Chương 6
Đức Giêsu của Tin Mừng
Nhất Lãm,
Đấng Chữa lành,
Bậc Thày Dạy đầy lôi
cuốn,
Đấng tạo hưng-phấn rất
Khải-huyền.
(Bài 49)
Danh-xưng Mêsia
ở Tin Mừng Nhất Lãm
Trong hai cách sử-dụng
danh-xưng “Đấng Mêsia/Thiên Sai”, thì chức-năng của vị Trưởng-tế thời
cánh-chung hoàn-toàn không dễ áp-dụng cho Đức Giêsu ở Tin Mừng Nhất Lãm, chút
nào hết. Bởi, Ngài không là Trưởng-tế Do-thái-giáo theo kiểu “cha truyền con nối”,
rất quen thuộc. Ngay như Thư Do-Thái của ông Phaolô, cũng không đả-động chữ nào
về vai-trò Thiên-sai theo cung-cách dành cho vị Giáo-Chủ nhà trời. Điều này, để
lại nơi ta hình-ảnh về một nhân-vật hoàng-gia được xức-dầu như truyền-thống Vua/Quan
ở Israel.
Rõ ràng, vào lúc nào
đó ở thời về sau, nhiều người cũng toan-tính dàn-dựng những chuyện kỳ-lạ/khó
coi tựa như thế’; đặc-biệt trong đó có tác-giả Mátthêu Tin Mừng, rất thường thấy.
Ở truyện kể “thời ấu thơ” của Đức Giêsu, tác-giả Mátthêu đã dàn-dựng truyện “hư-cấu”
về gia-phả Ngài thuộc giống-giòng hoàng-tộc Đavít. Nhưng, trên thực-tế, truyền-thống
chính ở Tin Mừng Nhất Lãm lại không cổ-vũ chuyện này bao giờ, ngoại trừ những câu
ông viết ở đoạn 21 câu 9, cùng đoạn 11 câu 9-10 có giòng chữ như sau:
“Dân
chúng, người đi trước kẻ theo sau, reo hò vang dậy: Hoan-hô Con vua Đavít! Chúc
tụng Đấng ngự đến nhân-danh Đức Chúa! Hoan-hô trên các tầng trời”;
“Thế
thì anh em ra xem gì? Một vị ngôn-sứ chăng? Đúng thế đó; mà tôi nói cho anh em
biết, đây còn hơn cả ngôn-sứ nữa. Chính ông là người được Kinh Thánh nói tới
khi chép rằng: Này Ta sai sứ-giả của Ta đi trước mặt Con, ngài sẽ dọn đường cho
Con đến.”
Cả đến tác-giả Luca, cũng
viết lên giòng chảy Tin Mừng như đoạn 19 câu 38 sau đây:
“Họ hô
lên: Chúc-tụng Đức Vua, Đấng ngự đến nhân-danh Chúa! Bình-an trên cõi trời cao,
vinh-quang trên các tầng trời!”
Thi-thoảng, các
tác-giả ở đây lại cũng cho phép người-dưng-khác-họ gọi Ngài bằng danh-xưng “Con Vua Đavít” thật nổi-bật. Tuy là thế,
không câu nào ở đây, lại xuất-hiện ở bối-cảnh chính-trị nối-kết với truyện kể về
“Con Vua Đavít” đã chữa lành nhiều
người, như có ý bảo rằng: Đấng bậc chuyên làm “chuyện lạ” thời Mêsia/Thiên-Sai
như từng viết ở:
-Tin Mừng Mátthêu đoạn
15 câu 22; và đoạn 20 câu 30-31, sau đây:
+Ở đoạn 9 câu 27 có
câu nói: “Đang khi Đức Giêsu ra khỏi nơi
đó, có hai người mù đi theo kêu lên rằng: "Lạy Con Vua Đavít, xin thương
xót chúng tôi!”
+Và, Tin Mừng cùng một
tác-giả đoạn 12 câu 23, cũng thấy viết: “Tất
cả dân-chúng đều sửng-sốt nói: "Ông này há chẳng phải là Con vua Đavít
sao?"
+Ngay đến đoạn 20 câu
30-31 cũng có nói: “Và kìa, hai người mù
ngồi ở vệ đường, vừa nghe nói Đức Giêsu đi ngang đó, liền kêu lên: "Lạy
Ngài, lạy Con vua Đavít, xin dủ lòng thương chúng tôi!" Đám đông quát tháo,
bảo họ im đi, nhưng họ càng kêu lớn hơn nữa: "Lạy Ngài, lạy Con vua Đavít,
xin dủ lòng thương chúng tôi!"
-Tin Mừng Máccô đoạn
10 câu 47-48 lại cũng bảo:
“Vừa
nghe nói: đó là Đức Giêsu Nadarét, anh ta bắt đầu kêu lên: "Lạy ông Giêsu,
Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!" Nhiều người đe nẹt bảo anh im đi,
nhưng anh càng kêu lớn tiếng: "Lạy Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi
"
-Và, Tin Mừng Luca đoạn
18 câu 38-39 rày cũng ghi:
“Anh liền
kêu lên: "Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!" Những
người đi đầu quát tháo bảo anh im đi; nhưng anh càng kêu lớn tiếng: "Lạy
Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!"
Ngay đến ông Phêrô
hôm ấy, cũng không tuyên-bố câu nào mang tính chính-trị, khi ông trả lời câu hỏi
từ Đức Giêsu: “Còn anh em, anh em bảo Thầy
là ai? " Ông Phêrô trả lời: "Thầy là Đấng Kitô." (Mc 8: 29;
Mt 16: 16; Lc 9: 20).
Ở Tin Mừng Máccô,
danh-xưng “Đấng Kitô” không mang
ý-nghĩa gì đặc-biệt. Trong khi đó, Tin Mừng Mátthêu lại đưa ra nhiều chi-tiết
hơn, ở những câu song-hành, như: “Thày là
Đấng Kitô, Con Thiên-Chúa hằng sống”, chừng như muốn xác-nhận rằng: các
tác-giả Tin Mừng Nhất Lãm không để trong đầu, học-thuyết Mêsia/Thiên-sai kiểu
vua/quan lãnh chúa chút nào hết. Sách Công Vụ Tông Đồ cũng không có đề-nghị gì hàm-ẩn
câu chuyện ở đây, khi Đức Giêsu cùng một lúc được tuyên-dương tôn làm “Đức Chúa và Đấng Kitô” như đoạn 2 câu 36
vẫn còn ghi:
“Vậy,
toàn-thể nhà Israel phải biết chắc điều này: Đức Giêsu mà anh em đã treo trên
thập-giá, Thiên-Chúa đã đặt Ngài làm Đức Chúa và làm Đấng Kitô."
Trái ngược với ý-kiến
của một số nhà chú-giải sách Tân-ước thời cận-đại, bối-cảnh thông-thường về
chân-dung Đức Giêsu ở Tin Mừng Nhất Lãm và về phần còn lại ở sách Tân Ước, đã chứng-tỏ
là Ngài không đòi có được ngai-vàng kiểu Đavít; và, Ngài cũng chẳng muốn làm thủ-lãnh
đám phản-loạn chống La Mã, bao giờ.
Việc họ lên án Đức
Giêsu tìm cách làm vua Do-thái hoặc làm Đấng Thiên-Sai/Mêsia đầy quyền-bính chỉ
xuất-hiện một lần một ở Tin Mừng, vào ngày Ngài chấp-nhận đóng đinh thập-tự; hoặc
nói cho đúng, là khoảnh-khắc chuyển-giao vụ án xét xử Ngài đưa từ giới thẩm-quyền
Do-thái-giáo sang cho cấp lãnh-đạo là người La Mã.
Ngay sau đó, Philatô vẫn
được trích-dẫn như thể ông là người chuyển vụ án xét xử Đức Giêsu vua Do-thái.
Người La Mã kết tội, hoặc đúng hơn, định-hình danh-xưng ghi ở thập-giá có câu “Vua Dân Do-thái” như Tin Mừng Máccô và Mátthêu từng đề-cập:
-Tin Mừng Máccô đoạn
15 câu 26 có lời rằng: “Bản án xử tội Ngài
có viết rằng: "Vua người Do-thái-giáo".
-Và, Tin Mừng Mátthêu
đoạn 27 câu 37 cũng đã ghi: “Phía trên đầu
Ngài, chúng đặt bản án xử tội viết rằng: "Người này là Giêsu, vua người
Do-thái-giáo."
Nhưng, cáo-trạng thẳng-thừng
kết tội Ngài bất-trung với Hoàng-đế rõ nhất, là câu nói do tác-giả Luca tạo như
sau: “Họ bắt đầu tố-cáo Ngài rằng:
"Chúng tôi đã phát-giác ra tên này xách-động dân-tộc chúng tôi, và ngăn-cản
dân-chúng nộp thuế cho hoàng-đế Xêda, lại còn xưng mình là Mêsia, tức là Vua nữa."
(Lc 23: 2)
Vào lúc bất ngờ, lời
kết tội này bị bác ngay lập tức, do bởi ông qui về việc trả thuế có ghi ở Tin Mừng,
trong đó có chú-thích câu nói của Đức Giêsu từng tuyên-bố: “Của Xêda, hãy trả về cho Xêda; của Thiên-Chúa, trả về cho Thiên-Chúa."
(Mt 22: 21)
Thật ra, Philatô vẫn muốn
chứng-minh cho mọi người thấy: lời họ cáo-buộc Ngài như thế là đúng, như bản-văn
của tác-giả Luca từng ghi rõ: các trưởng-tế đâm bối rối và mơ-hồ như đoạn 23
câu 5 có viết: “Họ cứ khăng-khăng nói:
"Hắn đã xúi dân nổi loạn, đi giảng-dạy khắp vùng Giuđê, bắt đầu từ Galilê
đến tận đây." Nhìn chung, toàn-bộ lời kết tội mang tính chính-trị xem
ra có phần “rỗng tuếch”.
Bởi thế nên, ta mới hỏi:
phải chăng Đức Giêsu đã tự coi Ngài là Đấng
Mêsia/Thiên-Sai theo kiểu hoàng-tộc Đavít chứ? Hoặc, nói cho có hệ-thống
chính-xác hơn, ta sẽ hỏi rằng: làm sao Tin Mừng Nhất Lãm lại có thể diễn-tả phản-ứng
của Ngài khi Ngài được gọi là Mêsia/Thiên-Sai; hoặc, khi Ngài được gạn hỏi về vị-thế
Thiên-Sai của Ngài? Câu trả lời Ngài đưa ra cho dân chúng biết, cốt tuyên-bố vị-thế
Mêsia/Thiên-Sai vẫn “đong-đưa” từ trạng-thái thiếu phấn-khởi sang tình-huống rất
tiêu-cực. Là dân con thường bị quỉ-ám, nhiều người trong ta được bảo cho biết để
còn tin; và ngay như Satan, theo truyền-thuyết cơn Cám-dỗ kể ở Tin Mừng Mátthêu
đoạn 4 câu 3 lại đã ghi:
“Bấy giờ
tên cám dỗ đến gần Ngài và nói: "Nếu ông là Con Thiên-Chúa, thì truyền cho
những hòn đá này hoá bánh đi!"
Và, Tin Mừng Luca đoạn
4 câu 3, cũng từng viết:
“Bấy giờ,
quỷ nói với Ngài: "Nếu ông là Con Thiên-Chúa thì truyền cho hòn đá này hoá
bánh đi!"
Tất cả, thường bị Đức
Giêsu bắt im-lặng mỗi khi có ai đó tìm cách gọi Ngài là Đấng Thiên-Sai hoặc Con
Thiên-Chúa như Tin Mừng Luca đoạn 4 câu 41 vẫn thấy nói:
“Quỷ
cũng xuất khỏi nhiều người, và la lên rằng: "Ông là Con Thiên-Chúa! "
Người quát mắng, không cho phép chúng nói, vì chúng biết Ngài là Đấng Kitô.”
Và, Tin Mừng Mác-cô
đoạn 1 câu 34 lại cũng bảo:
“Đức
Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ, nhưng không
cho quỷ nói, vì chúng biết Ngài là ai.”
Tiêu-biểu hơn cả, là
lời tuyên-xưng của ông Phêrô ở Cêzarê Phillíphê khi đó ông có nói: Đức Giêsu là
Đấng Kitô cũng ăn khớp với điều mà bản-văn gốc kể về truyện này rằng: Ngài nhất-quyết
giữ im-lặng như trình-thuật Nhất Lãm đã kể:
-Ở Tin Mừng Máccô đoạn
8 câu 30, từng ghi-chú:
“Đức
Giêsu liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Ngài.”
Và, Tin Mừng Mátthêu
đoạn 16 câu 20, lại cũng bảo:
“Rồi
Người cấm ngặt các môn đệ không được nói cho ai biết Ngài là Đấng Kitô.”
Cuối cùng thì, Tin Mừng
Luca đoạn 9 câu 21, còn ghi chép:
“Nhưng
Ngài nghiêm giọng truyền các ông không được nói điều ấy với ai.”
Cấm-đoán này, không
nhất-thiết phải có giá-trị ngang tầm với việc chối-bỏ vai-trò Thiên-Sai gán cho
Đức Giêsu, nhưng tiếp theo đó lại qui về nỗi thống-khổ và cái chết của Ngài như
ngầm bác-bỏ vai-trò của Ngài là Đấng Ki-tô toàn-thắng, tức: một thứ
Mêsia/Thiên-Sai mà người Do-thái-giáo bình-thường vẫn đợi trông.
Trường-hợp nào đi nữa
cũng thế, điều này cho thấy một Phêrô trong giận-dữ lại đã hiểu được chuyện ấy,
khiến Đức Giêsu quở-trách cách gắt-gao như ở:
-Tin Mừng Máccô đoạn
8 câu 33 ở bên dưới đã cho thấy:
“Nhưng
khi Đức Giêsu quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Ngài trách ông Phêrô:
"Xa-tan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư-tưởng của anh không phải là tư-tưởng
của Thiên-Chúa, mà là của loài người."
Và, Tin Mừng Mátthêu
đoạn 16 câu 23, cũng có nói:
“Nhưng
Đức Giêsu quay lại bảo ông Phêrô: "Xatan, hãy lui lại đàng sau Thầy! Anh cản
lối Thầy, vì tư-tưởng của anh không phải là tư-tưởng của Thiên-Chúa, mà là của
loài người."
Đằng khác, Tin Mừng
Mátthêu lại đã cài vào lời ông Phêrô tuyên-xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô và vào lệnh-truyền
do Đức Giêsu đề-xuất như thể bảo: hãy để sang một bên, không nên đả-động đến chuyện
ấy bằng lời tán-tụng, như đoạn 16 câu 17-18 lại đã viết:
“Đức
Giêsu nói với ông: "Này anh Simôn con ông Giôna, anh thật là người có
phúc, vì không phải phàm-nhân mặc-khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy,
Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng
Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội-Thánh của Thầy, và quyền-lực tử-thần sẽ
không thắng nổi.”
Một lần nữa, ở đây ta
giáp mặt với những lời lẽ tuyên-bố về những chuyện không thể quan-niệm được.
Tuy nhiên, trong nhiều tình-huống khác nhau, xem ra lại có sự việc bà con ta cứ
ca-ngợi khẳng-định của ông Phêrô như Tin Mừng Mátthêu ở câu tiếp quyết làm nhẹ
bớt tác-động có từ sự việc Đức Giêsu không muốn xác-nhận Ngài có là Đấng
Thiên-Sai/Mêsia hay không; mà chỉ giả-thiết rằng tác-giả Mác-cô và Luca đã bỏ
sót lời lẽ có tầm quan-trọng đặc-biệt nếu ta cứ để trong đầu những ý-nghĩ bảo rằng
“Đức Giêsu chính là Đấng Kitô” coi đó như lời tuyên-xưng chính của Giáo-hội
tiên-khởi.
Khi tác-giả Tin Mừng
qui về thắc-mắc có từ trưởng-tế Do-thái-giáo và từ tổng-trấn La Mã khi ông hỏi Đức
Giêsu xem vai-trò Thiên-Sai/Mêsia có nghĩa gì. Việc này, tạo ngoại-lệ cho câu
trả lời trích dẫn một cách vu-vơ, mơ-hồ lại còn mang tính tiêu-cực nhiều hơn nữa.
Như Tin Mừng Mátthêu đoạn 26 câu 63-64 và đoạn 27 câu 11 nói như sau:
“Nhân
danh Thiên-Chúa hằng sống, tôi truyền cho ông phải nói cho chúng tôi biết: ông
có phải là Đấng Kitô Con Thiên-Chúa không?" Đức Giêsu trả lời: "Chính
ông nói như thế. Dù sao, tôi cũng nói cho các ông hay: từ nay, các ông sẽ thấy
Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn-Năng và ngự giá mây trời mà đến."
Và:
“Khi Đức
Giêsu bị điệu ra trước mặt tổng-trấn; ông này hỏi: " Ngài là vua dân
Do-thái sao? "Đức Giêsu trả lời: "Chính ông nói điều đó."
Ở Tin Mừng Luca đoạn
22 câu 70 và đoạn 23 câu 3 cũng thấy viết:
“Mọi
người liền nói: "Vậy ông là Con Thiên-Chúa sao?" Ngài đáp: "Đúng
như các ông nói đó, chính là tôi đây!"
Và:
“Ông
Philatô hỏi Ngài: "Ông là Vua dân Do-thái sao?" Ngài trả lời:
"Chính ông nói thế."
Trong khi đó, ta cũng
không thể hiểu những lời trên như một khẳng-định từ Ngài được. Bởi lẽ, sức nặng
mang tính khả-thi, lại đã thiên về việc chối-bỏ một cách gián-tiếp, điều mình
muốn bảo: “Chính ông nói như thế.” Kèm
theo đó, có ý hiểu ngầm rằng: “Tôi không
thế.” Tiếng Anh, có câu nói khiến người nghe hiểu điều tương-tự, đó là câu:
“Tôi nghe ông thật đấy!” nhưng không
đồng-ý. Và, thành-ngữ ở Tin Mừng qui về thứ văn-chương tư-tế có những câu tương-tự
như: “Chính ông nói điều đó.” Do bởi,
đây là câu đáp-trả đối với lời lăng mạ/hạ nhục, như: “Đồng ý! Con chó của vị trưởng-tế còn xuất-chúng hơn ông.” (x.
tKelim I, 1: 6) Xem thế thì, câu nói này mang ý-nghĩa rất tiêu-cực.
Tuy nhiên, vẫn có ngoại-lệ
tỏ-bày ý-định của Đức Giêsu muốn tránh/né câu trả-lời khi bị hỏi dồn. Trả lời
câu hỏi của vị trưởng-tế về vị-thế Đấng Thiên-Sai/Mêsia của Ngài, qui-chiếu Tin
Mừng Máccô đoạn 14 câu 62, Ngài đã nói: “Phải,
chính thế!” Đây là trường-hợp không có câu song-hành nào cắt-nghĩa được nỗ-lực
hiệu-đính một cách cố ý, cốt loại-bỏ sự mơ-hồ, rất vu-vơ.
Dù là trường-hợp nào
đi nữa, ta không thể loại bỏ những chứng-từ ở bản Tin Mừng viết tay đoạn 14 câu
62 đã có viết: “Chính ông nói tôi như thế.”
Thân-phận Đức Giêsu
trước mặt quan-quyền La Mã giống hệt các nhân-vật Do-thái-giáo khi xưa tự cho
mình là Đấng Thiên-Sai/Mêsia được sử-gia Flavius Josephus ghi chép mà ta đã đề-cập
ở trang trước, cho thấy có nguy-cơ rằng: bất cứ ai phổ-biến lời đồn-đại mình là
Đấng Kitô theo tính chính-trị như việc đặt men vào thùng bột của người Palestine
vào thế-kỷ thứ nhất sau Công nguyên, thôi. Giả như Đức Giêsu có tham-vọng
chính-trị nào đó, và giả như Ngài đã ra tranh-cử để đoạt chức Thiên-Sai/Mêsia
như thế tức là Ngài đã khích-lệ người dân tuyên-xưng chuyện đó cho hết mọi người.
Xem ra, ta thấy người
La Mã đáng lẽ phải cho phép Ngài công-khai làm công-việc này dù mục-tiêu chỉ tồn-tại
trong vòng một năm rao-giảng, như Tin Mừng Nhất Lãm từng suy nghĩ.
(còn
tiếp)
Gs Geza
Vermes biên-soạn,
Mai Tá lược-dịch.
No comments:
Post a Comment