Trình
thuật, nay Chúa dạy dân con nhà Đạo khi dấn bước theo Ngài, phải biết cách
nguyện cầu với Cha. Nguyện những gì? Cầu ra sao? Mong ngóng điều gì cho mai
sau, khi đã nguyện, và đã cầu? Vì thế, môn đệ đã hỏi Ngài: nên cầu nguyện thế nào cho phải
cách? Nói những gì trong lời kinh? Và từ đó, ta có lời kinh “Lạy Cha”, rất hợp
ý.
Lời kinh hợp ý, thánh Luca ghi,
thường gọn ngắn. Chỉ 38 chữ. Ít hơn nội dung trình thuật thánh Mat-thêu. Ta hẳn
biết, hai bản văn của thánh Luca và Mat-thêu về nguyện cầu, cùng xuất từ một
bản gốc. Nhưng, mỗi thánh sử diễn tả “lời cầu hợp ý Cha”, theo cung cách khác
nhau mà vẫn đáp ứng nhu cầu của cộng đoàn mình rao giảng. Tựu trung, văn bản
thánh Luca ghi vẫn sớm hơn và sâu sát hơn với thời Chúa sống.
Từ đó đến
nay, dân con nhà Đạo vẫn cứ nguyện cầu theo lời dặn của Đức Chúa, vào thánh lễ.
Cả vào khi lần chuỗi Mân Côi. Tuy nhiên, điều Chúa dạy hôm nay, không đặt nặng
nơi lời kinh; mà, vào thực tế của lời cầu.
Lời
cầu “Lạy Cha”, nay không là lời thưa
gửi ta có với Chúa. Với Thầy. Hoặc, với vị chánh án, ngồi ở toà. Cũng không là
bái lạy/bẩm thưa dâng lên Đấng Hóa Công. Mà, là lời gửi đến người Cha mà ta
được phép gọi là “Abba”, Tức, Ba hay
Bố. Nguyện cầu đây, là lời trần tình đệ trình lên Cha, như tâm tình của đàn con
yêu dấu ngỏ lời cùng đấng bậc sinh thành không chỉ thuộc riêng ai, nhưng hết
mọi người. Tức, những người con cùng chung một cha, một bố. Để kêu lên: “Lạy Cha chúng con”, như thế.
Với người
Do Thái, tên gọi mỗi người không chỉ đơn thuần nói lên căn cước/lý lịch của một
người, thôi. Nhưng, toàn bộ nhân vị của người ấy, nữa. Ngày xưa, khi trò chuyện
thưa gửi với Giavê Thiên Chúa, Môsê
đã gạn hỏi danh xưng/tên gọi của Chúa để biết “Người là ai”? Hôm nay cũng thế,
khi ghi lại trình thuật thật rõ nét, các thánh sử muốn xác định tính thần
thiêng linh thánh của Chúa, nơi Đức Kitô.
“Xin cho
Triều Đại của Cha mau đến”, là muốn cho Vương Quốc của Chúa mau trở thành
hiện thực đối với mọi người. Mong, niềm tin vào Chúa đặt nền tảng trên chân lý.
Trên tình thương yêu, đùm bọc. Trên công lý. Lẫn tự do. Chú trọng đến phẩm giá.
Bình an. Và sự hài hoà. Cầu, là cầu cho Vương Quốc Nước Trời mau thể hiện. Cầu,
là muốn cho thế giới biết cách mà sẻ san sự sống. Sống, cho trung thực. Sống,
hợp tác sao cho yêu cầu của mọi người thành hiện thực.
“Xin cho Triều Đại Cha mau đến”, là mau
thực hiện nơi cộng đoàn. Nhưng, các khiếm khuyết vẫn còn xảy đến với nhiều cộng
đoàn yếu kém. Thành thử, nguyện cầu là để “Nước Chúa” đi vào hiện thực nơi cuộc
sống của tất cả cộng đoàn, dân nước. Không chỉ một vài cộng đoàn, rất ít oi.
“Xin cho chúng con lương thực hằng ngày”,
là lời cầu mong được Chúa phú ban “vừa đủ” mọi thứ vật chất, ta cần có hằng
ngày. Vật chất ta xin, từ nhu cầu cơm - bánh, cho chí thực phẩm nuôi sống bản
thân, rất cần thiết. Lời cầu như thế tuy mang tính vật chất, nhưng là để ta
“quẳng gánh lo đi”. Đặt ưu tư cho tương lai mai ngày, ở với Chúa. Để rồi, sẽ
đạt trọn “mùa xuân đầm ấm”, sống ngày mai.
Nguyện cầu
như thế, là đặt tương lai trong tay Chúa. Là, dành mọi chuyện để Chúa lo liệu.
Nguyện cầu, còn là chấp nhận mọi thử thách gửi đến. Thử thách hàm ngụ một nhắn
nhủ: hãy cứ lo cho ngày hôm nay, thôi. Tương lai, để Chúa lo.
“Xin thứ tha mọi lỗi lầm của chúng con”, ý là
mong được Cha xóa bỏ mọi hệ lụy, quanh lỗi phạm mọi người mắc phải, thời đã
qua. Nguyện cầu, là lời cầu rất đích thật, nhưng kết quả chỉ đạt, nếu người
người biết thứ tha mọi lầm lỡ mà người khác đã trót phạm, với mình. Lầm lỡ,
không chỉ ở những điều mà ta làm cho người khác phiền lòng, mà thôi.
“Xin chớ để chúng con sa cơn cám dỗ”, là cầu
cùng Chúa biện hộ cho ta vào giờ xét xử, lúc về sau. Tức, những hệ lụy làm ta
ngã gục hoặc trệch ý hướng. Tức, không dấn bước theo chân Chúa được.
Khi dạy
dân con đồ đệ biết cách mà nguyện cầu cho đích đáng, Đức Kitô nhắc mọi người,
một chân lý. Chân lý ấy, tóm gọn nơi lời khuyên: “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho.” Và: “Ai trong anh em là người cha, mà khi con
xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó ư?” (Lc 9-10)
Thoạt
nghe, ta tưởng chừng như có nghịch lý, khác thường ở lời Ngài. Nếu Cha trên
trời đã chăm lo cho ta đủ mọi điều, thì sao ta lại cứ phải liên tục xin xỏ mãi
như thế? Cầu nguyện, như Đức Kitô dạy, không phải là cứ lải nhải như người ở
ngoài. Hẳn mọi người đều nắm chắc: Cha chỉ phú ban những gì ta cần, chứ không
phải những gì ta muốn. Hoặc, ưa thích. Bởi, điều mọi người ưa thích chỉ là vật
chất tạm bợ. Chỉ tập trung cho riêng mình, mà thôi.
Cách hay
nhất để nguyện cầu, là: hãy tìm hiểu xem mình đang ở vị trí nào trong tương
quan với Chúa. Với mọi người. Với thế giới quanh ta. Liên lỉ nguyện cầu -nhưng không phải cứ ê a sớm tối- sẽ giúp ta định ra được những gì mình cần.
Cần xin gì. Cần làm gì. Và, liên lỉ nguyện cầu, còn giúp ta biết lọc lựa, cả
lời kinh. Nguyện cầu, giúp ta làm sáng tỏ giá trị nội tại cũng như hy vọng mình
đang có. Có nguyện cầu như thế, ta mới chú tâm đến những gì mình thực cần
thiết, để được cứu rỗi. Nguyện cầu, là mong Chúa thực hiện điều mà Ngài muốn ta
làm. Làm, đúng ý Ngài.
Nói tóm lại, mục đích
tối hậu của nguyện cầu, là biết đầm mình trong tương quan với Chúa. Với mọi
người quanh ta. Vào với tiệc lòng mến hôm nay, ta sẽ cùng với người anh/người
chị trong Hội thánh chung vai sát cánh mà nguyện cầu cho mọi người sẽ mãi mãi ở
lại trong tương quan với Cha. Để rồi, cùng với Đức Kitô, ta sẽ thực hiện thánh
ý Cha trong mọi hoàn cảnh. Của đời thường.
Lm
Richard Leonard sj
No comments:
Post a Comment