Faolô
và Apôllô
Không còn nói đến
Kêfa (điều đó cho thấy là Kêfa thực sự không có vai trò truyền giáo trong cộng
đoàn Côrinthô). Faolô chỉ là những người làm vườn của Thiên Chúa (hình ảnh dùng
gợi đến Israel: vườn nho của Thiên Chúa). Chỉ có Thiên Chúa mới cho cây cối
trong vườn mọc ltên và fát-triển. Nhưng cũng có sự khác-biệt giữa nhiệm-vụ thực
tế của Faolô và Apôllô: chính Faolô đã sáng-lập Giáo hội Côrinthô. Apôllô đến cộng-tác
vào sau.
Nên để ý cuối đoạn
này, hình-ảnh đã chuyển tự vườn nho qua ‘lâu-đài’ của Thiên-Chúa. Tức là hình-ảnh
sẽ được bàn đến tỉ-mỉ hơn. Nên nhận rõ: Faolô con người thành-thị chứ không fải
dân-quê, nên hình ảnh vận-chuyện dễ dàng nơi thế-giới loài-người, văn-hoá và
thành-tích nhân-loại, những sinh-hoạt thành-thị của thế-giới Hy-lạp.
‘lâu đài’ (oikodomè)
hình-ảnh thong-dụng trong Tân-ướ (Cv 9: 31 20: 32) Ep 2: 20 Co 2: 7 Ep 4: 12-16
Rm 15: 20 IP 2: 5 2Cor 5: 1.
Nhưng lâu-đài đây
không fải cái nhà của người ta: nhưng là của Thiên-Chúa: như vậy hình-ảnh thuộc
hình-ảnh Đền-thờ: tức là chỗ Thiên-Chúa tỏ bày sự hiện-diện chúc-fúc của Người,
chỗ làm cho Thiên-Chúa nên gần gũi người ta, ở giữa người ta: và như vậy
hình-ảnh Giáo-hội: lâu-đài của Thiên-Chúa, cũng là hình-ảnh Hội thánh. Đền-thờ
cánh-chung của Thiên Chúa.
(còn tiếp)
Lm
Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh
thánh thập-niên ’60)
No comments:
Post a Comment