Tôi biết
nhiều người làm việc rất vất vả. Đứng máy giây chuyền, hoặc ngồi bàn giấy công
sở từ 8 giờ sáng đến 7, 8 giờ tối. Không ngơi nghỉ. Linh mục chúng tôi, qua mục
vụ, cũng gặp rất nhiều người trẻ chủ trương sống đời đi Đạo cũng vẫn “làm việc
và làm việc”. Họ trưng dẫn nhiều lý do nghe rất sôi nổi: những là: để tạo dựng
cuộc sống tốt đẹp hơn, bây giờ và mai hậu. Có bạn làm 60 tiếng, một tuần. Người
khác, cày bừa ở sở chưa đủ, lại rủ bạn đem việc về nhà làm, chẳng quản ngại
thông tầm, làm thâu đêm suốt sáng. Bình tĩnh hơn, có bạn nướng thêm một ngày
cuối tuần (khi xưa dành để cho Chúa) để những làm và làm, chẳng hề bối rối. Mới
đây, qua khảo sát, tôi được kể là: nhiều tín hữu không chỉ hăng say làm việc
tại hãng xưởng mà thôi, họ còn kéo nhau đi nhà hàng, tiệc rượu để rồi, hễ có
điều kiện, là làm chết bỏ. Chẳng giữ Đạo ngày của Chúa nữa. Họ làm không kịp
thở; đến lúc ốm đau mới tập thể dục, ăn kiêng. Sau đó, lại “làm đến tối tăm mặt
mũi” như trước.
Có hai lý do cho thấy tại sao con người
ngày nay có lối sống quái dị như thế: thứ nhất, dường như người ta đua nhau
kiếm tìm cho mình chỗ đứng vững chắc trên thị trường nhân dụng. Thứ đến, vì lợi
lộc tài chánh mà chủ-nhân-ông vẫn muốn đưa ra để lôi cuốn giới công-nhân,
thợ-thuyền xả thân, làm thí mạng. Vấn đề là: chủ trương “tay làm hàm nhai, tay
quai miệng trễ” không thể là đường lối/chính sách tốt, khiến ta cứ thế kéo dài
cuộc sống hay làm lụng; làm đến hơi thở cuối cùng. Mọi người hẳn đều công nhận:
làm cho lắm, tắm vẫn…”tồng ngồng”. Tuổi đời, vốn đà lận đận rốt cuộc vẫn cứ vận
đen; vẫn bị giới làm ăn doanh thương khai thác sức lao động của mình, chẳng kể
đến lời khuyên can của Phúc âm.
Lề thói làm việc ‘siêu tốc’, ‘trối chết’
như thế không thể là đặc trưng của thế giới văn minh, hiện đại. Đành rằng, có
người sẽ bảo: ở đất miền tự do ăn làm, nơi đây có nhiều vị siêng năng, cần mẫn
là để đền bù cho người không thích làm, không chịu làm. Lo chi chuyện người đời
siêng năng, hay làm? Tuy nhiên, trong cộng đồng tình thương của ta, vẫn còn quá
nhiều người tìm cách khai thác thời gian và năng lưc của người khác. Họ nào
thiết tha gì đến nhu cầu tinh thần hoặc phần thưởng đời sau? Họ đâu lo toan
giúp đỡ, đền bù những người đã hết mình xả thân làm việc cho họ. Tức, lo sống
xứng hợp luật đời đi Đạo.
Lâu nay, vấn đề ‘cần có giờ nghỉ ngơi’ vẫn
là chuyện đặt ra cho Đức Kitô, lẫn môn đồ của Ngài. Phúc âm thuật lại: môn đệ
Đức Kitô, sau nhiều ngày rao giảng, đã nghe lời Thầy về quê nghỉ ngơi, cho đúng
phép. Quả thật, mộn đệ từng dấn bước theo Thầy, đã đi khắp nơi, lúc lên
Yuđa mạn Bắc, khi xuống miệt Galilê phía Nam, môn đệ nào cũng đều cảm nghiệm
không ít thì nhiều thế nào là làm việc, không có nhu cầu nghỉ ngơi. Chí ít,
việc ăn uống bổ dưỡng, nhiều lúc cũng không kịp, hoặc không thiết tha, đến nữa.
Tin Mừng mời gọi đồ đệ Đức Kitô hãy lên
đường đi đến miền xa, xứ lạ để rao giảng cho người nghèo khổ. Nghèo công việc.
Khổ về vật chất. Quả là như thế. Tuy nhiên, là môn đệ thời buổi này, ta vẫn nên
bỏ giờ ra, nghỉ ngơi, hầu có sức tiếp tục ngày tháng sắp tới. Rao giảng say mê,
kiệt sức không cần nghỉ, tuyệt nhiên không phải là lời khuyên tốt đẹp mà Đức
Kitô chủ trương. Đức Chúa không nhằm khai thác sức lao động của ta. Tin Mừng
hôm nay nhấn mạnh đến việc nâng cao nhân cách của con người. Nhất thứ, con
người đã và đang lao động. Giáo hội cũng luôn đem đến cho lao động, ý nghĩa cao
sang đích thực, vốn có. Giáo hội luôn coi lao động như phương tiện để đạt cứu
cánh, là hạnh phúc Nước Trời. Chứ, lao động không thể là mục đích của cuộc
sống. Nhất thứ, cuộc sống của tín hữu Đức Kitô. Giáo hội xưa nay vẫn tỏ bầy lập
trường vững chắc về lao động. Cụ thể hơn, Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị đã từng thay
cho Giáo hội khẳng định về ý nghĩa của lao động như sau: “Lao động nâng cao
phẩm giá con người, chúng ta.”
Xem như thế, giới cầm-quyền và
chủ-nhân-ông không được phép đeo đuổi bất cứ triết lý nào chỉ nhằm đề cao sức
người làm việc, nhưng lại biến giảm phẩm cách con người. Chí ít, khi con người
lao động bị đối xử tệ bạc khác nào đốc công luôn hối thúc công nhân, thợ thuyền
dưới cánh của mình nhất định phải làm trối chết, làm ra thật nhiều việc, chỉ để
vừa lòng chủ-nhân-ông. Nếu tìm hiểu, công việc ta làm, dứt khoát để cải thiện
cuộc sống bản thân, cũng như gia đình. Cho nên, ta chỉ nên làm việc theo cách
nào đó phù hợp với nhân vị bản thể. Ta không được phép thôi thúc con người trở
thành máy móc,hoặc loài thú chỉ biết làm và làm. Và, qua cung cách lao động, ta
phải phát huy tài năng cũng như ân huệ mà mình nhận lãnh từ Chúa. Nhờ đó, ta có
thể xây dựng một xã hội lành mạnh hơn. Xã hội biết đối xử với tất cả mọi công
nhân lao động xứng đáng hơn, như mọi người hằng mong đợi.
Tôn trọng phẩm giá con người, là vẫn lao
động như thường lệ nhưng biết chọn lúc mà nghỉ ngơi, giải trí. Phương châm “ắt
và đủ” vẫn có thể áp dụng trong lao động; và, vẫn được liệt kê trong bí kíp thành tựu ở mọi địa hạt. Cuối cùng, công nhân lao động nào biết phân
chia ranh giới giữa say sưa làm chết xác với sự lợi dụng, khai thác của người
khác, mới là người sáng suốt, có làm có nghỉ. Bởi như thế, mới mong tránh được
nguy cơ gây nên sự căng thẳng, hồn xác. Có như thế, ta mới mong thực hiện đúng
phương châm “Tốt đời, đẹp Đạo”.
Phúc Âm hôm nay thuật rằng: “Đức Kitô tỏ
lòng ‘chạnh thương’ khi thấy đám đông dân chúng đang có nhu cầu.” Ngài hiểu
rằng: nhu cầu của họ vẫn là những thứ mà môn đồ Ngài phải thực hiện. Ngài khuyên
các môn đồ -và qua đó, tất cả chúng ta- biết tạo sự cân bằng giữa nhu cầu lao
động cần mẫn và sự cần thiết nghỉ ngơi. Đây, là nhu cầu của niềm Tin-Yêu. Điều
này áp dụng cho hết mọi người, cả lúc làm việc tại nhà, cũng như lao động ở cơ
quan, công xưởng.
Tin Mừng hơm nay còn là tín thư mạnh mẽ
đến thế giới hôm nay, chú trọng quá nhiều đến lao động cật lực. Một thế giới
vẫn chủ trương khai thác quá mức sức lao động của con người. Tín thư ghi: Ta
vẫn phải lao động cần mẫn, nhưng biết nghỉ ngơi, vui chơi giải trí. Nghỉ ngơi
là nhu cầu bức thiết không việc gì phải ưu tư, sợ tội. Nghỉ ngơi sau khi làm
việc cần cù vần là điều chính đáng. Đây không chỉ là nghĩa vụ, mà còn là quyền
lợi mà Đức Chúa tặng ban cho ta. Là tín hữu Đức Kitô, ta có bổn phận phát huy
và duy trì nghĩa vụ và quyền lợi ấy, hầu bảo vệ phẩm giá con người.
Cầu mong Tiệc thánh hôm nay giúp ta nhớ
rằng: khi tạo cho mình công ăn việc làm khả dĩ đem lại thâu nhập, lợi nhuận, ta
vẫn phải quan tâm đến phẩm giá con người. Cầu mong sao, những ai đã có công
ăn việc làm tạo cơm bánh cho bản thân và gia đình, biết cảm tạ Cha vì đó
là điều tốt. Ai chưa kiếm được việc, cũng đừng lấy đó làm điều gây trăn trở. Là
thành viên cộng đồng tình thương, ta luôn nhớ đến bổn phận đùm bọc, sẻ san cho
nhau, của cải vật chất và công ăn việc làm. Không đố kỵ, khinh chê ganh ghét
người chưa có khả năng làm việc. Không coi rẻ người chưa kiếm ra công việc. Vì,
chúng ta dư biết: của cải trần gian hoặc công việc lao động đều là quà tặng,
Chúa ban.
Lm Richard
Leonard sj
Mai Tá lược
dịch
No comments:
Post a Comment