Tuesday 21 April 2015

Lm Yuse Nguyễn-Thế-Thuấn: Thơ Thánh Phaolô 1Cor 15: câu 35 đến 58





Sông lại thế nào?

Đạo-lý Sống-lại của đạo Chúa Kitô gặp hai kiểu chống-đối: một bên là thế-giới Hy-Lạp với sự hạ-giá thể-xác trong việc tìm-kiếm hạnh-fúc tâm hồn (đạo-lý nhị-nguyên) – còn bên kia là những quan-niệm cục-mịch về sự sống đời sau, vẫn còn hoàn-toàn ở trong nhỡn-giới trần-tục, đó là cái nhược-điểm của phía Do-thái. Muốn giúp tín-hữu loại bỏ mọi hoài-nghi, thì cần fải cho tín-hữu mường-tượng thấy được rằng xác sống-lại là một xác khác hẳn xác-thịt trần-gian:

Câu 36-38:
Hãy coi hạt giống gieo xuống đất!

Hình-ảnh dùng đầy các rabbi cũng đã dùng đến để quả-quyết xác sống-lại với áo mặc (Bill. III, 475. Bonsirven Textes rabbiniques 535).

Người Hy-Lạp cũng dùng đến (trong các đạo bí-truyền).
Trình-tự biến-đổi của hạt giống gieo xuống chết đi để lại sống gợi cho ta một biến-đổi thân-xác ngang qua một tạo-dựng mới, mà lại không đồng-nhất về fẩm-tính.

Câu 39-41:

Cũng lại bác cái khó khăn gây nên bởi thành-kiến: chỉ có một như thể-xác, một loại vật-chất: trong thiên-nhiên hiện-tại đã có không biết bao nhiêu là vật-thể. Ý-tưởng dọn trí lòng kẻ chống đối nhận lấy ý-tưởng một thể-xác sống lại có một tính-chất đặc-biệt không còn là xác-thịt nữa (xác thịt theo nghĩa kinh-thánh nhất là thánh Faolô). Nhưng chữ ‘sarx’ theo thánh Faolô dùng theo nhiều nghĩa: nguyên-lý xác-thịt (xét về mặt luân-lý) (khôn-ngoan xác-thịt...)- nghĩa chủng-tộc (bà con xác-thịt, bà con tự-nhiên, ngược lại với sự thân-thuộc dựa trên lời hứa) – nghĩa thường: cái thân-xác, thịt (ta sẽ nói tổ-hợp theo hoá-học): về mặt này, người đời xưa coi như các thứ thịt đó đều khác loại – xác thịt: cũng có nghĩa là tạo-vật – nghĩa xã-hội trong tiếng ‘trong xác-thịt’: tức là trong trạng-huống bề ngoài của sinh-hoạt (ICor 7:28).

Còn những vật-thể: thiên-thể là tinh-tú (người xưa coi hầu như những vật linh-thiêng, một thứ vật-chất khác hẳn (tinh-túy hơn) vật-chất ở dưới đất này. Về tinh-tú, tác-giả không thế nói ‘sarx’, nên dùng ‘doxa’ (=hào-quang), để nói lên tất cả những gì là mãnh-lực về giá-trị của chúng.  

                                                                                                                     (còn tiếp)

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn
Bài Giảng-huấn thập-niên 1960’ phổ-biến nội-bộ



No comments: