Tuesday 14 April 2015

Cựu Lm John D Crossan Xã hội Do-thái vào thời Đức Giêsu



Chương 3
Gioan Tẩy Giả  
làm được gì cho Đức Giêsu?
 (bài 8)


Có gì chắc để bảo rằng Đức Giêsu được ông Gioan tẩy rửa bên sông Gio-đan?


Chẳng có gì chắc chắn về việc Đức Giêsu chấp-nhận tẩy rửa hơn câu truyện ở Kinh sách vẫn kể, là: Ngài được ông Gioan thanh-tẩy ở sông Giođan, hôm ấy.

Lý do khiến ta lấy làm chắc về chuyện này, là do ở: truyền-thống Đạo Chúa từng tỏ cho thấy có sự lúng-túng tăng đều cường-độ khi kể về “tẩy rửa”. Quả là, Giáo-hội vẫn lúng-túng khi đề-cập truyền-thống nói về Đức Giêsu chịu thanh-tẩy. Điều lạ kỳ, là: truyền-thống xưa nay cắm rễ nơi lịch-sử rất thực-thụ. Vậy, sao Giáo-hội lại lúng túng mỗi khi kể việc Đức Giêsu chấp-nhận người khác tẩy rửa Ngài? Sự thể là, dường như ta vẫn nghĩ: Đức Giêsu, giống mọi người, Ngài chấp-nhận để người khác tẩy rửa là cốt “được thứ tha mọi lỗi/tội”. Ngài làm thế, là để cho ông Gioan được ở vị thế cao-cả hơn Ngài, nên ông mới dám tẩy rửa mọi lỗi tội.

Tác-giả Máccô, dù có kể nhiều về việc này, nhưng ông không đưa ra lời bàn nào để chống-đỡ động-thái ấy. Nhưng, ngay lập tức, với tư cách là người viết truyện ông đã thêm vào cốt truyện này nhiều tình-tiết, như: tạo giọng nói từ trời cao xác-nhận vị-thế của Đức Giêsu bằng một xác-nhận: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con." Trong khi đó, tác-giả Mátthêu còn đi xa hơn, bằng việc đặt nơi miệng ông Gioan lời phản-kháng quyết liệt, ở câu nói: “Chính tôi, mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi!"

Cuối cùng thì, trình-thuật do tác-giả Gioan viết, ông Gioan đã xác-chứng việc Đức Giêsu là Con Thiên-Chúa mà chẳng cần kể nhiều về việc ông đã đích-thực làm phép rửa cho Đức Chúa. Từ đó, việc Đức Giêsu chấp-nhận cho ông Gioan tẩy rửa, cũng đã biến-dạng, chỉ để lại mỗi mặc-khải về ý-nghĩa Ngài hiện-hữu với con người, thôi.

Tiến-trình khai-triển truyện kể cho thấy cộng-đoàn tín-hữu thời đó đã thấy khó xử về việc Đức Giêsu cần ông Gioan tha thứ mọi lỗi/tội hoặc, theo cách nào đó, chứng-tỏ Ngài là người ở dưới ông. Từ ngày Giáo hội tiên-khởi sáng-chế ra truyện kể như thế, mọi người càng lúng túng khi buộc phải tin vào việc tẩy rửa Đức Giêsu như thực-tại lịch-sử.


Mỗi khi nhớ truyện ông Gioan, ý-nghĩ đầu tiên tôi có trong đầu là câu truyện đáng khiếp-sợ về cô gái nhảy lại dám yêu-cầu vua Hêrôđê chặt đầu ông Gioan đặt lên đĩa làm quà tặng cô. Sao người viết lại để ông Gioan kết cục đời mình cách bất ngờ và hung-tợn như thế, để làm gì?

Câu truyện Kinh thánh quý vị vừa nghe ở đây, là đoạn Tin Mừng do tác-giả Máccô viết ở đoạn 6 câu 17 đến 29, trong đó tác-giả nói về cung-cách vua Hêrôđê Antipas đã cho người bắt giam ông Gioan Tẩy Giả, vì ông dám chỉ-trích vua Hêrôđê cướp vợ của anh mình là Phillíp. Và người đàn-bà trong truyện, đã nổi-giận đến mức xúi con gái nhảy múa trước mặt vua rồi đòi tưởng-thưởng bằng cái đầu của ông Gioan, nữa.

Truyện đây, là yêu-cầu vua giữ lời hứa, nên vua không thể khước-từ hành-động đầy bao-lực, được. Câu truyện bi-ai tuyệt-tác như giai-thoại chỉ là truyện giả-tưởng, thôi. Thật ra, đó là truyện kể rút từ các giai-thoại hãi-hùng ở Địa Trung Hải vào thế-kỷ trước Công-nguyên, mà mọi người nghe/biết về nghị-sĩ nọ của Đế quốc La Mã thời trước từng bị tống-xuất khỏi nghị-viện, vì ông dám ra lệnh chém đầu một tù-nhân ngay ở buổi tiệc, cốt ve-vãn người tình của mình. Nói cách khác, đây là truyện truyền-khẩu có ý khuyên mọi người đừng sử-dụng quyền-lực quá mức, thế thôi.


Vậy, vì lý do gì người ta lại bắt giữ và đối xử với ông Gioan như thế?


Sử-gia Do-thái ở thế kỷ đầu, là Josephus có nói về hoạt-động của ông Gioan Tẩy Giả như sau:

“Ai cũng thế, khi tham-gia đoàn người đông đảo tìm đến với ông Gioan vì muốn được nghe ông ta giảng-thuyết theo cách khuấy-động dân tình đến mức-độ khủng-khiếp. Và khi ấy, vua  Hêrôđê chợt nghĩ mình nên đề-cao cảnh-giác cách hay nhất để còn tồn-tại.

Khi xưa, tài ăn nói hùng-biện tạo ảnh-hưởng lớn trên con người, khiến người ăn nói như thế có thể dấy lên loại-hình nổi loạn cách nào đó. Bởi làm thế, trông như thể ông Gioan Tẩy Giả đã đạo-diễn hết mọi chuyện. Thế nên, vua Hêrôđê mới ra tay trước để trừ-khử mọi hậu-hoạ, kẻo ông sẽ kéo theo cuộc nổi dậy, hơn là chờ đợi một chuyển-biến theo hình-thức khác…

Vua Hêrôđê có tính đa-nghi, nên mới ra lệnh trói tay đem ông dẫn-giải cho Machaerus xử tội. Và điều đó, cũng đủ để dẫn ông đến chỗ chết”.
  
Nên nhớ: những gì ta nghe kể, là sự việc ông Gioan đã khuấy-động dân lành bằng lời giảng-rao khiến nhiều người vẫn theo ông để ông làm được những gì ông từng làm. Và, giới cầm quyền sợ những lời như thế có thể đưa đến một hình-thức phản-kháng gây bạo loạn. Đương nhiên, là ông Gioan bị coi như người từng đe doạ cách nghiêm-trọng, chứ không chỉ mỗi phẩm-bình hôn-nhân trái luật do Hêrôđê Antipas, sắp xếp.

Hãy nhìn vào sự-kiện Tin Mừng “Quelle” nói về nội-dung lời giảng của ông Gioan Tẩy Giả từng khuấy-động chúng-dân như trình-thuật tác-giả Mátthêu đã từng viết:


“Hỡi cháu con loài rắn hổ! Ai báo cho các ngươi biết mà chạy thoát cơn thịnh-nộ sắp xảy đến? Hãy thay đường đổi lối, nếu các ngươi quyết đổi ý và đừng nói: “Chúng tôi đã có Abraham là cha đẻ, làm hậu thuẫn.” Nay, ta báo cho các ngươi biết: Thiên-Chúa vẫn có thể biến các hòn đá này thành con cháu Abraham, được. Ngay bây giờ, búa rìu đang chực sẵn để giáng xuống các cây này. Cây nào không sinh hoa kết trái, phải được chặt bỏ vào lửa… Nay, ta nhận các ngươi trong nước; nhưng sẽ có Đấng mạnh hơn ta đang đến, mà ta không đáng cởi giây giày cho Ngài. Ngài sẽ tẩy rửa các ngươi bằng thần-tính và lửa ngọn. Nĩa sàng Ngài cầm, sẽ dọn sạch sàn đập và gom thóc vào kho chứa của Ngài. Tro trấu, Ngài đốt bỏ bằng thứ lửa không ai dập tắt được”.


Ông ta nói điều đó, là có ý gì?
Đó là điều, ông Gioan nói về một Thiên-Chúa đang đến gần như Đấng xử-phạt, sẽ báo thù. Thiên-Chúa đây, như vị “kiểm lâm” phân-biệt cây xấu loại khỏi cây tốt, hệt như người đập lúa, tách thóc lúa khỏi vỏ. Thị-kiến nhiệt-nồng của ông Gioan, luôn có hai mặt: một mặt tốt và mặt kia lại xấu.

Và, thời-gian lại ngắn-ngủi khiến chúng-dân không đủ giờ để chọn mặt nào, bỏ mặt nào. Tựa như ngôn-sứ thời xưa/cổ, ông Gioan đã loan-báo cho mọi người biết: Thiên-Chúa đang đến gần để lọc-lựa tình-huống theo lẽ phải, hầu giải-quyết tình-hình quá xấu xa và cứu vớt dân con bị chèn ép, bóc lột. Nói cách khác, ông Gioan là bậc giảng-thuyết có tính khải-huyền quyết loan-báo Thiên-Chúa là Đấng xử phạt, sẽ báo thù.



Là vị giảng-thuyết có tính Khải-huyền ư? Tính khải-huyền là gì?


“Tính Khải-huyền”, là từ-vựng dẫn ta vào tâm-điểm của luận-bàn về ông Gioan và Đức Giêsu. Nên, ta cần để giờ ra hầu có được hình-ảnh rõ nét về vấn-đề này. Nhưng trước hết, hãy cho phép tôi phác-hoạ đôi chút về bối-cảnh lịch-sử trong đó.

Lâu nay, ta thường hay đề-cập đến phong-trào Công-Giáo Tiến-Hành, khi xưa gọi là “Pax Romana” tức An-bình kiểu La Mã. Nói khác đi, xưa nay ta chấp-nhận sự việc theo kiểu La Mã tức hiểu về mình như đã diễn-tả ở lời thơ trong tác-phẩm nổi tiếng có tựa-đề là “Aeneid” của thi-hào Virgil, người La Mã:               
  
            “Hỡi La Mã, ngươi hãy nhớ sức mạnh của ngươi mà trị-vì.
            Hỡi dân con mặt đất, nghệ-thuật của các người ở đây là
            Làm hoà và áp đặt qui-định về lề-luật,
            Hầu giải-thoát kẻ bị chèn-ép và để hạ bệ người kiêu-căng.”

Đó, là tầm nhìn hơi bé nhỏ về quyền-uy/thế-lực của người La Mã. Nhưng, ta hãy suy-nghĩ trong phút chốc xem các qui-định lề-luật ấy có trông giống và cảm-nghiệm như những gì bên dưới, tức lập-trường của kẻ chèn-ép, hay không.  

Sử-gia La Mã, ông Tacitus từng viết tiểu-sử về người nhạc-phụ của ông, là Agricola, tức người từng cai-trị nước Anh vào cuối thế-kỷ thứ nhất. Qua tiểu-sử viết về ông, ta thấy diễn-tả về vị vương/tướng nổi loạn từng nhìn Đế Quốc La Mã theo quan-điểm của riêng mình, như người: “Cưỡng-đoạt, tàn-sát, cướp bóc, những thứ này được họ đặt tên đế-quốc không đúng cách: họ tàn-phá, quét sạch mọi thứ và gọi đó là An-bình.”

Đấy, là lập-trường nhìn Pax Romana từ bên dưới. Và từ đó, vấn-đề đặt ra lại hỏi rằng: làm sao người bị chèn-ép/bóc-lột phản-ứng ra sao khi bị đám quân-binh chinh-phục, kinh-tế của họ bị lấn-át/chôn vùi, và họ bị vùi-dập về xã-hội? Họ tìm ra hai cách để phản-ứng. Một là, đánh trả lại và cứ thế lập lại nhưng vẫn thất-bại do quyền-uy/thế-lực kịp trấn-át.

Thế kỷ thứ nhất, lại vẫn thấy xảy ra một số vụ quật-khởi do người Do-thái nổi lên chống lại quan-quyền La Mã, là do các thủ-lãnh Thiên-sai thực-hiện. Gọi họ như thế, vì dân thường cứ tưởng các vị được Thiên-Chúa “xức dầu” hầu tái-lập vương-quốc từng hứa cho Đavít và vua quan kế-vị. Thông thường, thì các lãnh-tụ Thiên-sai lại cứ trông chờ sự trợ giúp từ chốn siêu-nhiên theo cách họ nhớ từ truyền-thống xưa/cũ.         

Phản-ứng thứ hai, là của ngôn-sứ mang tính Khải-huyền. Phản-ứng này trông không giống như cuộc đảo-chính quân-sự do con người thực-hiện, nhưng được chính quyền-uy/thế-lực từ Thiên-Chúa loan-báo thời buổi gần kề để hoàn-tất những gì mà lực-lượng người phàm không thực-hiện nổi, như tốt lành toàn-thắng xấu xa/độc hại và rồi thế-giới công-chính tốt lành rày đã đến.

Phản-ứng cuối cùng ở trên, là những gì tôi muốn diễn-tả bằng từ-vựng “niềm tin mang tính khải huyền”. Đây, trông chờ Thiên-Chúa ra tay chấm-dứt áp-lực của mọi xấu xa/độc hại không thể chấp-nhận được; đồng thời, đem đến cho nhân-loại một thế-giới công-bình, trọn-hảo. Và, những gì tôi luận-giải đây, cốt bảo rằng: ông Gioan Tẩy Giả là người đầu tiên trong số các ngôn-sứ khải-huyền xuất-hiện ở xứ-sở người Do-thái cho đến khi nơi này bị tàn-phá hồi thập niên ’60 của thế-kỷ đầu, khi ấy có cuộc nổi dậy chống La Mã, khá kiên-định.

                                                                                                                   (còn tiếp)

Cựu Linh mục John D. Crossan
Mai Tá lược dịch
                                 
          
           
                               
                                     

No comments: