Câu 23:
Nói
đến viên-thành cánh-chung, thánh Faolô không thể không thêm ít lời (có vẻ ngoài
đề) về tận-thế. Theo thánh-ý Thiên-Chúa, việc sống-lại cũng làm theo ‘hàng thứ’:
Chúa Kitô, rồi đến các kẻ thuộc về Ngài trong ngày quang-lâm (coi L.Cerfaux,
le Christ… 29-32 về các tiếng dùng
Quang-lâm (parousia), hiển-linh (epiphania), mạc-khải (apokalypsis)
Câu 24:
Và
cùng-tận là khi Chúa Kitô thi-hành trọn sứ-vụ: fục-hồi trật-tự của vũ-trụ, trong
sự tuyệt-đối fục-tùng Thiên-Chúa. Những gì chống-đối với quyền Thiên-Chúa đều bị
hủy diệt, và năng-lực fá-rối của ma-quì bị dẹp yên hẳn.
Một
vấn-đề khó-khăn trong câu này là những tiếng: Rồi, thế là xong, (hay): rồi sự
cùng-tận: tiếng ‘télos’:
Coi những kiểu giải-thích: L.Cerfaux,
le Christ… 43; Le Chrétien dans la théologie paulinienne, 191-194) Có những giải-thích:
“những
kẻ khác” (lietzmann, J. Weiss): Về ngữ-học: không thể nhận được vì tiếng Hy-Lạp
không thấy có nghĩa đó.
“rồi,
thế là cùng-tận”, tức là những biến-cố diễn ra trong khoảng Quang-lâm bắt đầu
và việc thiết-lập Nước Thiên-Chúa hoàn-thành.
(kiểu
giải-thích thông-thường giữa các tác-giả: Allo, Héring. Kũmel).
“rồi,
sau cùng, khi…”, mệnh-đề chính là câu 26: địch-thù cuối…
Vấn-đề
tranh-luận gây nên bởi ức-thuyết về 2 cuộc sống lại
Coi:
Allo ICor , Excursus XVIII, Saint Paul et la ‘double résurrection
corporelle’, 438-454.
Câu 25:
Trong
trình-tự tiến-triển không ngừng của mạc-khải, sau cùng Chúa Kitô sẽ toàn-thắng.
Và thánh Faolô giải-thích bằng một xuất-xứ hỗn-hợp giữa Tv 110:1 và 8: 7. Từ
khi Sống lại, Chúa Kitô là vua. Trước tiên còn trong kín-ẩn (chỉ có kẻ tin mới
nhìn thấy). Fải chờ Quang-lâm, điều đó mới nên hiển-nhiên cho mọi người. Câu 25
này có tính-cách một câu fụ-chú trong vòng ngoặc: cốt để tránh mọi hiểu-lầm về
tính-cách Nước của Thiên-Chúa. Nước của Con chấm-dứt với Quang-lâm, khi mà sự
chết bị tiêu-diệt.
Câu
25 và 17 trưng lời Tv. (Khá tự-do) để diễn-tả quan-niệm của thánh Faolô về Nước
của Mêsia, và cho thấy không gì ở ngoài ý-định của Thiên-Chúa.
Có vấn-đề
nên đặt là Tv 110: 1 được trưng không có chủ-từ, chủ-từ có thể là Thiên-Chúa,
mà cũng có thể (và fải hơn) là Chúa Kitô.
Câu 28:
Cùng
với câu 27, tại sao nói đến sự Chúa Kitô fục-từng Thiên-Chúa? Có lẽ để tránh những
ý-tưởng sẵn trong thế-giới Hy-Lạp: chúng ta thấy giữa các thần có sự
tranh-dành: Saturne lật thần Uranus, và Jupiter lật thần Saturne. Đây không fải
thế: Thiên-Chúa Cha là nguồn gốc mọi sự và cũng là cùng-đích mọi sự.
Và
sau cùng thánh Faolô chiêm-ngắm sự viên-thành đời đời: đích của việc làm vua của
Chúa Kitô, tiến từ ngày Sống-lại của Ngài, và hoàn-tất trong ngày Quang-lâm, tức
là vương-quyền vĩnh-viễn và vô-hạn của Thiên-Chúa. Sau cùng và đời đời
Thiên-Chúa là tất cả trong mọi người (hay: trong mọi sự): quả-quyết về sự hiện-diện
đầy-đủ và hiển-nhiên của quyền-năng Thiên-Chúa trên hết mọi công-việc của Người.
(còn
tiếp)
Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn
Giảng-huấn
thập-niên 1960’ phổ-biến nội-bộ
No comments:
Post a Comment