Câu hỏi #44:
Trong câu đáp của cha cho một câu hỏi về sự phục sinh (xin xem Câu Hỏi #125), cha nói
rằng “Thân xác phàm của Đức Ma-ri-a không có trên Thiên Đàng”. Hẳn nhiên đây là một
tín điều của Giáo Hội, được Đức Giáo Hoàng Pi-ô XII định nghĩa vào năm 1950, và được
Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI tái xác nhận vào năm 1968 trong Bản Tuyên Xưng Đức Tin của
Dân Chúa, trong đó Đức Giáo Hoàng tuyên bố rằng “Đức Nữ Đồng Trinh Ma-ri-a Diễm
Phúc, sau khi chấm dứt cuộc đời dương thế, đã được nâng lên trời cả hồn lẫn xác để hưởng
vinh quang thiên quốc, và được so sánh với Con Phục Sinh của Mẹ trong sự mong chờ tương
lai phục sinh của tất cả những người công chính”.
Câu đáp:
Cái câu của tôi mà xem ra đã gây nên những nỗi “buồn phiền, bực bội, lo lắng” là câu “thân
xác ‘phàm’ của Đức Ma-ri-a không có trên Thiên Đàng” (xin xem Câu Hỏi #125).
Câu này, xét về bất cứ phương diện nào, đều không hàm ý bác bỏ tín điều Đức Ma-ri-a Hồn
Xác Lên Trời. Thân xác phàm – nghĩa là, cái thân xác mà chúng ta có khi sống ở đời này –
thì mang tính thể lý, có sinh có tử, và có tính hư nát. Cái thân xác phàm trần đó cần thức ăn,
thức uống và giấc ngủ. Cái thân xác đó có thể bị nhiễm bệnh tật, sẽ lão hóa theo thời gian, và
rồi cuối cùng thì thân xác đó sẽ chết đi và sẽ mục rữa.
Thân xác phàm của Đức Ma-ri-a không có trên Thiên Đàng, mà ngay cả thân xác phàm của
chính Đức Giê-su cũng không có trên Thiên Đàng. Mà nói như vậy chắc chắn không có nghĩa
là bác bỏ việc Đức Giê-su Thăng Thiên!
Có một sự khác biệt giữa thân xác phàm trần và thân xác vinh quang trên trời. Thánh Phao-lô
đã dạy điều này trong chương 15 của thư Cô-rin-tô Thứ Nhất mà thánh nhân viết vào năm 57
Công Nguyên. Đồng thời, thánh nhân nhấn mạnh sự vô nghĩa của việc đồ đoán về hình thái
thể trạng của cái mà ngài gọi là “thân xác thiêng liêng”.
Đức Giáo Hoàng Phao-lô Đệ Lục đã đóng khuôn chân lý thiết yếu về tín điều Đức Ma-ri-a
Hồn Xác Lên Trời khi ngài nói rằng Đức Ma-ri-a được “nâng lên trời cả hồn lẫn xác để
hưởng vinh quang thiên quốc, … trong sự mong chờ tương lai phục sinh của tất cả những
người công chính”.
Một tín điều của đạo Công Giáo là “sự phục sinh thân xác” sẽ là kết cục chung cho tất cả
mọi người, và đối với người công chính thì sự phục sinh này sẽ đưa họ đến vinh quang.
Việc Đức Ma-ri-a được đưa về trời cả xác lẫn hồn có nghĩa là Đức Ma-ri-a được Thiên Chúa
ban cho đặc ân được hưởng trước niềm vinh quang đang chờ đón những người phàm trần
khác vào giờ phục sinh chung.
Khi kẻ chết sống lại họ sẽ không sở hữu cái thân xác giống như lúc còn ở đời này, và Đức
Ma-ri-a cũng vậy.
Đặc ân hồn xác lên trời được ban cho Đức Ma-ri-a là nhằm để khuyến khích chúng ta: vì Mẹ
được đưa về trời hưởng vinh quang, nên chúng ta được bảo đảm là một ngày nào đó chúng ta
Nguyên tác Anh ngữ:
Questions Catholics Ask - By Fr. Bill O’Shea
Trang 2 / 10
Version 0.5: work-in-progress
cũng sẽ được như vậy, nếu chúng ta giữ mối liên kết với Đức Ki-tô trong đức tin và trong
tình yêu.
Ai mà nghĩ rằng Đức Ma-ri-a hiện diện trên trời theo nghĩa vật chất, thể lý, thì người đó chưa
hiểu tín điều Hồn Xác Lên Trời.
Câu hỏi #45:
Tín điều Đức Ma-ri-a Hồn Xác Lên Trời được Giáo Hội định nghĩa rằng “Đức Ma-ri-a Vô
Nhiễm Nguyên Tội được đưa về trời hưởng vinh quang cả xác lẫn hồn” (Giáo Hoàng Pi-ô
XII, Munificentissimus, 1950).
Cứ cho rằng định nghĩa đó chuyển tải ý nghĩa như trên, thì thân xác của Đức Ma-ri-a đang ở
trên trời. Vậy mà các câu giải đáp của cha không giải thích được sự mâu thuẫn rõ rệt giữa
những điều cha nói. Ngoài ra, nói như cha thì hệ quả là thân xác phàm của Đức Ki-tô cũng
không có ở trên trời. Con chắc rằng cha không có ý nói như vậy.
Câu đáp:
Bạn nói là các câu giải đáp của tôi “không giải thích được sự mâu thuẫn rõ rệt” giữa câu tôi
viết, “Thân xác phàm của Đức Ma-ri-a không có trên Thiên Đàng”, và định nghĩa tín lý của
Giáo Hội, “Đức Ma-ri-a Vô Nhiễm Nguyên Tội được đưa về trời hưởng vinh quang cả xác
lẫn hồn”. Tôi không thấy có bất cứ sự mâu thuẫn nào giữa hai câu trên.
Tín lý Hồn Xác Lên Trời của Giáo Hội là nói về “thân xác” thiêng liêng, vinh quang của Đức
Ma-ri-a. Còn câu của tôi là nói về thân xác thể lý phàm trần của Đức Ma-ri-a.
Sau đó bạn tiếp tục nói là độc giả có nguy cơ hiểu ý tôi nói là “thân xác phàm của Đức Ki-tô
cũng không có ở trên trời”. Đó chính là điều mà tôi đang muốn nói: thân xác phục sinh của
Đức Ki-tô không cùng một thể loại với thân xác phàm trần của Người.
Điều băn khoăn chính đáng của bạn là bảo đảm sự liên tục giữa ông Giê-su ở thế gian và Đức
Giê-su vinh quang trên thiên quốc. Điều này, dĩ nhiên, là điều quan trọng chính yếu trong đạo
chúng ta.
Có một sự đồng nhất, liên tục giữa một ông Giê-su chết trên Thập Giá, với một Đức Ki-tô
phục sinh, và với một Thiên Chúa Đấng hiện đang “ngự bên hữu Đức Chúa Cha”.
Thế nhưng việc khẳng định sự liên tục và đồng nhất giữa một Thiên Chúa bị đóng đinh, phục
sinh, và vinh quang thì không đồng nghĩa với việc nói rằng thân xác vinh quang của Người là
cùng một loại với cái thân xác mà Người đã mang khi ở trần thế. Nếu đọc kỹ thư Cô-rin-tô
Thứ Nhất, chương 15 đoạn 35-54 thì bạn sẽ thấy sự khác biệt giữa thân xác thể lý phàm trần
và thân xác phục sinh vinh quang.
Tôi đoan chắc rằng thánh Phao-lô đã suy xét đến sự mâu thuẫn trong cụm từ thân xác phàm
trần vinh quang. Cho nên tôi thật sự nghi ngờ về tính chính xác thần học của những câu đại
loại như “thân xác phàm trần của Đức Ki-tô đang ở trên trời, nhưng thân xác đó đã được biến
đổi (nghĩa là được vinh quang)”.
Nguyên tác Anh ngữ:
Questions Catholics Ask - By Fr. Bill O’Shea
Trang 3 / 10
Version 0.5: work-in-progress
Nhắc lại, khi nói về Đức Ma-ri-a tôi không thấy có sự mâu thuẫn rõ ràng nào giữa tín lý Công
Giáo với câu “Thân xác phàm của Đức Ma-ri-a không có trên Thiên Đàng”. Tôi không tin là
nói câu đó cách khác đi thì sẽ giúp ích được gì cho những người Công Giáo đang thắc mắc.
Đức Ma-ri-a đã được trọn vẹn vinh danh “cả hồn lẫn xác”. Nhưng trên Thiên Đàng Mẹ không
có cái thể loại thân xác mà Mẹ đã có trên dương thế.
Bên dưới toàn bộ cuộc thảo luận về vấn đề này là một sự ngộ nhận mà tôi hy vọng tôi đã từng
chỉnh sửa ở nơi khác. Khi thuật ngữ “thân xác” được dùng trong Tân Ước, nhất là trong bối
cảnh phục sinh, thuật ngữ đó không có nghĩa là thân xác thể lý theo cách chúng ta hiểu. Theo
lối diễn tả (Do-thái) trong thánh kinh, “thân xác” đồng nghĩa với toàn bộ con người.
Khi định nghĩa tín điều, Hội Thánh sử dụng ngôn ngữ thánh kinh. Khi tuyên bố rằng “thân
xác” của Đức Ki-tô và “thân xác” của Đức Ma-ri-a đang ở trên thiên đàng, và rằng “thân xác”
của những ai có lòng tin sẽ chỗi dậy phục sinh và lên ở cùng Đức Ki-tô, tác giả thánh kinh và
các vị soạn thảo tín lý trong Giáo Hội không có ý định dạy rằng thân xác phàm trần ở thế gian
của họ đang ở, hay sẽ ở trên Thiên Đàng.
Lời tuyên bố của Đức Pi-ô XII rằng“Đức Ma-ri-a Vô Nhiễm Nguyên Tội được đưa về trời
hưởng vinh quang cả xác lẫn hồn” có nghĩa là Đức Ma-ri-a đã được hưởng vinh quang,
không chỉ là một linh hồn vô thể xác, mà là toàn thể con người của Mẹ đang ở với Thiên
Chúa – đó là trạng thái đang chờ đón những ai có lòng tin, sau việc “phục sinh của thân xác
họ”, nói theo nghĩa thánh kinh.
Câu hỏi #46:
Là người Công Giáo, chúng con có bị buộc phải tin vào việc Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội,
hay việc Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức, ở Fatima v.v., hay không?
Câu đáp:
Vào ngày 8 tháng Mười Hai năm 1854, Đức Giáo Hoàng Pi-ô IX long trọng tuyên bố rằng
“Đức Ma-ri-a Đồng Trinh đầy ân phúc, từ khoảnh khắc đầu tiên mà Mẹ đầu thai, do đặc ân
của Thiên Chúa toàn năng, và nhờ công đức của Đức Giê-su Ki-tô, Đấng Cứu Thế cho nhân
loại, đã được miễn nhiễm tất cả những tì ố của Tội Nguyên Tổ …); [đây là điều] do Thiên
Chúa mạc khải và do đó phải được tất cả các tín hữu tin cách vững vàng và luôn luôn.”
Trước khi ban lời tuyên bố long trọng đó, Đức Giáo Hoàng đã tham khảo ý kiến của khoảng
653 vị giám mục, trong số đó 56 vị phản đối. Biểu quyết thuận với tỷ số áp đảo đó đã đủ để
Đức Giáo Hoàng biết chắc rằng ngài có thể an toàn hành động với tư cách đại diện cho đức
tin của Hội Thánh và với tư cách đó ban hành một tín lý bất ngộ về việc Đức Ma-ri-a Đầu
Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Tất cả tín hữu Công Giáo, vì thế, bị buộc phải tin vào việc Đức Ma-ri-a Đầu Thai Vô Nhiễm
Nguyên Tội.
Một trong những lý do mà nhiều vị giám mục và thần học gia, kể cả thánh Tô-ma A-qui-na,
đã phản đối tín điều Vô Nhiễm Thai là vì điều đó có vẻ tách rời với quan niệm công cuộc cứu
chuộc của Đức Ki-tô là dành cho toàn thể nhân loại.
Nguyên tác Anh ngữ:
Questions Catholics Ask - By Fr. Bill O’Shea
Trang 4 / 10
Version 0.5: work-in-progress
Đức Pi-ô IX vượt qua sự phản đối này bằng cách tuyên bố rõ ràng rằng đặc ân này dành cho
Đức Ma-ri-a là kết quả của “công đức của Đức Giê-su Ki-tô, Đấng Cứu Thế cho nhân loại”.
Nói cách khác, cũng như những con người thụ tạo khác, Đức Ma-ri-a cũng cần phải được cứu
chuộc.
Việc một người sẽ hiểu và giải thích tín điều Vô Nhiễm Thai theo cách nào thì phần lớn là
tùy thuộc vào việc người đó hiểu và giải thích tín điều Tội Tổ Tông Truyền như thế nào – là
một “vết ố” trong linh hồn cá nhân mỗi người hay là tình trạng tội lỗi mà tất cả mọi người khi
được sinh ra đều vướng vào.
Nhưng dù cho người ta có hiểu Tội Nguyên Tổ theo cách nào đi chăng nữa, tín điều Vô
Nhiễm Nguyên Tội dạy rằng Đức Ma-ri-a được miễn nhiễm một cách độc nhất vô nhị và phi
thường khỏi những ảnh hưởng thường tình từ quyền lực của tội lỗi, hoặc nói lạc quan hơn thì
tín điều dạy rằng Mẹ được ban một mức Đặc Ân cao hơn – không phải theo nghĩa số lượng,
mà theo nghĩa Thiên Chúa thương yêu Mẹ một cách rất đặc biệt.
Điều này không có nghĩa là Đức Ma-ri-a được miễn trừ khỏi những hệ lụy khác của con
người, chẳng hạn như bệnh tật, đau khổ, và sự chết – những điều được gọi là “hậu quả” của
Tội Nguyên Tổ.
Các sự kiện ở Lộ Đức và Fatima chỉ là hai – mặc dù có thể là được biết đến nhiều nhất –
trong số nhiều sự kiện được cho là Đức Mẹ hiện ra.
Những việc hiện ra này không nên được xem là điều thiết yếu cho đức tin, cho dù những việc
đó đã được Giáo Hội chính thức công nhận hay chưa. Sự công nhận của Giáo Hội không có
nghĩa là người Công Giáo bị buộc phải đồng ý và tin theo những điều đó.
Câu hỏi #47:
Dù Thiên Chúa yêu thế gian đến mức đã trở nên một người trong chúng ta, Người, Đấng
Sáng Tạo muôn loài, hữu hình và vô hình, không thể dù chỉ trong một khoảnh khắc để cho
Satan thống trị, ngay cả trong thân phận con người. Do đó cần thiết phải có một công cụ
hoàn hảo tinh tuyền không vướng mắc tội lỗi, cung lòng của Đức Ma-ri-a, để làm nhà cho
Đức Giê-su Ki-tô trong chín tháng.
Câu đáp:
Tôi e rằng tôi phải không đồng ý với cách bạn dùng chữ “cần thiết” khi nói về tín điều Vô
Nhiễm Nguyên Tội và do đó, tính tinh tuyền trong sạch của Đức Ma-ri-a.
Sự sạch tội của Đức Ma-ri-a là điều mà chúng ta có thể kỳ vọng, bởi vì Mẹ được chọn vào
danh dự đặc biệt duy nhất là làm mẹ Đức Ki-tô. Nhưng tôi nghĩ cùng lắm thì chúng ta có thể
nói đó là điều “chính đáng” hay “phải lẽ” mà Thiên Chúa ban cho Mẹ Đặc Ân độc nhất vô
nhị này – chứ không phải là điều “cần thiết”.
Bởi vì Đức Ki-tô đến thế gian để chế ngự và chinh phục tội lỗi, cho nên việc Người nhận thân
xác con người từ một phụ nữ sạch tội là điều phải lẽ.
Nguyên tác Anh ngữ:
Questions Catholics Ask - By Fr. Bill O’Shea
Trang 5 / 10
Version 0.5: work-in-progress
Câu hỏi #48:
Cầu nguyện với Chúa thì còn có cách nào hay hơn là cầu nguyện qua Đức Mẹ? Mẹ dẫn đưa
chúng ta đến ngay với Con Chí Thánh của Mẹ. Chẳng lẽ cha không tin là trong thời đại ngày
nay, chúng ta thật sự cần thiết phải cầu nguyện với Chúa Giê-su qua Mẹ Ma-ri-a?
Câu đáp:
Tôi quả thật tin là trong thời đại ngày nay việc cầu nguyện với Đức Giê-su qua Mẹ Ma-ri-a là
một hình thức thờ kính đúng đắn và đáng khen. Tuy nhiên, tôi đặt dấu hỏi về cách bạn dùng
chữ “cần thiết” trong đoạn cuối.
Nếu ý bạn muốn nói là mỗi một lời chúng ta cầu nguyện với Chúa Giê-su đều phải cầu thông
qua Đức Ma-ri-a thì – Không, tôi không tin như vậy.
Có một vài vị giám mục đã vận động trong Công Đồng Vatican II để tôn xưng Đức Ma-ri-a là
đấng trung gian của tất cả mọi ân sủng. Điều này đã bị bác bỏ, và đúng là nên bị bác bỏ. Tôn
xưng Đức Ma-ri-a với danh hiệu đó sẽ làm phóng đại quá đáng lòng tôn kính dành cho Mẹ.
Chắc chắn là chúng ta có thể tiếp cận với Thiên Chúa và thưa chuyện với Người cách trực
tiếp trong lời cầu nguyện và lãnh nhận ơn Chúa mà không cần sự trung gian của Đức Ma-ri-a
hay của bất cứ ai khác.
Nếu bạn không đồng ý với câu trên, thì tôi phải nói rằng lòng sùng kính của cá nhân bạn dành
cho Đức Ma-ri-a cũng đã bị phóng đại quá lố.
Sự thật là đã từng có, và vẫn còn đang có, những sự phóng đại quá lố về lòng tôn kính dành
cho Đức Ma-ri-a. Một số người, cụ thể là những người thuộc thành phần ít học trong giáo
hội, hay có khuynh hướng đặt Đức Ma-ri-a riêng ra khỏi Giáo Hội và sùng bái Mẹ như là một
đấng có thể tự mình ban phát ân sủng.
Có thể điều này là kết quả của việc nhấn mạnh quá đáng về bản tính thánh thiêng của Đức
Giê-su và làm phương hại đến bản tính nhân loaị của Người.
Khi Đức Giê-su không được xem là có trọn vẹn bản tính nhân loại, mà chỉ hoàn toàn là một
Đấng thánh thiêng, thì nảy sinh nhu cầu tìm kiếm một đấng trung gian khác để nối kết giữa
loài người chúng ta với Thiên Chúa – một đấng trung gian mà ta có thể cảm thấy gần gũi hơn
và dễ dàng cậy dựa hơn.
Sự thật là khi bản tính thánh thiêng của Đức Giê-su được nhấn mạnh quá đáng trong các nghi
thức phụng vụ của Giáo Hội trong quá khứ, thì lòng sùng bái Đức Ma-ri-a và các thánh đã gia
tăng để làm xích gần lại khoảng cách với Đấng Thánh Thiêng.
Một số kinh nguyện và nghi thức thờ kính, ngay cả trong thời nay, có những từ ngữ có thể có
vấn đề về mặt thần học. Ví dụ như, trong kinh Lạy Nữ Vương, Đức Ma-ri-a được xưng tụng
là “làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy”.
Nói rằng Đức Ma-ri-a là đấng làm cho người ta được sống, và thậm chí được cậy, đối với tôi
nếu như không phải là một điều phóng đại, thì ít nhất cũng là một điều dễ đưa tới cách hiểu
sai lầm.
Nguyên tác Anh ngữ:
Questions Catholics Ask - By Fr. Bill O’Shea
Trang 6 / 10
Version 0.5: work-in-progress
Hẳn nhiên Thiên Chúa mới là nguồn mạch sự sống và là nguồn trông cậy của chúng ta, chứ
không phải là một thụ tạo nào cả, cho dù thụ tạo đó có cao trọng đến mấy đi chăng nữa.
Không có gì mà cần phải viện đến những hình thức sùng kính phóng đại dành cho Đức Mari-
a, bởi vì trong truyền thống Công Giáo có biết bao nhiêu cách chính đáng khác để tôn kính
Mẹ – những phương cách vững chắc về mặt thần học và không bị chỉ trích.
Các văn kiện của Công Đồng Vatican II đã đưa ra những hướng dẫn thích đáng cho việc am
hiểu cách đúng đắn về vai trò của Đức Ma-ri-a trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa,
đặc biệt là chương tám cũng là chương cuối cùng trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội
(Dogmatic Constitution on the Church), được đặt tựa đề là Đức Nữ Đồng Trinh Ma-ri-a
Diễm Phúc, Mẹ Thiên Chúa, trong mầu nhiệm Đức Ki-tô và Hội Thánh.
Chương này mô tả vị trí xứng đáng của Đức Ma-ri-a trong chương trình của Thiên Chúa –
trong quan hệ với chính Thiên Chúa Cha, với Con của Thiên Chúa Cha và với Con của Mẹ,
Đức Giê-su, và với chúng ta.
Vừa là Mẹ Thiên Chúa, Đức Ma-ri-a cũng là mẹ Giáo Hội và là khuôn mẫu của Giáo Hội.
Chính trong bối cảnh này mà lòng sùng kính Đức Mẹ có chỗ đứng thật sự.
Đức Giáo Hoàng Phao-lô Đệ Lục đã ban thêm các hướng dẫn cho việc sùng kính Đức Ma-ria,
trong việc chỉnh sửa phụng vụ và riêng về chuỗi Mân Côi, trong tông thư của ngài vào
ngày 2 tháng Hai năm 1974: tông thư Marialis Cultus (Tôn Sùng Đức Ma-ri-a).
Câu hỏi #49:
Tại sao cha lại có thể ám chỉ là Kinh Lạy Nữ Vương có những từ ngữ có vấn đề về mặt thần
học? Kinh này đã được đọc từ nhiều thế kỷ qua trong số các lời nguyện hay đọc sau thánh lễ,
và, dĩ nhiên, đến ngày nay vẫn còn được đọc sau chuỗi Mân Côi – do ngay cả những người
như chúng con là những kẻ “thuộc thành phần ít học trong giáo hội”. Xin cho con nhắc cha
một câu của Karl Rahner: “Chúng ta có thể thật sự nói về Đức Ma-ri-a, xét theo những điều
mà Mẹ đã làm trong lịch sử cứu độ – lịch sử vĩnh hằng – rằng trong sự hợp nhất với Các
Thánh, Mẹ là đấng chuyển cầu cho tất cả chúng ta, là đấng trung gian tất cả các ơn”.
Câu đáp:
Dĩ nhiên tôi không có ý nói Kinh Lạy Nữ Vương là một kinh mới được sáng tác gần đây. Tuy
nhiên, tôi thú nhận rằng cách tôi diễn đạt câu trả lời kỳ trước có thể đã gây sự ngộ nhận như
vậy.
Cái ý mà tôi muốn nói (và đã nói một cách hơi luộm thuộm) là “một số kinh nguyện và nghi
thức thờ kính (dành cho Đức Ma-ri-a), ngay cả trong thời nay, có những từ ngữ có thể có vấn
đề về mặt thần học. Ví dụ như, trong kinh Lạy Nữ Vương, Đức Ma-ri-a được xưng tụng là
‘làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy’”.
Sự nghi ngờ của tôi đặc biệt nhắm đến các chữ “sống” và “cậy”, là những chữ có vẻ chỉ nên
dành riêng cho Thiên Chúa Ngôi Cha và cho Đức Ki-tô thì hơn – Đức Ki-tô đấng “là đường,
Nguyên tác Anh ngữ:
Questions Catholics Ask - By Fr. Bill O’Shea
Trang 7 / 10
Version 0.5: work-in-progress
là sự thật, và là sự sống” (Gio-an 14:6) và là nguồn mạch tận cùng của niềm trông cậy của
chúng ta (xin xem thư Rô-ma 5:1-5).
Tuy nói như thế nhưng tôi không có ý xét nét quá đáng về vấn đề này. Chính tôi cũng đọc
kinh Lạy Nữ Vương mỗi ngày và không cảm thấy vương vấn tội lỗi chi cả khi đọc như vậy.
Mà tôi cũng không có ý ghép “những thành phần ít học trong giáo hội” chung với việc đọc
kinh này.
Nói những điều trên đây không có nghĩa là tôi rút lại các ý chính trong câu giải đáp kỳ trước.
Các ý đó là lòng tôn kính dành cho Đức Ma-ri-a là điều đúng đắn và là phần quan trọng trong
truyền thống Công Giáo của chúng ta, nhưng lòng tôn kính đó có thể bị, và đã từng bị, phóng
đại quá đáng, và chúng ta nên cố gắng tránh sự phóng đại quá đáng đó bằng cách tìm kiếm
học hỏi để hiểu cho đúng vai trò của Đức Ma-ri-a trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Tôi thừa nhận tầm vóc thần học gia của linh mục Karl Rahner. Tuy nhiên tôi không thể chấp
nhận cách ngài mô tả Đức Ma-ri-a, trong sự hợp nhất với Các Thánh, là “đấng trung gian tất
cả các ơn”.
Giáo hội chưa từng chính thức nhìn nhận Đức Ma-ri-a với tước hiệu này, mà cũng không có
vẻ gì là sẽ nhìn nhận như vậy trong tương lai.
Như tôi đã nói trong câu giải đáp kỳ trước, nguyên cả chương tám trong Hiến Chế Tín Lý về
Giáo Hội (Dogmatic Constitution on the Church) của Công Đồng Vatican II được dành để
nói về “Đức Nữ Đồng Trinh Diễm Phúc, Mẹ Thiên Chúa trong mầu nhiệm Hội Thánh”.
Lời tựa trong văn kiện này ghi rằng Đức Ma-ri-a được “thừa nhận và vinh danh là: Người
thật sự là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ Đấng Cứu Thế”, là đấng “cao trọng hơn tất cả các loài thụ
tạo khác”, nhưng đồng thời cũng “thuộc về hàng con cháu của A-dong và là một người trong
số toàn thể nhân loại là những người cần nhờ đến ơn cứu chuộc” (số 53).
Văn kiện này thừa nhận vai trò tiếp diễn của Đức Ma-ri-a trong đời sống của Hội Thánh,
nhưng vai trò đó không che khuất hay giảm bớt “vai trò trung gian độc nhất của Đức Ki-tô”
(số 60); xin xem thư 1 Ti-mô-thê 2:5-6, “bởi vì chỉ có một Thiên Chúa, và chỉ có một đấng
trung gian giữa Thiên Chúa với nhân loại, đó là một người tên Giê-su Ki-tô, người đã hiến
mình để cứu chuộc mọi người.”
Trong tất cả các tước hiệu dành cho Đức Ma-ri-a (ví dụ như: đấng trung gian), không có bất
cứ tước hiệu nào làm giảm đi sự tôn quý và hữu hiệu của Đức Ki-tô, vị trung gian duy nhất.
Mặt khác, sự trung gian độc nhất này của Đức Ki-tô “không loại trừ nhưng dành chỗ cho
nhiều sự hợp tác đa dạng trong số các loài thụ tạo – sự hợp tác đó không gì khác hơn là chia
sẻ nguồn mạch độc nhất đó. Hội Thánh không do dự khi tuyên xưng vai trò thứ cấp này của
Đức Ma-ri-a” (số 62).
Công Đồng Vatian II đòi buộc rằng lòng tôn kính Đức Ma-ri-a nhất thiết phải khác với sự tôn
thờ dành cho Con của Mẹ, Ngôi Lời Nhập Thể, cũng như phải khác với sự tôn thờ dành cho
Ngôi Cha và Ngôi Thánh Thần. Lòng tôn kính Đức Ma-ri-a phải được đặt “trong các giới hạn
tín lý vững chắc và truyền thống” (số 66).
Nguyên tác Anh ngữ:
Questions Catholics Ask - By Fr. Bill O’Shea
Trang 8 / 10
Version 0.5: work-in-progress
Các nhà thần học và các nhà giảng đạo được kêu gọi tránh “sự sai lạc của việc phóng đại về
một mặt, và sự thiển cận quá đáng về mặt khác …”.
Họ phải nên “cẩn thận tránh bất kỳ những từ ngữ hay văn kiện nào khả dĩ dẫn đưa bất kỳ
những ai khác đến sự ngộ nhận về tín lý chân thật của Hội Thánh.”
Các tín hữu phải nên nhớ rằng “lòng sùng kính chân thật không bao gồm những cảm xúc vô
bổ, chóng qua, mà cũng không bao gồm tính nhẹ dạ cả tin” (số 67).
Trong truyền thống Công Giáo, chúng ta đặt vai trò chuyển cầu hay trung gian của Đức Mari-
a lên hàng đặc biệt nổi bật, nhưng chúng ta cũng phải cẩn thận không được hiểu sai vai trò
đó.
Khi ý muốn của con người càng giống với thánh ý Thiên Chúa đến chừng nào, thì người đó
sẽ càng cầu xin cho bất cứ điều gì mà Thiên Chúa đã định cho họ đến chừng đó, và họ sẽ
càng tham dự vào việc loan truyền hồng ân và tình yêu của Thiên Chúa đến chừng đó.
Ý muốn của Đức Ma-ri-a thì hoàn toàn vâng phục vào thánh ý Thiên Chúa. Mẹ tham dự vào
công cuộc cứu độ của Đức Ki-tô đến mức trọn vẹn nhất mà một con người có thể làm, trọn
vẹn hơn bất cứ một thụ tạo nào khác.
Khi ở thế gian, đức tin và lòng vâng phục của Mẹ đối với thánh ý Thiên Chúa là hoàn hảo, và
giờ đây trên Thiên Đàng Mẹ tiếp tục tuyệt đối mong vâng theo thánh ý Chúa, và vì thế Mẹ
cầu xin bất cứ điều gì mà Chúa đã định cho dân Người.
Chính theo ý nghĩa này mà chúng ta nên hiểu các thành ngữ như “mẹ thiêng liêng” và “đấng
trung gian”. Sự gần gũi đặc biệt giữa Mẹ với Đức Ki-tô và sự vâng phục của Mẹ đối với
thánh ý Thiên Chúa sẽ làm cho Mẹ có khả năng ban phát cho tất cả mọi người những gì mà
chúng ta chỉ có thể làm cho một số người. Mẹ dẫn đầu chúng ta trong việc chuyển cầu và việc
làm trung gian.
Tuy nhiên, nếu mô tả Đức Ma-ri-a là “đấng trung gian tất cả các ơn”, thậm chí là “đồng công
cứu chuộc”, thì chắc chắn sẽ vượt quá giới hạn và sự cân bằng mà chúng ta thấy trong văn
kiện Hiến Chế Tín Lý về Hội Thánh của Công Đồng Vatican II khi văn kiện này bàn thảo về
vai trò của Mẹ trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
Kể từ thời Phục Hưng, Ki-tô hữu đã bị phân rẽ trầm trọng trong sự hiểu biết về sự Hiệp
Thông giữa Các Thánh và sự đúng đắn của việc “dâng lời cầu xin lên Đức Ma-ri-a”.
Công Đồng Vatican II rõ ràng đã chủ ý mô tả vai trò của Đức Ma-ri-a bằng các từ ngữ nhằm
giải quyết các vấn đề của phái Tin Lành. Trong khi không bỏ qua những biến chuyển mới sau
này về tín lý và lòng thờ kính, Công Đồng đã đưa ra một chân dung của Đức Ma-ri-a hầu như
theo sát thánh kinh.
Chữ “đấng trung gian” – một chữ rất thường bị hiểu sai – được sử dụng chỉ một lần, lần đó là
trong chương 8 của văn kiện, và được giải thích, như chúng ta đã thấy, là hoàn toàn phụ
thuộc vào, và thuộc loại thứ cấp so với vai trò trung gian duy nhất của Đức Ki-tô.
Các sự kiện đại kết về sau đã cho thấy có hy vọng thật sự cho việc gặp gỡ đồng thuận cả tâm
lẫn trí của các phe phái ngay cả trong phạm trù nhạy cảm này.
Nguyên tác Anh ngữ:
Questions Catholics Ask - By Fr. Bill O’Shea
Trang 9 / 10
Version 0.5: work-in-progress
Trong quyển sách Gio-an XXIII: Giáo Hoàng của Công Đồng Vatican II, tác giả Peter
Hebblethwaite thuật lại một chuyện thư từ thú vị vào năm 1954 giữa Hồng Y Roncalli (lúc đó
là Thượng Phụ Venice, về sau trở thành Giáo Hoàng Gio-an XXIII) với Đức Ông Montini
(lúc đó là Quốc Vụ Khanh của Đức Pi-ô XII, về sau trở thành Giáo Hoàng Phao-lô VI).
Năm 1954 là đúng một thế kỷ sau khi Đức Pi-ô IX tuyên bố tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội,
và vì thế được đặt là Năm Thánh Ma-ri-a.
Vị Giáo Hoàng Gio-an tương lai “không có vấn đề gì trong việc mừng kỷ niệm đệ bách chu
niên tín điều này”, ông Hebblethwaite thuật như vậy (tr. 249).
Tuy nhiên, ngài không đồng ý với cái quan điểm, rất phổ biến giữa các học giả về Đức Ma-ria
vào thời Giáo Hoàng Pi-ô XII, rằng “điều gì tốt thì có bao nhiêu cũng không đủ, và có vinh
danh Đức Ma-ri-a đến mấy thì cũng không thừa” – một quan điểm đến ngày nay vẫn được
nhiều người đồng ý.
Hebblethwaite mô tả thời đó, không sai gì cả, là thời đại của việc “chế ra các tước hiệu mới
hơn, kêu hơn”.
Một bức thư của Đức Ông Montini được gởi tới Hồng Y Roncalli để mời ngài ký vào bản
thỉnh cầu cho việc thiết lập một ngày lễ mới, lễ Ma-ri-a Nữ Vương.
Hồng Y Roncalli lịch sự từ chối, và viết trong thư hồi âm vào ngày 22 tháng Tư năm 1954,
rằng: “Tôi cầu xin Đức Ông thứ lỗi cho sự im lặng của tôi bấy lâu nay, sự im lặng đó là bằng
chứng về sự do dự của tôi, và nỗi lo âu của tôi là một ngày lễ như vậy có thể sẽ làm phương
hại đến các hoạt động tốt đẹp đang diễn ra cho việc tiến triển hợp nhất trong Giáo Hội Công
Giáo trên toàn thế giới.
“Khi Đức Giê-su đang hấp hối Người đã nói với ông Gio-an rằng: ‘Đây là mẹ con’. Điều đó
vậy là đã đủ cho đức tin và cho phụng vụ.
“Còn tất cả những điều gì khác thì khả dĩ là – và không nghi ngờ gì, phần lớn những điều gì
khác thì chính là – sự thêm thắt đối với những tâm hồn sốt sắng nhiệt thành; nhưng đối với
rất nhiều người khác, đông hơn hẳn, dù cho họ có nghiêng về Hội Thánh Công Giáo đến
mấy, đó chỉ là một điều khó chịu, và – theo lối nói đương thời thì – sẽ làm phản tác dụng …
“Trong lúc này, tôi bằng lòng thưa Lạy Nữ Vương, Mẹ Nhân Lành”.
Ngài còn cẩn thận thêm vào, theo lời viết của Hebblethwaite, là nếu như quyền lực tối cao
của Hội Thánh quyết định thiết lập một ngày lễ như thế, thì ngài sẽ là một trong những người
đầu tiên cử hành lễ đó.
Nói như vậy quả không thừa, vì sáu tháng sau, tông thư Ad coeli Reginam (Nữ Vương Thiên
Đàng) đã thiết lập lễ kính Đức Ma-ri-a Nữ Vương và ban truyền rằng lễ này phải được giữ
mỗi năm vào ngày 31 tháng Năm(*).
_______________
(*) Chú thích của người dịch: về sau, vào năm 1969, Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI dời lễ này sang ngày
22 tháng Tám mỗi năm.
Nguyên tác Anh ngữ:
Questions Catholics Ask - By Fr. Bill O’Shea
Trang 10 / 10
Version 0.5: work-in-progress
Tác giả Hebblethwaite nhận xét rằng quả là điều hết sức bất thường khi một đấng giáo quyền
cao cấp người Ý lại phản đối một lễ mới kính Đức Ma-ri-a với lý do đại kết.
Triều đại giáo hoàng của Đức Gio-an XXIII về sau đã cho thấy rõ rằng lòng tôn kính Đức
Ma-ri-a của ngài không thể bị đặt dấu hỏi. Tuy nhiên, việc ngài phản đối trên nguyên tắc sự
thiết lập lễ kính Đức Ma-ri-a Nữ Vương vẫn còn lưu lại trong sử sách.
Hebblethwaite cho rằng “lúc đó thần học về Đức Ma-ri-a của ngài có giới hạn, và nền tảng
cho thần học Ma-ri-a vững chắc và tỉnh táo của Công Đồng Vatican II đang được xây dựng.”
mh 21.july.2013
Friday, 26 July 2013
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment