Chương 6
Đức Giêsu của Tin Mừng
Nhất Lãm,
Đấng Chữa lành,
Bậc Thày Dạy đầy lôi
cuốn,
Đấng tạo hưng-phấn rất
Khải-huyền.
(Bài 48)
Danh-xưng
Mêsia
hoặc Đức
Kitô
Nay,
trở về với danh-xưng đích-thực có khả-năng chiếu-toả lằn sáng soi-rọi, để xem người
đồng-hương cùng cảnh-ngộ với Ngài ở Galilê và Giuđêa, nhận-thức thế nào về các
tên gọi ấy. Danh-xưng cao-cả nhất nói về Ngài, trước tiên là Đấng Thiên-Sai/Mêsia
hoặc Đức Kitô, hoặc “Người con của Con Người”, và Đức Chúa, Ngôn-sứ.
Trước
khi duyệt/xét cách ngắn/gọn các danh-xưng này, chúng tôi buộc lòng phải cảnh-báo
với các bạn, là: suốt hai ngàn năm Đạo Chúa, danh-xưng ấy vẫn liên-tục triển-nở
trong sử-dụng. Thế nên, công-tác ta làm đây, là: thẩm-định không chỉ mỗi chuyện
người ngày nay hiểu thế nào về danh-xưng ấy thôi, mà còn coi xem các tên gọi
gán cho Ngài có nghĩa gì với bạn-đạo Do-thái-giáo ở thế-kỷ thứ nhất, sau Công
nguyên, nữa?
Thuyết Thiên-sai/Mêsia
nơi nguồn Do-thái-giáo,
ngoài Tân-Ước.
Trên
căn-bản, thì danh-xưng “Mashiah/Meshiha” Do-thái-giáo
ở tiếng Aram; và “Christos” tiếng
Hy-Lạp có nghĩa: “Đấng bậc” nào đó được xức dầu tôn-phong lên làm vua Do-thái
như Saul (ở sách Samuel quyển 1 đoạn 10
câu 1), hoặc làm ngôn-sứ như Êlisha (ở
sách Các Vua quyển 1 đoạn 19 câu 16), hoặc thành vị tư-tế như Aarôn và con cháu ông được nói ở sách Xuất-Hành đoạn 28 câu 41 và sách
Ysaya đoạn 45 câu 1, có những điều được viết như sau:
“Thiên Chúa phán với kẻ Ngài đã xức dầu vua
Kyrô
Ta đã cầm lấy tay phải nó,
bắt các dân tộc thuần-phục,
Ta tước khí-giới của các vua,
mở toang các cửa thành trước mặt nó,
khiến mọi cổng rào không còn đóng kín nữa.”
Ta đã cầm lấy tay phải nó,
bắt các dân tộc thuần-phục,
Ta tước khí-giới của các vua,
mở toang các cửa thành trước mặt nó,
khiến mọi cổng rào không còn đóng kín nữa.”
(Xh 28:
41/Ys 45: 1)
“Người được
Thiên-Chúa xức dầu”,
là danh-xưng chỉ vua/quan thần/thánh khi xưa được gán cho Đavít và giòng-dõi con
cháu ông, ngoại trừ một lần đặc-biệt được trao cho Syrô, vua/quan xứ Ba-Tư đấng
giải-phóng Do-thái-giáo khỏi chốn giam-cầm do Babylon áp-đặt.
Theo
ngôn-ngữ truyền-thống những đợi-trông, thì: câu “Vị vua được tôn-phong/xức dầu” đã thành hiện-thực sau khi ông bị
hoàng-đế Babylon là Nebuchadnezza phế-bỏ
vào năm 586 trước Công nguyên. Ý-nghĩa đặc-trưng Thiên Sai/Mêsia, là vị vua cuối cùng của Do-thái-giáo sẽ đánh bại mọi
dân nước ở bên ngoài, quyết khuất-phục đưa họ về với Israel và Thiên-Chúa của
ông. Rồi từ đó, mở đầu Vương Quốc Nước Trời ở trên cao.
Vị
cứu-tinh đây, được trông-ngóng sẽ đạt đến vào giữa thời Cựu-Ước và Tân-Ước, đặc-biệt
là thời của những giao-động chính-trị chống thế-lực ngoại-bang đang thắng-thế. Khi
ấy, là người Hy-Lạp thời Maccabê; hoặc, người La Mã sau ngày Pompei tiến-chiếm
toàn cõi Palestine vào năm 63 trước Công-nguyên. Và nhiều lần xảy ra như thế, trong
chuỗi ngày dài khi đất nước Palestine dấn mình vào hai cuộc chiến, trong đó người
Do-thái-giáo chống đế-quốc La Mã vào thế-kỷ thứ nhất, và cả thế-kỷ thứ hai sau
Công-nguyên, nữa.
Muốn
truy-tầm nguồn-sử nơi lời kinh, để khám-phá xem chúng-dân bình-thường thuộc loại
nào vẫn ngóng/chờ một giải-thoát, ta có thể xem xét các thánh-vịnh do vua Salômôn
đặt, nhất là thánh-vịnh 17 và 18 ở thế-kỷ thứ nhất trước Công-nguyên, cùng các
văn-bản nói về Đấng Thiên-Sai/Mêsia ghi ở “Cảo Bản Biển Chết” có niên-biểu
tương-tự với lời kinh/câu hát ở hội-đường nổi tiếng, trong đó có “18 Phép Lành”
đặt ở thế-kỷ thứ nhất sau Công-nguyên. Tất cả đều chuyên-chở ảnh-hình đầy sắc mầu
hy-vọng đợi/chờ Đấng Thiên-Sai/Mêsia sẽ đến. Ở đây, đấng quản-cai được tấn-phong
có xức dầu rất oai-phong lẫm-liệt, công-minh và lành thánh như thánh-vịnh 17 được
ghi ở câu 23-36, những hát rằng:
“Ôi Lạy Chúa, xin hãy
đem họ đến với Vua, là con của Đavít…
Và ban cho ngài sức mạnh
để đập tan quan quyền bất-chính…
Và ngài sẽ tụ hợp
chúng dân lành thánh đến với nhau…
Ngài sẽ đặt hết muôn
dân ngoại-bang phủ-phục dưới ách của ông…
Và ông sẽ trở-thành vị
vua công-minh được Chúa dạy-dỗ…
Và từ đó, sẽ không
còn chuyện bất-chính ở thời ngài trong nhóm của họ nữa,
Bởi, tất cả sẽ
lành-thánh, và vua cha của họ sẽ được Chúa Xức Dầu.”
Và,
lời kinh quen-thuộc gọi là Phép Lành của Thủ-Lãnh Cộng-đoàn, tức vị chỉ-huy
binh-đội tương-lai Cộng đoàn Qumran, lại cũng vạch cho thấy hình-ảnh tương-tự về
cuộc binh-đao có Đức Khôn-ngoan của Thiên-Chúa hỗ-trợ:
“Đức Chúa sẽ chúc
lành Thủ-Lãnh Cộng-đoàn ở chốn binh-đao…
Khiến ông lập
Vương-quốc cho dân mình, mãi về sau…
Xin Chúa nâng-nhấc mọi
dân nước lên non cao vĩnh-cửu như đồn-tháp củng-cố…
[Thày hãy đập vào người
dân-chúng] bằng sức mạnh cánh tay thày và tàn-phá trái đất bằng vương-trượng của
thày…
Thày hãy đem sự chết
đến với kẻ tội lỗi bằng hơi thở trên môi thày…
[Xin Chúa đem đến cho
thày thần-khí nhủ-khuyên] và sức mạnh tồn-tại mãi…
thần-khí hiểu biết,
kính sợ Chúa…” (1QS
b 5: 20-25)
Như
ta biết, ở “Lời kinh” nơi đây, không một chữ nào chỉ về Đấng Thiên-Sai/Mêsia hết.
Nhưng, các đoạn khác ở “Cảo Bản Biển Chết” đã làm sáng-tỏ vấn-đề này. Chẳng hạn
như, khi qui về Đấng Thiên-Sai/Mêsia rất Công Minh thuộc nhành Đavít diễn-tả ở
chương 4Q252 6 có kể về sách Sáng Thế Ký ở đoạn 49 câu 10; hoặc cũng diễn-tả
nhành Đavít là Thủ-Lãnh Giòng-dõi cuối sẽ đánh bại người La Mã và Kit-tim như ở
đoạn viết số 4Q285.
Cuối
cùng thì, lời kinh hằng ngày của Do-thái-giáo, tạo nhiều ảnh-hưởng cùng với 18 Phép
Lành được trích-dẫn ở đây, đã rút từ văn-kiện Palestine có duyệt-xét, cũng đã làm
chứng cho niềm hy-vọng trọng-điểm về vị Vua Công-Minh đã Xức Dầu sẽ đến lại như
lời kinh hôm sớm vẫn nguyện rằng:
“Lạy Chúa, Thiên-Chúa
của con,
xin rộng ban ơn lành
theo lượng từ-bi cao cả cho Israel dân Ngài
và cho Giêrusalem
thành thánh của Ngài,
cho Zion chốn
vinh-quang Ngài ngự-trị,
và Đền thánh nơi Ngài
trị-vì,
Và, cho vương-quốc thuộc
giòng Đavít, Đấng Thiên-Sai Công Minh của Ngài…”
Phía
sau đặc-điểm chính của Đức Vua được xức dầu thời cánh-chung, vị quân-vương thống-trị
địa-cầu là đấng bảo-vệ sự thật và sự công-chính nơi Vương Quốc Nước Trời, ở tư-thế
ít trổi-bật như các nhân-vật nào khác, đem tư-duy thần-học đến với Do-thái-giáo
bao gồm các tư-tế và nhà thần-bí buổi giao-thời giữa Cựu-ước và Tân-ước.
Năm
152 sau Công nguyên, giòng-dõi tư-tế Maccabê–Hasmônê đã lớn mạnh với vai-trò
lãnh-tụ các nước Do-thái-giáo đã chuyển về thuyết Thiên-Sai/Mêsia thành thể-chế
gồm các tư-tế. Giao-ước Lêvi, vốn xuất-hiện vào giữa thế-kỷ thứ hai trước
Công-nguyên, được xét đi xét lại nhiều lần, nên có nói đến Vị Trưởng-Tế Mới ở
chương 18.
Theo
đó, thì Vị Trưởng-tế Mới này, sẽ thực-hiện việc xét-xử thật thoả-đáng với thế-gian.
“Ngôi Sao” của ông, sẽ toả-sáng trên bầu trời đầy tinh-tú, tựa hồ vì sao của vua/quan
quân-quyền, rồi đem bình-an đến với mọi người, trên trái đất.
Ý-niệm
về vị Trưởng-tế đã xức-dầu, được xác-chứng ở Cộng-đoàn Biển Chết là nơi người
người trông đợi Đấng Thiên-Sai/Mêsia của Aarôn và Vua Thiên-Sai/Mêsia của
Do-thái là vị Trưởng-tế và là Thủ-Lãnh Cộng-đoàn hoặc Tư-Tế vốn có vai-trò giải-thích
mọi luật-lệ lại cũng thuộc nhành Đavít.
Đấng
Thiên-Sai/Mêsia của Aarôn nói ở đây, được quan-niệm như vị Trưởng-tế Cuối-cùng
chủ-trì cuộc chiến nghi-thức phụng-tự sau cuộc đối-đầu giữa ánh sáng và bóng tối
đã diễn-tả ở Cảo Bản Cuộc Chiến Qumran. Ở một tài-liệu khai-thác, lại thấy có
Phép Lành của vị Trưởng-tế, viết như sau:
“Xin Chúa giỡ bỏ mọi biểu-đồng-tình
Ngài có đối với thày…
Xin Ngài chọn những người
tham-gia cùng với đoàn tư-tế của thày…
Xin Ngài đặt lên đầu thày,
vương-miện vinh-quang chốn miên-trường…
Xin Ngài chiến-đấu ở
hàng đầu, trước ngàn quân của thày…
Xin Ngài dựng nền hoà-bình
cho thày mãi mãi! (1QS b 3: 1-21)
Về
sau, lại thấy có các ý-niệm về Đấng Thiên-Sai/Mêsia giống ý-niệm về Vị Ngôn-sứ
mang tính-chất rất Mê-sia hoặc Đấng Mêsia rất ngôn-sứ ở thảo-bản viết tay trong
hang/động số 1 về qui-định của Cộng-đoàn Qumran nói về sự/việc quang-lâm của “Vị
Ngôn-sứ và của Đấng Thiên-Sai/Mêsia của Aarôn cũng như của Israel” ( x. 1QS 9:
11).
Ta
lại cũng có một số dấu-hiệu mờ/nhạt nơi “Mêsia Thần-khí”, là Đấng Cứu-độ từ trời
cao hoặc là Thần-thiêng Sứ-giả, ở tài-liệu nói về Melkisêđê có từ Qumran
(11Q13). Sách Ezra quyển bốn và sách Barúc quyển nhì, cả hai nói về thời cánh-chung
xuất-hiện vào cuối thế-kỷ thứ nhất sau Công-nguyên, đều ám-chỉ Đấng Thiên-Sai/Mêsia
tàng-ẩn chốn trời cao đợi ngày xuất-hiện mãi sau này.
Tuy
có thế, các nhân-vật không là vua quan/lãnh chúa lại cũng không giúp gì cho
nghiên-cứu/học-hỏi về Tin Mừng Nhất Lãm, hết. Và, cho dù Đức Giêsu có chịu đóng
đinh đi nữa, thì đó vẫn là công-cuộc phán-xét áp-dụng vào việc trình-bày Đấng
Thiên-Sai/Mêsia đã hy-sinh của bộ-tộc Ephraim thỉnh-thoảng được nhắc đến ở
văn-chương tư-tế.
Đấng
Thiên-sai/Mêsia này, được hiểu là: sau đó đã bỏ mình khi Ngài đối-đầu với kẻ
thù cuối là Gog và binh-đội ông sau
đó bị Đấng Thiên-Sai/Mêsia con vua Đavít đánh cho bại trận.
Do,
không có văn-bản nào nói về Đấng Thiên-Sai/Mêsia hy-sinh bỏ mình xảy ra trước
thời người Do-thái-giáo nổi lên chống La Mã suốt triều-đại Hadrian, tức từ năm 132
đến năm135, sau Công nguyên. Hình-ảnh này, dường như rập khuôn với lãnh-tụ bị đánh-bại
trong lần tạo-phản. Người ấy, là Simêôn
Bar Kosiba, kẻ bị giết chết trong trận-chiến ở Bethar năm 135, sau Công-nguyên. Thế nên, theo thứ-tự thời-gian,
thì việc ông bị truất-quyền không còn trở-thành tiềm-năng khuôn-mẫu của Đấng Thiên-Sai/Mêsia
mô-tả ở Tin Mừng Nhất Lãm, nữa. Phác-thảo mơ-hồ về thuyết Thiên-Sai/Mêsia của
Do-thái-giáo ra như thế, buộc phải cung-cấp bối-cảnh lịch-sử mới giúp ta hiểu
được danh-xưng của Đức Giêsu, cho thoả-đáng.
(còn
tiếp)
Gs Geza Vermes
biên-soạn,
Mai
Tá lược-dịch.
1 comment:
bài viết công phu quá
bán hạt hạnh nhân giá sỉ
Post a Comment