Monday, 11 July 2016

Gs Geza Vermes: Diện Mạo Đức Giêsu: Danh xưng "Giêsu" ở Tin Mừng Nhất Lãm (Bài 47)



Chương 6
Đức Giêsu của Tin Mừng Nhất Lãm,
Đấng Chữa lành,
Bậc Thày Dạy đầy lôi cuốn,
Đấng tạo hưng-phấn rất Khải-huyền.
(Bài 47)




Danh xưng “Giêsu”
ở Tin Mừng Nhất Lãm

Các danh-xưng, như: Mêsia/Đấng Thiên-Sai, Con Thiên Chúa… lâu nay được gán/tặng cho Đức Giêsu ở Tin Mừng, rày mô-tả cách tượng-trưng một công-thức tốc-ký về đạo-lý qua đó những người có cảm-tình với tên gọi này sẽ diễn-bày lập-trường của họ về Ngài.

Các danh-xưng đây, được bổ-khuyết một cách hữu-lý có giá-trị hầu giúp ta vẽ lên chân-dung của Đức Giêsu ở trình-thuật Máccô, Mátthêu và Luca. Các danh-xưng này, đã chạm phải khuôn-thước thần-học rút từ Tin Mừng Thứ Tư của ông Gioan và từ các bài viết cùng thư-từ của ông Phaolô.

Ở đây, qua Tin Mừng Nhất Lãm, ta có được quan-điểm rất ích-lợi và, theo thực-chất, nó cũng rất gần với ảnh-hình thực của Đức Giêsu, là cư-dân thôn làng nhỏ bé rất Nadarét. Vì thế nên, ta sẽ coi đó như tính-cách sử-học, theo nghĩa rộng.

Theo luật-định, thì: các danh-xưng như thế, lại không phát-xuất từ môi/miệng của chính Đức Giêsu chút nào hết. Khác với Đấng Kitô của ông Gioan, Đức Giêsu ở Tin Mừng Nhất Lãm không mấy bận tâm đến chính Ngài. Thị-kiến Ngài tạo nên, lại vẫn đặt nặng lên Thiên-Chúa chứ không vào nhân-vật của bất cứ kịch-bản nào mang tên “Giêsu”, hết.

Tuy là thế, vẫn có một biệt-lệ nơi cụm-từ “người con của Con Người” mà thoạt nghe, đã thấy lạ. Thế nhưng, chính vì điểm này, chúng tôi sẽ đề-nghị người đọc ở đây và mọi người ở các nơi, ta hãy cứ bắt đầu xem xét tính lạ/kỳ ấy, cho rộng đường học-hỏi.


Danh-xưng “người con của Con Người”
ở Tin Mừng Nhất Lãm

Cụm-từ “người con của Con Người” hoặc đơn-giản chỉ mỗi “Con Người” ở Tin Mừng Nhất Lãm, được coi như đã mang/mặc ý-nghĩa của bước khởi-đầu đi vào lề-lối giải-thích rất riêng-tư ở Tin Mừng Thứ Tư, trong đó tác-giả đã nêu ra tên gọi này đến 11 lần. Riêng ông Phaolô, lại bỏ sót những điều quan-trọng như thế. Ông còn bỏ sót cả mọi sự việc xảy đến với câu này, nên vẫn không mang tầm-kích quan-yếu nào hết so với sách Công-vụ và sách Khải-Huyền.

Ở trang trước, ta cũng đi sâu/đi sát vào đề-tài này để tìm-hiểu ý-nghĩa các danh-xưng nói ở đây rồi. Bởi thế nên, hôm nay, chỉ cần tóm gọn vài sắc-thái theo kiểu “hạch/hỏi từng chữ” về danh-xưng “người con của Con Người”, một từ-vựng Hy-Lạp dịch từ tiếng Aram xưa là: “bar ‘enasha” hoặc “bar nasha”, tức: từ-vựng Do-thái có nghĩa: “mọi người” nói rất chung; hoặc “người này”, tức: một danh-từ, hoặc: “người nào đó”, tức: một đại-từ rất bất-định. Sử-dụng từ-vựng theo kiểu phối-kết với cụm-từ “người con của Con Người” có sắc-thái rất cánh-chung-luận như sách Đaniên đoạn 7 câu 13 từng nói đến, thì câu này mang cốt-cách một hàm-tước về vị Thẩm-phán chung-cuộc, thời sau hết.             

Phối-kết với Tin Mừng Thứ Tư, ta lại thấy nảy ra ý-tưởng về một hành-trình đi từ chốn trời cao ngút ngàn xuống tận trái đất; và từ trái đất lên mãi chốn cao sang vời vợi, nhờ đặc-trưng rất “Gioan” luôn biến-hoá “người con của Con Người” thành bản-thể trên trời nay tạm thời lưu-đày nơi trái đất, nhưng vẫn khát-khao về với cơ-ngơi của chính Ngài.

Ngược lại, hầu hết các chương/đoạn nói về “người con của Con Người” ở Tin Mừng Nhất Lãm, đều diễn-giải theo cách hay nhất thành một ý-nghĩa không mang chức-tước hoặc địa-vị nào hết. Cụm-từ đây, lại vẫn được coi như một lời quanh-co/uẩn-khúc không ý-nghĩa xác-đáng, qua đó người nói ra ở Tin Mừng lại là Đức Giêsu, vẫn tránh/né không muốn ám-chỉ về Ngài, nên Ngài đã thay chủ-từ “Tôi” bằng cụm-từ rất mơ-hồ là: “người con của Con Người”.

Thi thoảng, bối-cảnh ngôn-ngữ và/hoặc chương/đoạn tương-đương ở Tin Mừng Nhất Lãm lại “khoán trắng” cụm-từ “người con của Con Người” theo ý của người nói lên danh xưng ấy. Tỉ như, câu nói của Đức Giêsu ở Tin Mừng Máccô đoạn 2 câu 10, trong đó Ngài có nói:

“Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội, -Đức Giêsu bảo người bại liệt…”

Hoặc, câu khác ở Tin Mừng Mátthêu đoạn 16 câu 13 trong lúc ở Cêsarê Phillíphê, các tông đồ được gặn hỏi:

“Khi Đức Giêsu đến vùng kế cận thành Xêdarê Philípphê, Ngài hỏi các môn-đệ rằng: "Người ta nói Con Người là ai?”

Đối lại các câu khác ở:

-Tin Mừng Máccô đoạn 8 câu 27, lại thấy ghi:

“Đức Giêsu và các môn-đệ Ngài đi tới các làng xã vùng Xêdarê Philípphê. Dọc đường, Ngài hỏi các môn đệ: "Người ta nói Thầy là ai?"       

-Và Tin Mừng Luca đoạn 9 câu 18 cũng thấy viết:

“Hôm ấy, Đức Giêsu cầu-nguyện một mình. Các môn-đệ cũng ở đó với Ngài, và Ngài hỏi các ông: "Dân chúng nói Thầy là ai?"

Đức Giêsu thường qui về chủ-đề nói về nỗi thống-khổ của Ngài và cái chết trong tương-lai. Đây, là thứ “huý-kỵ” hoặc lời tán-dương, tức: một đề-tài kích-bốc ngay trong bài nói chuyện trực-tiếp với cử-toạ. Bởi thế, Ngài mới nói những lời quanh-co/uẩn-khúc đến thế.

Một mặt, ta có những câu như Tin Mừng Máccô đoạn 9 câu 12, vẫn bảo rằng:

“Ngài đáp: "Đúng thế, ông Êlya đến trước để chỉnh-đốn mọi sự. Vậy sao có lời chép rằng Con Người phải chịu nhiều đau-khổ và bị khinh-chê?”  

Và, Tin Mừng Mátthêu đoạn 17 câu 12 cũng đề-cập:

“Nhưng Thầy nói cho anh em biết: ông Êlya đã đến rồi mà họ không nhận ra, lại còn xử với ông theo ý họ muốn. Con Người cũng sẽ phải đau-khổ vì họ như thế."

Một chỗ khác, ở Tin Mừng Máccô đoạn 2 câu 10 đã thấy bảo:

“Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội, Đức Giêsu bảo người bại liệt”…

Cũng hệt thế, Tin Mừng Mátthêu đoạn 9 câu 6 lại cũng nói:

“Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội - bấy giờ Đức Giêsu bảo người bại liệt: "Đứng dậy, vác giường đi về nhà!”

Cũng vậy, Tin Mừng Luca đoạn 5 câu 24, vẫn còn ghi:

“Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội -Đức Giêsu bảo người bại liệt-: tôi truyền cho anh: Hãy đứng dậy, vác lấy giường của anh mà đi về nhà!"

Lấy ví-dụ về một câu nói ở Tin Mừng, có cụm từ “người con của Con Người” phối-hợp ý-niệm về bản-thể người bên tiếng Aram đối-xứng với thú-vật và lời quanh-co cốt ý muốn che-đậy tình-trạng tuyệt-vọng của người nói câu ấy ra ngoài, ở Tin Mừng Mátthêu đoạn 8 câu 20 sau đây:

“Đức Giêsu trả lời: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu."

Hoặc, Tin Mừng Luca đoạn 9 câu 58, trong đó nói:

“Ngài trả lời: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu."

Ở Tin Mừng Nhất Lãm, chỉ có hai trường-hợp nói đến “người con của Con Người” vốn dĩ qui về sách Đaniên đoạn 7 câu 13, mà thôi. Đó là câu nói vốn ám chỉ:

“Trong những thị-kiến ban đêm, tôi mải nhìn, thì kìa:
có ai như một Con Người đang ngự giá mây trời mà đến.
Ngài tiến lại gần bên Đấng Lão Thành
và được dẫn đưa tới trình-diện.”
  
Câu thứ nhất, thấy xuất-hiện ở Tin Mừng Máccô đoạn 13 câu 26, sau đây:

“Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền-năng và vinh-quang ngự trong đám mây mà đến.”  

Và, ở Tin Mừng Mátthêu đoạn 24 câu 30, cũng thấy nói:

“Bấy giờ, dấu hiệu của Con Người sẽ xuất-hiện trên trời; bấy giờ mọi chi-tộc trên mặt đất sẽ đấm ngực và sẽ thấy Con Người rất uy-nghi vinh-hiển ngự giá mây trời mà đến.”

Trong khi đó, Tin Mừng Luca đoạn 21 câu 27 lại cũng ghi lời tương-tự:

“Bấy giờ thiên-hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền-năng và vinh-quang ngự trong đám mây mà đến.”

Các câu trên, là lời dẫn-nhập vào cảnh-trí phán-xét ở thời cánh-chung. Còn câu thứ hai, lại là xác-quyết được ghi dấu ở:

-Tin Mừng Máccô đoạn đoạn 14 câu 62, trong đó nói:

“Đức Giêsu trả lời: "Phải, chính thế. Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến."  

-Và, Tin Mừng Mátthêu đoạn 26 câu 64, lại cũng viết:

“Đức Giêsu trả lời: "Chính ngài vừa nói. Hơn nữa, tôi nói cho các ông hay: từ nay, các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến."

-Cuối cùng, Tin Mừng Luca đoạn 22 câu 69 cũng thấy ghi:

“Nhưng từ nay, Con Người sẽ ngự bên hữu Thiên-Chúa toàn năng."

Các câu nói ở đây, đều đã đưa ra câu trả-lời của Đức Giêsu cho vị thượng-tế lúc ấy lại cứ hỏi xem Ngài có phải là Mêsia/ Đấng Thiên-Sai hay không?

Nói tóm lại, xác-chứng bằng câu Tin Mừng Nhất Lãm bao gồm cụm-từ “người con của Con Người” được phối-kết với lời tiên-tri Đaniên từng nói ở đoạn 7 câu 13 là cung-cách thích-hợp với cấu-trúc chú-giải thường gọi Giáo hội tiên-khởi bằng danh-xưng “Midrash” “qua” cốt ý nói về ý-nghĩa Thiên-Sai và Cánh-chung-luận rất xác-định.

Bằng nhận-xét như thế, ta có thể cài/đặt sao đó để câu trích-dẫn bao gồm một qui-chiếu ẩn-hàm đoạn sách Tiên-tri Đaniên ở chương 7 qua đó, ta có các chú-thích như:

-Ở Tin Mừng Máccô đoạn 8 câu 38, rày đã viết:

“Giữa thế-hệ ngoại-tình và tội-lỗi này, ai hổ-thẹn vì Tôi và những lời Tôi dạy, thì Con Người cũng sẽ hổ-thẹn vì kẻ ấy, khi Ngài ngự đến cùng các thánh thiên-thần, trong vinh-quang của Cha Ngài." 

-Và, Tin Mừng Mátthêu đoạn 16 câu 27 lại cũng ghi như sau:

“Vì Con Người sẽ ngự đến trong vinh-quang của Cha Ngài, cùng với các thiên-thần của Ngài, và bấy giờ, Ngài sẽ thưởng-phạt ai nấy xứng việc họ làm.”  

Cuối cùng thì, Tin Mừng Luca lại cũng hợp giọng với thần/thánh qua đoạn 9 câu 26 như sau:

“Ai xấu hổ vì Tôi và những lời của Tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Ngài ngự đến trong vinh-quang của mình, của Chúa Cha và các thiên-thần.”    
  
                                                                                                                 (còn tiếp)


Gs Geza Vermes biên-soạn –
Mai Tá lược-dịch.   

No comments: