Đức Piô XI thiết lập lễ Kitô Vua, khởi đầu năm thánh 1925. Đại lễ bắt
nguồn gần nửa thế kỷ trước, hồi thập niên 1880, khi mà nhiều Giám mục ở Châu Âu
lo âu thấy rõ phong trào tục-hoá nhà Đạo đã nổi lên. May thay, trào lưu phàm
tục này đã không lập lại vào các thế kỷ về sau.
Ưu tư lo lắng của các giám mục thời
bấy giờ, là: sao ta lại để cho quyền hành trần thế ngày một lấn lướt, tạo thế
“hơn hẳn”, chống trả thần quyền, đến như thế? Đặc biệt hơn, các Giám mục ở Pháp
và Ý đã ý thức được tầm quan trọng cần thờ kính Đức Giêsu Kitô Vua-Cha của vũ
trụ. Và, lòng sùng kính Đức Kitô-Vua từ đó phát triển mạnh, mãi đến hôm nay.
Năm 1922, Đại Hội Thánh Thể ở Rôma,
có 69 vị Hồng-y Giáo-chủ đã thỉnh cầu Đức Giáo Hoàng hãy cho phép thiết lập đại
lễ mừng kính Vua Cha Cao Cả, cho mọi người. Suốt ba năm, đền Vatican
tràn ngập những thỉnh nguyện thư, cùng đòi hỏi Giáo hội phải làm việc gì để
mừng kính Đức Kitô Vua. Vua trần gian. Vũ trụ. Loài người. Và chung cuộc, thì
lễ Đức Kitô Vua đã thành hình và tiếp tục đến ngày hôm nay.
Với Tân Ước, dù Chúa nói đến Vương
Quốc Nước Trời, dù Ngài có được tung hô vạn tuế như Vị Vua Cao Cả, Đức Giêsu
vẫn quả quyết: Vương quyền của Ngài hoàn toàn khác biệt vương triều của vua
chúa trần gian như César, Hê-rô-đê, hoặc cả đến Đa-vít, và các Vua Do-thái nữa.
Với tín hữu tiên khởi, người người thấm nhuần, ghi tạc tình Vua Tình Yêu chẳng
bao giờ thiếu. Trước năm 324, có rất ít tác phẩm nghệ thuật cũng như văn-bản sử-liệu
trình bày Đức Giê-su như vị Vua Cha Cao Cả. Năm đó, hoàng đế Constantine vừa
tham gia cộng đoàn dự tòng, đã biến Đạo Chúa thành Đạo uy phong lẫm liệt cho Đế
quốc ông trị vì, để tỏ bày lòng yêu thương đức Vua, như một người Cha.
Cũng từ đó, nghệ thuật trong nhà Đạo
đã xuất tác các tượng hình, ảnh mẫu diễn tả Đức Giê-su mặc long bào phẩm phục
của Vua Chúa, tay cầm quả cầu, tượng trưng cho Vua Trái Đất. Vua Hoàn Cầu. Thế
đứng của Đức Kitô-Vua trông uy nghi, tráng lệ. Và, Đức Maria, Mẹ Ngài cũng trở
thành Nữ Vương Thiên Đàng, đầy tình yêu thương của Mẫu Hậu. Điều này cũng dễ
hiểu. Chí ít, là vào thời mà con dân Đạo Chúa bị triền miên bách hại, trong
nhiều tháng. Từ đó, Đạo Chúa tôn kính Đức Kitô-Vua đã trở thành sức mạnh uy
phong, tồn tại cùng với nhân gian, ở trần thế. Có thể coi đây là thành công lớn
của thần quyền, có dân gian. Tuy nhiên, dân gian phàm trần vẫn cần đề cập nhiều
đến không gian thần thánh, cao cả hơn. Chốn không gian biểu lộ tính chân phương
đích thực của Đức Kitô, Vua Vũ Trụ. Vua oai phong. Hiền từ. Nhân hậu.
Từng thế kỷ và thế kỷ, trôi qua. Cả
đế quốc hùng mạnh của Constantine, cũng không tồn tại. Nhưng, các đặc trưng/đặc thù thời vua chúa nơi
nhà Đạo, vẫn ở lại mãi với ngôn ngữ và phong cách của Giáo hội, rất hôm nay. Cần
thí dụ, ta có thể dẫn chứng khi nói về nơi ăn chốn ở của các vị Giáo hoàng, các
Giám mục mà ta có thói quen đặt cho cái tên như “dinh”, như “toà”. Và, phẩm
phục đại lễ của các ngài, vẫn mang dáng dấp áo mũ/cân đai rất long trọng. Đắt
tiền.
Vấn đề còn lại, là: các tài sản và
báu vật lịch sử ấy, đã phần nào đối chọi và mâu thuẫn với điều mà Đức Chúa nói
về Ngài. Về phong cách của vị Vua Cha vẫn trị vì cả và thế gian. Nói cho cùng,
tính chất vua quan, lãnh chúa của Ngài, đã được ghi vào khuôn khổ của trình
thuật Thương khó. Rất thống khổ.
Phúc âm thánh Gio-an hôm nay, được rút
từ văn bản nổi tiếng của Tân Ước, trong đó có quả quyết của Chúa về tính
Vua-Cha, đối với thần dân, ở cõi thế: “Ngài tự nói điều ấy. Chính ngài nói
Tôi là Vua. Tôi đã sinh ra và đến thế gian là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng
về phía sự thật thì nghe tiếng Tôi”.
Với thế giới hôm nay, số vua quan nữ
hoàng dám nói điều đó với dân đen/quần thần, quả rất ít. Tệ hơn, chẳng vua quan
nào yêu dân đến độ sẵn sàng hy sinh cho họ. Chết cho họ. Ngược giòng lịch sử,
ta hiểu rằng: khi sự thật về tình yêu Vua-Cha hy sinh như thế, đều mang sắc màu
của một Thương Khó. Và, đây mới là sự thật về tính chất vua chúa/quan quyền mà
trần gian không thể thấy.
Vua quan/lãnh chúa ở trần gian, bao
giờ cũng thấy khó có thể hy sinh, cho một ai. Càng khó hơn, khi họ phải thương
yêu thần dân của mình đến độ hy sinh mạng sống của riêng mình, cho dân đen.
Nhưng với Đức Kitô, qua tư cách Vua-Cha của mình, Ngài giàu lòng thương mến. Chẳng
gây thương tổn, cũng chẳng làm hại bất cứ người nào trong dân mình. Là Vua-Cha
vũ trụ, Ngài không đầu hàng thoái thác trước thương đau. Nhưng, vẫn rao truyền
tình thương, bất chấp khó khăn. Ngài khuyên răn, bảo vệ thần dân của Ngài. Vẫn
luôn mãi.
Là Vua Tình Yêu, luôn chấp nhận những
thương cùng khó, Đức Kitô-Vua chẳng bao giờ bỏ mặc dân con chốn điêu tàn lẻ
loi, đầy chết chóc. Vua Kitô vẫn bộc lộ lòng thủy chung rất mực của Vua Tình
yêu. Vẫn một mực thương yêu trung thành với dân Ngài, cho đến chết. Và, lại là
cái chết nhục nhã như tên trộm. Thua kém cả dân đen. Hèn hạ.
Theo gương Ngài, ta chớ để quyền uy,
sức mạnh của trần thế uy hiếp. Dẫn dụ. Chớ nên để mắt mình mờ loà trước mọi hào
nhoáng chóng qua, của tiền tài vật chất, khó chối từ. Theo gương Ngài, ta chớ
dại mà dấn thân đeo đuổi những mồi chài lợi lộc cùng quyền uy của vua quan/thủ
lĩnh nơi gian trần. Đang lôi cuốn.
Trái lại, hãy ngước mắt lên mà hướng
thượng. Hướng về Đức Kitô, vị Vua-Cha nhân hiền hằng thương yêu dân của mình,
hơn mọi hoàng gia/lãnh chúa, chốn nợ đời. Bởi, chỉ mình Đức Kitô-Vua mới dám
nói về Sự thật, với lòng thương yêu. Trìu mến. Ngài không chỉ nói bằng lời, mà
còn nói bằng việc chấp nhận bỏ mình để chứng minh cho sự thật Tình yêu, Ngài
phú ban.
Đó là Sự thật rất khách quan. Sự
thật, đến với mọi người, nơi trần thế. Sự thật, gửi đến với thần dân, Hội
thánh. Sự thật về lòng thương yêu không bến bờ. Yêu thương mọi người. Yêu cả
dân đen yếu hèn, hạ cấp. Yêu đến độ bỏ thân mình vì người mình yêu mến. Bỏ áo
mão cân đai tài sản, triều đình. Bỏ, để chung sống vực dậy thần dân yếu hèn,
đối tượng của tình Vua-Cha. Lm Richard Leonard, sj
No comments:
Post a Comment