông-đồ vẫn coi việc trình-báo của các bà là chuyện vớ-vẩn, chẳng đáng tin, như Tin Mừng đoạn 24 câu 10-11, những kể rằng:

Mấy bà nói đây là bà Maria Mácđala, bà Gioanna, và bà Maria, mẹ ông Giacôbê. Các bà khác cùng đi với mấy bà này cũng nói với các Tông Đồ như vậy. Nhưng các ông cho là chuyện vớ vẩn, nên chẳng tin.” 

Cuối cùng thì, tác-giả Mátthêu, bằng vào đoạn 28 câu 2 đến đoạn 3 câu 5 lại quyết tăng-lực cho nguồn văn bằng việc thay cho các nam-nhân thành thiên-sứ loan-báo phục-sinh thay cho người trẻ ở Tin Mừng Máccô. Và, tác-giả Luca lại viết là hai nam-nhân ăn vận rực-rỡ, như đoạn 24 câu 4 có ghi rõ:

Họ còn đang phân-vân, thì bỗng có hai người đàn ông y-phục sang-chói, đứng bên họ.”      

Thế rồi, suy đi nghĩ lại sao đó, tác-giả đây lại củng-cố, xác-minh nền-tảng của trình-thuật này bằng việc định-vị các nam-nhân ấy là thiên-sứ, như đã kể ở đoạn 24 câu 23, sau đây:

Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy xác Ngài đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên-thần hiện ra bảo rằng Ngài vẫn sống.”

Kể về sự-kiện quan-yếu, mà lại dựa vào lời của các nhân-chứng nữ-giới rồi biến-đổi đôi ba chi-tiết như thế, thật không xác-đáng. Trong khi các nữ-phụ kể trình-thuật tác-giả Máccô cảm thấy hoảng-sợ nên mới bỏ chạy chứ không nói ra điều gì, thì các bà ở Tin Mừng Luca lại điềm-tĩnh hơn, bằng cách kể cho các tông-đồ nghe, như đoạn 24 câu 4,và câu 6-8, với lời lẽ sau đây:

“Họ còn đang phân vân, thì bỗng có hai người đàn ông y phục sáng chói, đứng bên họ. Đang lúc các bà sợ hãi, cúi gầm xuống đất, thì hai người kia nói: "Sao các bà lại tìm Người Sống ở giữa kẻ chết? Người không còn đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi. Hãy nhớ lại điều Người đã nói với các bà hồi còn ở Galilê, là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lỗi, và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ ba sống lại." Bấy giờ các bà nhớ lại những điều Đức Giêsu đã nói.   

Tác-giả Mát-thêu lại đã trình-bày sự việc trỗi-dậy một cách nửa vời, khi ông đã cho thấy: các nữ-phụ đây vừa hoảng-sợ lại vừa vui mừng chạy đến với các tông-đồ, như trình-thuật đoạn 28 câu 8 có nói:

Các bà vội vã rời khỏi mộ, tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn-đệ Đức Giêsu hay.”  

Tuy nhiên, với một xã-hội trọng nam khinh nữ như Do-thái-giáo chủ-trương vào buổi giao-thời giữa Cựu và Tân-ước, thì lời chứng ấy không thể nào tin cậy được. Bởi thế nên, tác-giả Luca lại đưa vào truyện kể một sự-kiện phục-sinh/trỗi-dậy có nhân-chứng là nam-nhân cho dễ tin, như đoạn 24 câu 24, sau đây có nói:

Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói; còn chính Người thì họ không thấy."  

Với tác-giả Gioan, thì ông Phêrô và một tông-đồ khác có đến kiểm-chứng câu chuyện do bà Maria Magđalêna kể, như đoạn 20 câu 3-8 đã đoan-quyết:

Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn-đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Simôn Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin.”   
                     
Có điều chắc, là các tác-giả Tin Mừng vẫn không mấy hài lòng với điều do chính các ngài ghi chép, nên đã thêm thắt vào trình-thuật một danh-sách các lần Đức Giêsu hiện ra. Ban đầu, với hai tông-đồ đang rong ruổi trên đường Emmaus. Họ gặp một nhân-vật nào đó ở trên đường, mà về sau các vị ấy lại đã tin rằng vị này đích-thị là Đức Giêsu đã phục-sinh/trỗi-dậy, như Tin Mừng Luca đoạn 24 câu 13-24 có viết:

“Cũng ngày hôm ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Emmau, cách Giêrusalem chừng mười một cây số. Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giêsu tiến đến gần và cùng đi với họ. Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Ngài. Ngài hỏi họ: "Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?" Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu.

Một trong hai người tên là Cơlêôpát trả lời: "Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giêrusalem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay." Đức Giêsu hỏi: "Chuyện gì vậy?" Họ thưa: "Chuyện ông Giêsu Nadarét. Người là một ngôn-sứ đầy uy-thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên-Chúa và toàn dân. Thế mà các thượng-tế và thủ-lãnh của chúng ta đã nộp Ngài để Ngài bị án tử hình, và đã đóng đinh Ngài vào thập giá. Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Ngài là Đấng sẽ cứu chuộc Israel. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy xác Ngài đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống. Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói; còn chính Ngài thì họ không thấy."

Bấy giờ Đức Giêsu nói với hai ông rằng: "Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh.

Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giêsu làm như còn phải đi xa hơn nữa. Họ nài ép Ngài rằng: "Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn." Bấy giờ Ngài mới vào và ở lại với họ. Khi đồng bàn với họ, Ngài cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Ngài, nhưng Ngài lại biến mất. Họ mới bảo nhau: "Dọc đường, khi Ngài nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?"

Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người này bảo hai ông: "Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Simôn."                  

Và sau đó, câu truyện “mộ-phần trống/vắng” được phát-tán đi nhiều nơi. Và từ đó, việc tin-tưởng vào chuyện Đức Giêsu phục-sinh/trỗi-dậy lại được hỗ-trợ bằng các lần hiện ra ngày càng gia tăng với đồ-đề Ngài. Dù sao thì, cả vào lúc truyền-thống Giáo-hội đã tiến-bộ nhiều, truyện của tác-giả Mátthêu vẫn mâu-thuẫn với truyện do tác-giả Luca kể cũng rất nhiều.

Theo tác-giả Mátthêu, thì: Đức Chúa đã hiện ra chỉ vài ngay sau đó, và chỉ một lần với mười một tông-đồ trên ngọn núi nào đó ở Galilê. Hầu hết các tông-đồ đều tin, nhưng một trong số các vị lại nghi-ngờ thực-chất của việc hiện ra, như Tin Mừng đoạn 28 câu 16-17 đã ghi rõ:

“Mười một môn đệ đi tới miền Galilê, đến ngọn núi Đức Giêsu đã truyền cho các ông đến. Khi thấy Ngài, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi.”     

Tác-giả Luca, khi ghi-chú rõ là: ông Simôn Phêrô đã thấy Chúa, lại đã qui về một kinh-nghiệm xuất-thần vào lần sau đó các tông-đồ thấy Thày mình ở Giêrusalem. Ban đầu, các vị cứ tưởng là ma, nhưng sau đó được Đức Giêsu cam-đoan Ngài không phải là ma. Tác-giả Luca không biết chuyện các tông-đồ gặp Thày mình ở Galilê, nên tác-giả đây đã dựng truyện Ngài thăng-thiên về trời ngày Chúa Nhật Phục Sinh, như đã ghi ở đoạn 24 câu 50-51, sau đây:

“Sau đó, Ngài dẫn các ông tới gần Bêtania, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và đang khi chúc lành, thì Ngài rời khỏi các ông và được về lên trời.”     

Tuy nhiên, theo sách Công-Vụ Tông-đồ ở đoạn đầu, thì Đức Giêsu được ở lại chốn thế-trần những 40 ngày. Truyền-thống Giáo-hội do ông Phaolô đặt-định lại đã bỏ qua không đả động gì về mộ-phần trống/vắng, và lập niềm tin Kitô-giáo nơi sự “Sống lại” của Đức Giêsu, không chỉ dựa vào lời của ông Phêrô, Giacôbê và tất cả các tông-đồ, trên thị-kiến riêng-tư của Ngài, mà còn cả trên chứng-cứ tập-thể của 500 anh em từng có chung một kinh-nghiệm vào lúc nào đó định-vị ngày giờ, và ở một nơi không rõ tên, lúc Đức Kitô sống lại đã hiện ra.

Nói vắn gọn, thì truyền-thống Tin Mừng rõ ràng đã tìm cách củng-cố niềm tin vào các chứng-cứ có từ những lời “vớ vẩn” của các phụ-nữ đang trong tình-trạng hoảng-sợ, tới những gì gần gũi nhất với lời chứng ban đầu, cả đến chứng-thực của các nam-nhân đáng tin cậy, đánh số từ 1 đến 500, cũng đã thấy Đức Giêsu sống-động, như sách thư thứ nhất gửi cộng-đoàn Corinthô đoạn 15 câu 5-7 sau đây:

“Ngài đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với Nhóm Mười Hai. Sau đó, Ngài đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến, Ngài hiện ra với ông Giacôbê, rồi với tất cả các Tông Đồ.”

Như có nói, sự hồ-nghi nổi lên giữa những người gần-gũi nhất như Tin Mừng Mátthêu đoạn 28 câu 17 có nói:

“Khi thấy Ngài, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi.”

Và, lời đồn-đoán về các giải-thích thay cho hiểu biết vào khi trước, lại đã lan-tràn trong giới thân/quen ở Giêrusalem. Một trong các lời đồn này, đã xảy đến giữa những người Do-thái-giáo được ghi lại nơi Tin Mừng Mátthêu như thể bảo: xác Đức Giêsu đã bị đồ-đệ Ngài cướp đi như có ghi ở đoạn 28 câu 13-15, sau đây:

“Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ của hắn đã đến lấy trộm xác. Nếu sự việc này đến tai quan tổng trấn, chính chúng tôi sẽ dàn xếp với quan và lo cho các anh được vô sự." Lính đã nhận tiền và làm theo lời họ dạy. Câu chuyện này được phổ biến giữa người Do-thái cho đến ngày nay.”

Thế nhưng, giả như không ai mong chờ Ngài (hoặc Đấng Mêsia) trỗi-dậy từ cõi chết, thì tại sao lại có người giả-vờ tạo nên chuyện “sống lại” được. Về sau, có ba lối giải-thích theo cách ngấm-ngầm được xác-chứng ở Tin Mừng Nhất Lãm.

Riêng Tin Mừng thứ tư của ông Gioan, lại có đoạn ghi là: bà Maria Magđala ngạc-nhiên không biết xác Đức Giêsu bị ai đó đem chôn trở lại ở một nơi nào khác không? Vốn nghi-ngờ là “người làm vườn” đã lấy xác Ngài đem đi chôn, nên bà ta mới hỏi những câu được ghi ở Tin Mừng Gioan đoạn 20 câu 15 sau đây:

“Đức Giêsu nói với bà: "Này bà, sao bà khóc? Bà tìm ai?" Bà Maria tưởng là người làm vườn, liền nói: "Thưa ông, nếu ông đã đem Ngài đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Ngài ở đâu, tôi sẽ đem Ngài về."         

Tin Mừng đây, lại cũng tìm cách cản trở một giải-thích khác; nhưng điều ấy thỉnh-thoảng lại nổi lên, cả vào thời hôm nay, như thể bảo: Đức Giêsu đã không thực-sự chết trên thập-tự; và sau này, lại được hồi-phục sinh-lực. Nhằm phản-chống lời bàn-tán ấy, tác-giả Tin Mừng đây bèn nhấn mạnh: đám hành-hình là đội-binh La Mã thấy rằng Đức Giêsu đã chết trước hai tử-tội treo bên cạnh.

Tuy là thế, chỉ cần đoan-chắc là Ngài dứt-khoát đã chết rồi; thế nên, một trong các tay lính đã dùng giáo/mác đâm thủng nương long Ngài như đã ghi ở đoạn 19 câu 33-34, sau đây:

“Khi đến gần Đức Giêsu và thấy Ngài đã chết, họ không đánh giập ống chân Ngài. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Ngài. Tức thì, máu cùng nước chảy ra.”

Cuối cùng, lại một nghi-ngờ khác bị dập tắt. Dù không còn nghi-ngờ gì nữa, các nữ-phụ ở đây đã kiệt sức cả về thể-xác lẫn tinh-thần, sau hai đêm không ngủ, lại vẫn tự lao mình vào chốn tối-tăm quyết đem dầu đến bôi/xức cho Đức Giêsu, các bà lại đi nhầm mộ khác, thì sao đây?

Toàn-bộ Tin Mừng Nhất Lãm lại bảo, là: các nữ-phụ biết rõ vị-trí của mộ-phần, nên chắc chắn đã phải bác bỏ lời đồn về một sai sót có thể có, đã nói rõ vị-trí chôn-cất thi-hài Đức Giêsu chứ!

Nói tóm lại, không ai thấy rõ được dấu vết đầu của niềm xác-tín thần-thiêng dẫn đến tuyệt-vọng, theo sau niềm tin trộn-lẫn với nghi-ngờ về đạo-lý được thiết-lập việc Đức Giêsu đã “sống lại” thực. Theo thiển ý, chứng-cứ ngầm do sách Công Vụ Tông Đồ đề ra có thể cũng giúp ích người đọc được nhiều thứ.

Theo trình thuật, thì các tông-đồ được uỷ-thác tiếp-tục công việc chữa lành rất cuốn hút và việc các ngài trừ quỷ nhân danh Đức Giêsu phục-sinh/trỗi dậy từ cõi chết, đã ngự trị trên thiên quốc. Nói cách khác, nhìn vào tư-thế hiện-sinh, thì: phép lạ Phục-sinh/trỗi-dậy cách xác-thực có thể thấy nơi sự biến-thái tâm-tình của các tông-đồ.

Tác-giả Paul Winter từng có nhận-xét thích-đáng như sau: “Sau khi bị đóng đinh, chịu chết và đem đi chôn, Đức Giêsu đã “trỗi dậy” trong tâm-can tông-đồ Ngài, là những vị yêu-thương Ngài hết mực, nên cảm thấy như Ngài đang ở gần mình.” (X. On the Trial of Jesus, #208)


                                                                                                                 (còn tiếp)


Gs Geza Vermes biên-soạn,
Mai Tá lược-dịch.   

        


No comments: