Câu 42:
Các
câu 42-44 gồm có 4 fản-đề, sáng-sủa, mạnh-mẽ đối-chọi thân-xác trần-gian và
thân-xác sống-lại.
‘cũng vậy’ : so-sánh đem về cái gì? Ý-tưởng
diễn trong 39-41 bây giờ áp-dụng cốt-thiết là: có nhiều loại chất-thể. Bởi thế,
không như những thân-xác chịu điều-kiện sinh-lý của đời này. Không thể nói là
thánh Faolô muốn đồng-nhất thân-xác sống-lại với với những thiên-thể (tinh-tú).
Đằng khác, thánh Faolô lại dùng cả ví-dụ về hạt giống nói trong câu 36-38 (có
thể cũng nghĩ đến một lời Chúa Yêsu như Yn 12:24)
Tương-tợ
với vấn-đề sống-lại là: điểm so-sánh chính là cái tương-fản giữa vật gieo xuống
đất và vật mọc lên khỏi đất.
Fản-đề
thứ nhất: mục-nát và bất-hoại
(Hy-Lạp: Phthora/aphtharsía)
Từ mục-nát
trong mồ, thân-xác sống lại được bất-hoại, tức là tính-cách của các vị-thần, của
thế-giới linh-hồn, đến thiêng-liêng không thể-xác, mạc-khải Tân-ước hứa cho ta
một thân-xác thoát khỏi mục-nát, nghĩa là hoàn-thành sự sung-mãn của sự sống
loài người hằng có và kiện-toàn hồn xác theo ý-định của Thiên-Chúa tạo-hoá.
Tính-cách
‘bất-hoại’ được diễn-giải bằng những quan-niệm tương-đương trong các fản-đề
sau:
Fản-đề
thứ hai: (‘doxa’: nhưng doxa theo tinh-thần Hy-Lạp thì
có fần giống với ‘timè’ (danh-dự) nên nghịch với doxa như thể là ‘atimia’(không
danh-dự: ô-nhục) fản-đề đem về bình-diện trị-giá.
Cái
ô-nhục của người có linh-tính tức là mặc lấy hình-thù một con vật mục-nát!
Nhưng
người ta vấn-nạn ‘naturalia non turpia’. Xác hay chết là định-luật thiên-nhiên.
Đối với thần-học thì ngược lại ‘thiên-nhiên’ hay ‘tự-nhiên’ trở-thành vấn-đề: Khi
đã chiêm-ngắm quyền-năng Thiên-Chúa trong Nước Trời, thì sự lạ-lùng của
Thiên-Chúa trở-thành tự-nhiên, còn đinh-luật tự-nhiêntheo lối trần-gian không
còn tự-nhiên tí nào nữa (cho con-cái Thiên-CHúa đã được đi vào giới của
Thiên-Chúa!)
Fản-đề
thứ 3: bất-lực (‘asthéneia’) ‘uy-quyền’ (dynamis): mang hai tính-cách (vật-lý và luân-lý): bất-lực
cho nên mang đủ thứ bịnh-hoạn yếu-liệt, mà cũng fải mặc lấy cái luật tội-lỗi
nơi mình: luật của chi-thể trong thân-xác là luật íck-kỷ sinh-lý, chống lại luật
của Thiên-Chúa. Dynamis đến sẽ làm tan-biến cả hai loại bất-lực đó.
Fản-đề
4: quan-trọng hơn cả.
Chỗ
này là chỗ ‘ngôn-ngữ bất-đồng’ giữa thánh Faolô và người Hy-Lạp: cách hiểu ‘pneuma’
và ‘pneumatikon’ như không có thân-xác, có thể-chất. Mấy trăm năm suy-luận
triết-lý đã làm nảy ra nhị-nguyên-thuyết đối-chọi trí-khôn với giác-quan, tinh-thần với
vật-chất. Pneũma là tinh-thần. Còn đối với thánh Faolô, Pneũma trước tiên có
ý-nghĩa ‘cứu rỗi’: Pneũma là ‘fẩm-tính’ căn-bản của Thiên-Chúa. Con người
‘pneumatikos’ tức là kẻ có liên-lạc với Thiên-Chúa bởi được thông-fần và Pneũma
của Thiên-Chúa. Sỗma Pneũmatikon không còn là một sự mâu-thuẫn (theo tư-tưởng
Hy-Lạp) vì tiếng đó sẽ chỉ chính con người toàn-diện, cả xác lẫn hồn, đã được
chuyển tự giới sự sống tự-nhiên mà đến giới mới, giới thông-chia ‘fẩm-tính’ của
Thiên-Chúa. Sự sống-lại chẳng những cho thân-xác hồi-dương, nhưng là nhắc hẳn
vào giới Thiên-Chúa, giới của Thần-Khí, nên vì thế mà nói được ‘sỗma
pneũmatikon’ xác thần-thiêng: một thân xác vẫn mang tính-cách thể-xác chỉ trừ
những gì là cho không thể thông-chia tính Thiên-Chúa. Pneũmatikon như vậy không
fải là fi-vật-chất, là thiêng-liêng, tinh-thần.
Quan-niệm
sống-lại như thể nhận có liên-tục giữa thân-xác ‘psykhikon’ (đồng-nghĩa với ‘tự-nhiên’)
và thân-xác ‘pneũmatikon’. Bản-ngã xưa tỏ-hiện nơi xác ‘tự-nhiên’, sống lại rồi,
sẽ tỏ-hiện cũng trong thân-xác đó nhưng đã được Thần-Kjí thấu-nhập: một sự sống
siêu-nhiên Thánh-thần ban xuống.
Vậy
fải nhận kỹ: xác sống lại không fải là fi-vật-chất. Xác đó chân-thật như xác hiện-tại,
không có gì là ma quái. Xác đó thực hơn xác hiện-tại, bởi vậy không còn ‘bất-lực’,
nhưng thấu-nhập bởi dynamis của Thần-Khí Thiên-Chúa.
(còn
tiếp)
Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn
Bài Giảng-huấn
thập-niên 1960’ phổ-biến nội-bộ
No comments:
Post a Comment