Chương 3
Gioan Tẩy Giả
Đã làm những gì cho Đức
Giêsu?
(bài 7)
“Tôi đây là một nữ-tu từng sống đời tu-trì có hơn bốn
mươi năm trời đằng đẵng! Vào đến tháng ngày này trong đời mình, tôi mới nhận ra
là lâu nay tôi đã bị Giáo hội phản-bội giống như nhiều người! Bởi, trên thực-tế,
có nhiều điều tuyệt-diệu trong Kinh-thánh được các học-giả kinh-điển đã và đang
khám-phá cũng như tái-lập các hiểu/biết đích-đáng về Đức Giêsu và Giáo-hội
tiên-khởi, là những điều mà, lẽ đáng ra, ta phải sẻ-san cho nhau từ lâu rồi, mới
đúng. Nhờ thế, mới tạo sức sống cho mỗi người. Trong khi đó, tôi lại đã bị đẩy
vào cảnh-tình vò-võ sống một mình xa cách hết mọi người, đến độ chẳng ai gần-gũi
để san-sẻ Tiệc Thánh, hết. Xem ra thì, Tiệc Thánh nay ra vô-nghĩa, trừ phi ta
biết cử-hành Tiệc Lòng Mến này để mừng kính tính cộng-đoàn thân-thương cùng ta
đồng-hành với Giáo-hội. Thế nên, đi nhà thờ ngày Chúa Nhật và các ngày khác, chỉ
khiến tôi thêm tuyệt-vọng, mà thôi. Có thật là Bánh Thánh tôi nhận-đón rước vào
lòng, là Thân Mình Đức Kitô không? Hoặc, có phải là Bánh Thánh chỉ biểu-trưng
cho việc Ngài hiện-diện với cộng-đoàn tình-thương thôi không? Thật tình, thì hôm
nay chuyện ấy đối với tôi, chẳng có gì khác-biệt cho lắm. Bởi, chính những gì
đang xảy đến, mới là điều quan-trọng thực-sự. Biểu-trưng hay biểu-tượng rồi ra cũng
sẽ trở-thành thật đấy!”
Một vị nữ-lưu viết từ
Michigan.
“Phần tôi, kinh-nghiệm tư-riêng mình vẫn có, lại khiến
tôi tin-tưởng rằng: học-giả John D. Crossan không chủ ý đóng vai-trò triệt-để nào
hết. Đúng hơn, ông đã chuyển vào địa-hạt trong đó, mớ kiến-thức về khảo-cổ,
nhân-chủng-học và xã-hội-học lại đã cho phép ông định-vị cuộc sống khá trung-thực…
Chuyện bí-nhiệm đâu là chuyện phi-lý khiến mọi người phải thắc mắc! Các sự-kiện
diễn-biến trong đời đều mang tính hiểm-hóc/bí-nhiệm để Đạo của ta phải nhờ vào tài-năng
của các lãnh-đạo mới nhận ra được. Trên đời này, lại có nhiều điều bí-hiểm đủ để,
thông-điệp do Đức Giêsu đưa ra về một xã-hội đã quân-bình rồi, nay không cần phải
có trung-gian giữa Thiên-Chúa và loài người, đã dài đủ để ngành khảo-cổ,
nhân-chủng và xã-hội-học có thể tồn-tại. Là kẻ tin như ông John D Crossan, lại
đã nghiêm-túc vén bức màn che-phủ để thu hút ta đi vào thể chiêm ngắm Lằn Sáng chói
lọi nơi thông-điệp.”
Một phụ-nữ khác lại
cũng viết từ Michigan
“Cảm ơn ông là người từng tham-gia sinh-hoạt nhóm
“Chuyên-đề về Đức Giêsu” cũng như quyết-tâm tìm hiểu cuộc đời người của Đức
Giêsu Kitô. Lâu nay, tôi vẫn thường đọc các sách do ông viết đấy chứ. Tôi vẫn
thấy là nhờ vào đó, niềm-tin của tôi trở nên sâu-sắc và thực-tế hơn trước rất
nhiều. Ông và các bạn cộng-sự đã nói lên được những điều mà bản thân tôi từng ấp-ủ
tận phần sâu-lắng ở tâm-tư. Nhờ đọc các sách ông viết, việc đó giúp tôi có quyết-tâm
sâu-sắc hơn cho lòng tin của mình và tái-tạo cuộc sống thánh-hiến của mình vào
công-tác giáo-dục người trưởng-thành trong Giáo-hội. Do có rũ bỏ tiếng mời gọi
này suốt 10 năm dài vì lý-do riêng-tư mang tính cơ-chế, nên các mẫu mã ở thừa-tác-vụ
tạo niềm-tin do ông đưa ra, đã đem đến cho tôi lòng dũng-cảm để định-giá lại quyết-định
riêng của mình.”
Một
nữ-phụ sống ở Michigan
“Bản thân tôi, chỉ là anh bảo-vệ vừa nghèo lại vừa ít chữ;
nhưng cũng đạt được thành-quả để tin-tưởng rằng Kinh-thánh là Lời Chúa phán ra
một cách không sai chậy!… Và hôm nay, câu hỏi tôi đặt ra cho ông như sau: hỡi
Tiến-sĩ Crossan, ai đã chỉ-định ông làm người thừa-kế cho Jêbôiakim vậy? Ai chọn
ông làm cái công-việc cắt bỏ và đốt cháy
Phúc-Âm Lời Vàng của Chúa, thế? Hẳn ông không thấy là ông đang làm cho
các kẻ tin trong Đạo phải đau lòng xót dạ, đến thế hay sao?”
Một
độc-giả ở Alabama
“Tôi thì tôi nghĩ: ông đang đi đúng mục-tiêu rồi…Giả như
công việc của nhóm “Chuyên-đề về Đức Giêsu” mà không được chôn xuống tuyền đài ở
lòng đất cho chết (nếu tôi được phép nói như thế), thì “Đức Giêsu, một lần nữa,
chắc sẽ lại nói thẳng ý của Ngài ra cho các ông xem”. Và rồi, sẽ có một số đổi-thay
được đưa vào thế-giới già-cội này, mà thôi! Rồi, sẽ có nhiều hồi-đáp mang tính
kích-động như động-thái của các tăng-già bên Iran như lão Ayatollah từng đối-xử
với ngài Salman Rushdie ở Anh quốc, thế đấy. Đồng thời, cũng sẽ thấy tình-cảnh rất
khó xử đến độ ta không thể tưởng tượng được… Ông và những người còn ở lại trong
nhóm “Chuyên đề” này đang tạt gáo nước lạnh cũng nhiều như câu truyện trên báo
The National Inquirer hoặc rồi cũng sẽ xảy ra một phục-hưng mới cũng không chừng!
Biết đâu đấy?”
Một người sống ở Nam Carolina
“Ít lâu nay, tôi có theo-dõi cái lần nhà báo nọ mở cuộc
phỏng-vấn ông trên đài phát sóng mang tên Station WBAY, tức hệ-thống tư-duy ở bang
Wisconsin này. Khi ấy, tôi thấy thất-vọng khi ông lên tiếng phẩm-bình những 3 sự
kiện: một là, việc ông Gioan Tẩy Giả không định-vị mình ở vị-thế trên chân Đức
Giêsu. Hai, là về câu chuyện của ông Gioan ở Tin Mừng đã từng bảo: “Sẽ đến sau tôi, một
người vượt trước tôi.” Thứ ba nữa, ông
Gioan là người mà toàn thế-giới đều biết ông ta là người đi trước Đức Giêsu…Tôi
để ý thấy, lúc ấy phóng-viên có đưa ra một câu hỏi cũng rất hay hòng chống lại
thái-độ của ông những muốn làm cho uy-tín của Đức Giêsu phải sụt giảm.”
Một
nữ-phụ khác sống ở bang Wisconsin
“Do việc Đức Giêsu thay-đổi lập-trường về sứ-vụ và
thông-điệp của ông Gioan lúc đó, tức bên trong lịch-sử của Do-thái. Ở vi-thế ấy,
có thể đã làm cho những người theo chân Ngài bị rối trí và huỷ-diệt niềm tin của
ông ta. Chỉ một người dân ngoại, khi trước hoặc bây giờ mới chấp-nhận hoặc lập-trường
của Đạo mình hoặc quan-điểm của riêng ông, mà thôi. Chỉ một số những người
Do-thái, khi trước cũng như bây giờ, còn chấp-nhận một trong hai khuynh-hướng ấy.
Dù ông thấy tôi ra thế nào đi nữa hoặc có tin lời tôi nói ở đây không, tôi vẫn
tin rằng ông vẫn là người can-đảm và một người đang làm công việc bổ-ích rất
đáng làm. Tôi thật cảm-kích.”
Một
nam-nhân sống ở bang Florida
“Về nhân-vật được gọi là “Đấng Tẩy Giả” ở Tin Mừng Q (chữ
tắt của Quelle bên tiếng Đức), thì xem ra ông ta là nhà thông-thái khá cay cú
chuyên sống ở sa-mạc nóng bỏng. Có phải, nhà Đạo mình từng biến ông ta thành
nhân-vật mang tính khải-huyền như ta từng biến Đức Giêsu thành bậc vĩ-nhân giống
như thế? Điều này tuy không gỡ bỏ được tính khác-biệt nơi Đức Giêsu nhưng đúng
ra, lại đã coi điều đó nơi tính khác-biệt giữa các vị sống đời ẩn-dật với các vị
chuyên đi đây đó để giảng dạy.”
Một
vị khác vẫn sống ở Nam Carolina
Thế thì, chi-tiết ghi
ở Tin Mừng do tác giả Luca viết về việc cắt bì khi Đức Giêsu lên Đền Thờ, về lời
tiên-đoán của Cụ Simêôn và Anna, và đặc-biệt về cảnh-trí diễn ra ở Đền Thờ khi
Đức Giêsu mới có 12 tuổi.
Hẳn
quý vị còn nhớ những gì tôi từng nói trước đây, khi bảo rằng: truyện kể về thời
thơ-ấu của Đức Giêsu đã có sự song hành tương-tự trong đó Đức Giêsu luôn được đề
cao hơn hẳn ông Gioan Tẩy Giả. Câu truyện được nhắc đến ở câu hỏi trên là một
phần trong tiến-trình ấy. Dĩ nhiên, Đức Giêsu đã được cắt-bì giống như mọi bé
trai con của các bậc mẹ cha người Do-thái biết giữ luật.
Thế
nhưng, như ông Gioan Tẩy Giả chẳng hạn, ông được giới-thiệu với thế-giới bên
ngoài chỉ trong khuôn khổ hạn hẹp tại nhà riêng của ông mà thôi. Trong khi đó,
Đức Giêsu lại được trình-diện với thế-giới rộng lớn tại chính Đền Thờ Do thái
giáo. Thế nên, đặc-biệt trong sự vụ về trẻ Giêsu mới 12 tuổi thôi đã được đề-cao
hơn hẳn ông Gioan Tẩy Giả rất nhiều, là do ông này chẳng có chuyện gì đáng để kể
vào thời còn trẻ, cũng giống như trường-hợp sử-gia Josephus kể cho ta nghe về
chính ông ta lúc mới chỉ là đứa trẻ còn hôi sữa tức chừng 14 tuổi đổ lại, nhưng
ông đã biết rằng: các vị thượng-tế và lãnh-đạo tỉnh/thành các nơi vẫn liên hồi
tìm đến ông để lĩnh-hội các thông-tin về một số chi-tiết trong các qui-định của
ta.” (xem Sự sống 9).
Truyện
kể về Đức Giêsu hoặc về sử-gia Josephus là xác-định rất chuẩn về tính ưu-việt của
đạo-đức và trong Thánh-kinh. Cả hai truyện đều khônh đưa ra chi-tiết nào rõ-rệt
theo tính-cách dữ-kiện lịch-sử, nhưng chỉ là cung-cách khá giả-tưởng hầu diễn-tả
tầm quan-trọng nơi tương-lai của trẻ bé được nói đến bằng cách cho thấy tính
ưu-việt ấy đã có ngay từ thời ấu-thơ hoặc nhỏ tuổi của đương-sự.
Riêng tôi, vẫn nhớ mẩu
quảng-cáo cho cuốn sách nói về “Những năm tháng ẩn-tàng còn giấu kín của Đức
Giêsu”. Vậy, ta biết được bao nhiêu phần trăm chi-tiết về thuở ấu-thơ của Ngài
cách rõ rệt?
Quả
thế sao? Thật ra, cũng chẳng có gì xảy ra rõ rệt như thế, theo ý-nghĩa lịch-sử.
Đôi
lúc, nhiều người lại vẫn viết sách với nội-dung giống như thế, cũng chỉ để mọi
người biết các truyện-tích về thời ấu-thơ và nhỏ tuổi của Đức Giêsu từ lâu đã biến-dạng.
Những truyện như thế, đều dựa lên truyền-thuyết mà ta không thể tìm thấy được ở
Tân-Ước. Tưởng-tượng nhiều về tính sốt-sắng khá êm-đềm, không đồng-nghĩa với nhạc
bản dạo đầu khá hạn-chế của tác-giả Luca, khi ông bảo: “Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, cao lớn và ân nghĩa với Thiên
Chúa và mọi người.” (Lc 2: 52)
Xem
thế thì, giẻ vải truyền-thuyết đầy phấn-chấn dùng để quấn bọc thân thể Hài Nhi
Giêsu, mà thôi. Ví-dụ: tin mừng được viết vào thế kỷ thứ 2 kể thời thơ-ấu của Trẻ
Bé Giêsu cũng từng kể: “Kịp lên 5, Đức Giêsu đã mang về ít đất sét nắn thành 12
con chim se sẻ bằng đất. Những người ở gần nhìn thấy thế, lại coi đó là việc
xúc-phạm, bởi Trẻ Giêsu vi-phạm việc cấm lao-động ngày Sabát của Do-thái, nên
đã đem chuyện này phàn-nàn với ông Giuse là cha Đức Giêsu; ông Giuse tức thời khiển-trách
con trai mình về chuyện ấy. Và, khi Con Trẻ Giêsu đáp trả chuyện ấy bằng việc
tung chim đất lên trên cao, tức thì lúc ấy chim đất biến thành chim thật bèn cất
cánh bay nhanh đi nơi khác.
Truyện
kể như thế, cho thấy Trẻ Bé Siêu-phàm Giêsu khi xưa không phải lúc nào cũng dễ
mến và vô-tội khi sử-dụng quyền-uy của Bé. Ta được bảo rằng: khi lên cơn
nóng/giận, Ngài cũng quát-tháo và làm khổ những người nhảy xổ xen vào chuyện
riêng của Ngài, đến độ ông Giuse người cha Ngài có lần dặn dò Đức Maria vợ mình
“đừng cho Ngài ra khỏi cửa, bởi có nhiều kẻ cứ khiêu-khích Ngài đến độ đi vào
chỗ chết.”
Dĩ
nhiên, không một truyền-thuyết như thế lại có được cốt lõi sự-thật lịch-sử, ở
trong đó. Thực-tế cho thấy: ta thật chẳng biết chút gì về thời âu-thơ và tuổi
nhỏ của Đức Giêsu. Tự thân, điều đó không có gì làm ta sửng sốt hết. Cũng như
những chuyện xảy đến vào năm tháng ngày đầu của các vĩ-nhân nổ tiếng thế-giới,
thì ta chỉ biết chút ít về sau mà thôi, và chẳng ai xem xét hoặc coi trọng việc
ấy ngay từ thời manh-nha lúc ban đầu, hết. Ngay đến Hoàng-đế La Mã là Cesar
Augustus kịp vào lúc Đức Giêsu sinh ra cũng đã chính-thức bắt đầu viết tự-truyện
cho chính mình bằng những câu như: “Vào
năm tôi lên 19,…” lại cũng bỏ qua một bên mọi chi-tiết xảy ra trước khoảnh-khắc
cốt-yếu khi mình trưởng-thành.
Khi đề-cập đến các
câu truyện về thời thơ-ấu của Ngài, ông đã gợi ý bảo rằng ta cũng biết đôi chút
gì đó về giai-cấp ở xã-hội vào lúc Hài Nhi Giêsu hạ-sinh. Nói thế thức là: ta
cũng biết đôi chút về thời ấu-thơ của Ngài chứ?
Điều
này quả thật rất đúng!
Những
gì ta biết được về giai-cấp xã-hội mà Đức Giêsu tùy thuộc, lại do cùng nguồn-mạch
kể cho ta biết về các người anh, người chị của Ngài. Tin Mừng do tác-giả Máccô
ghi lại, ở đoạn 6 câu 3, ta đọc thấy có câu bảo rằng: “Ông ta không phải là
bác thợ, con bà Maria, và anh em của các ông Giacôbê, Giôsê, Giuđa và Simôn
sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?" Các câu như thế không chỉ nói cho ta
biết rằng Đức GIêsu có bốn người anh em, nhưng danh-tánh của các vị này gồm những
ai và Ngài còn có ít nhất hai chị hoặc em gái nữa. Câu Tin Mừng này còn tỏ cho
ta nhiều hơn nữa về việc định-danh căn cước/lý-lịch của Ngài là người thợ mộc nữa.
Dù sao thì, khi tác-giả Mátthêu kể cho ta nghe cùng một câu truyện như thế, ông
đã chuyển đổi câu hỏi của các dân làng thành câu nói sau đây: “Ông không phải là con bác thợ sao?” (Mt
13: 55). Thành thử, truyền-thống xưa cũng kể cho ta biết: cả ông Giuse hoặc Đức
Giêsu, có khi là cả hai Đấng có thể đều ở cùng một xã-hội, trong đó các trai tráng
trong nhà thường theo gương thực-hành cùng một nghề với cha mình, ở đây là nghề
thợ-mộc. Thành ra, vấn-đề là: điều đó có cho biết thêm về giai-cấp xã-hội thời Đức
Giêsu sinh ra không?
Có
điều quan-trọng hơn nữa, là: để tranh việc diễn-nghĩa từ-vựng “thợ mộc” theo
ngôn-từ thời đại này, thì: thợ mộc là người thuộc giai-cấp trung-lưu có tay nghề
được trả lương hậu hỹ. Điều này không đúng như hồi thế-kỷ thứ nhất. Từ-vựng tiếng
Hy-Lạp dịch chữ “thợ mộc” thành “tekton”.
Có học-giả nọ thuộc thế-hệ La-Hy khi trước, từng ấn-hành một “từ-điển xưa về thuật-ngữ
trịch-thượng” đã sử-dụng nhiều từ-vựng được giới sĩ-phu thuộc giai-cấp ở trên
đã cho thấy các thành-kiến cùng những dị-nghị của các vị này lại coi thường lớp
người ít chữ thuộc giai-cấp dưới. Thế nên, từ-vựng “tekton” đây, là một trong các ngôn-từ mang ý-nghĩa miệt-thị, như
thế.
Thế
giới La-Hy thời đó, rõ ràng phân-chia giai-cấp tách rời người hành-nghề tay
chân khỏi những người không sống baằng nghề đó. Bảng giai-cấp phân-cách những
người này, gồm bốn nhóm người tất cả, là:
-Nhóm
cai-trị, là những người tạo có 2% dân
số trên cả nước, nhưng lại sở-hữu những 50% đất đai trên toàn vùng;
-Nhóm
thương-tế, là những vị có lẽ chiếm đến
15% mọi phần đất của toàn dân;
-Nhóm
quản-gia, là các quan-chức cửa quyền
cùng nhân viên quân-sự chuyên phục-vụ hai giai-cấp ở bên trên gồm chức sắc
quan-liêu quản-trị và các vị lo việc tế-tự; và
-Nhóm
doanh thương buôn bán, tức: những người
có thế, lúc đầu thuộc về giai-cấp ở dưới thấp, nhưng vào giai-đoạn cuối lại sở-hữu
tài-sản đích-thực và đôi khi còn nắm cả cán cân quyền-lực nữa.
Các
giai-cấp ở dưới thấp, trước hết là nông-gia gồm phần lớn lớp dân ở trong nước vốn
dĩ thâu-hoạch đến 2/3 vụ mùa dùng để yểm-trợ cho giai-cấp ở bên trên. Người ở tầng-lớp
thấp rất cách-biệt, thường sống với mức-độ như không có gì làm của riêng/của để,
giả như có xảy ra hạn hán/mất mùa hoặc nợ nần chồng chất khó trả nổi, hoặc tật
bệnh hiểm-nghèo hoặc chết bất kỷ tử, thì lớp người này buộc phải rời khỏi khu đất
trước đây của mình, để cuối cùng chỉ là những người san-sẻ vụ gặt, hoặc trở-thành
tá-điền làm công cho chủ đất hoặc còn tệ hơn thế. Tiếp đến, là lớp thợ thủ công chiếm đến 5% dân-số, tức: những
người còn dưới thấp hơn cả nông-gia
trong tầng-lớp xã-hội bởi lẽ họ thường được tuyển-chọn từ thành-phần nông-dân
không một tấc đất để làm của. Cuối cùng thì, bên dưới các thợ thủ-công, lại đến
tầng-lớp những người bị giáng-cấp hoặc những người bị coi như vật hy-sinh, thuộc
thành-phần từng có công ăn việc làm vào độ trước nhưng nay bị đào-thải ra ngoài
lề xã-hội hoặc trở-thành hành-khất, lao-động ăn lương công-nhật. những người sống
ngoài luật-pháp hoặc làm thân nô-lệ.
Nếu
Đức Giêsu thuộc gia-đình thợ mộc, thì hiển-nhiên là Ngài thuộc giai-cấp thợ thủ-công,
mà thôi. Điều này có nghĩa: Ngài thuộc giai-cấp thấp hơn cả lớp nông-gia, tức:
những người bị đẩy vào giai-tầng giữa lớp nông-gia và những người bị giáng cấp
hoặc những người đành phải hy-sinh phục vụ giai-cấp trên mình. Thế nên, Ngài sống
ở mức-độ ở mép ranh của thực-tại kiếm sinh-kế để tồn-tại mà thôi. Thời Đức
GIêsu sống, trung-bình khoảng 95% đến 97% người Do-thái trong cả nước đều mù chữ,
thì ta có thể khẳng-định rằng Đức Giêsu cũng ở vào tình-trạng không biết đọc hoặc
biết viết, nữa. Cũng giống như phần đông những người cùng thời sống bằng văn
hoá truyền khẩu, ta cũng có thể đoán biết được những câu truyện nền-tảng vế
truyền-thống thời Ngài sống, nhưng không do các văn-bản hoặc qua tranh-tụng từ
lớp ký-lục có ăn học tử-tế. Lấy ví dụ cảnh-trí tả ở chương 4 trình-thuật Tin Mừng
do tác-giả Luca ghi trong đó nói đến kỹ-năng của Ngài như người trưởng-thành từng
giải-thích cặn kẽ đoạn sách Tiên-tri Ysaya cho người đồng-hương ở làng Nazarét,
đều là sáng-kiến của người viết Tin Mừng mà thôi. Việc mà tác-giả Luca là người
từng có kỹ-năng chú-giải một cách lưu-loát các đoạn Kinh Sách cổ xưa, chỉ là lập
lại những thách-thức bằng miệng cũng như tài thu hút người nghe của Đức Giêsu,
theo nghĩa thông-suốt diễn-giải văn-chương chữ nghĩa của Kinh sách.
Thành
ra, nói theo tính-cách lịch-sử, thì: thoạt đầu ta gặp Đức Giêsu như Đấng bậc
thuộc thành-phần có gốc-nguồn từ một giai-cấp cũng khá thấp, nên Ngài đã ra đi cùng
với nhiều người khác đến sông Giođan để được ông Gioan Tẩy Giả chấp-thuận cho tẩy
rửa, chỉ có thế mà thôi.
(còn
tiếp)
Cựu Linh mục John D.
Crossan
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment