3:
1-4
Sau những lời cao-siêu
đó về tất cả những nhỡn-giới bao-la của tri-thức siêu-fàm Thần-khí Thiên-Chúa
có thể gây nên nơi một linh-hồn được Thánh-Thần huy-động (đây đã rõ, fi-trừ
được những đặc-sủng thần-bí, không ai có thể thực hiện được cả tri-thức này),
thánh Faolô đáp xuống thực sự, điều nhận-xét ra được nơi Cộng-đoàn Côrinthô. Họ
hâm-mộ những thuyết đạo-lý siêu-vời, họ cho lời giảng của vị Tông-đồ là quá
tầm-thường. Nhưng họ không biết rằng – một lý ad hominem – (tương-đương với 1: 26) – ‘những hạng khôn-ngoan’ như
họ còn kém cỏi quá không sao tiêu-thụ nổi một giáo-huấn sơ-cấp, huống hồ lại
nằng nặc đòi những gì là cao-siêu. Họ còn là ‘bé bỏng’, là ‘những người
xác-thịt’, ‘người tự-nhiên’ (nèpioi, sarkikoi,
psykhikoi). Tang chứng đành rành là những tệ-đoan banh ra trước mắt mọi
người nhìn vào nhóm họ. Rồi thánh Faolô chuyển đến kình-địch ghen tuông và
hùa-bè tùy theo thị-hiếu mà tranh-luận về các người giảng đạo, và tự đó ngài
quay lại vấn-đề bè-đảng.
So chiếu với đoạn
thực-tế này chúng ta có thể hội ra con người ‘pneumatikos’ theo thánh Faolô là
gì: Người đã chịu lấy ơn Thánh-thần, và sống theo những thúc đẩy, soi sáng,
chỉ-thị, khuyên-nhủ của Thánh-thần. Khi nói đến tiêu-chuẩn để fán-đoán tín-hữu
Côrinthô có là pneumatikoi hay không,
Faolô hoàn-toàn dựa trên những tính-cách hạnh-kiểm (chung qui đều xuất tự agapè) chứ không fải dựa trên tri-thức.
(còn tiếp)
Lm
Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh
thánh thập-niên ’60))
No comments:
Post a Comment