PHAOLÔ
và CẢM NGHIỆM CHÚA SỐNG LẠI,
MỘT GẶP GỠ
Phần 2
Bao gồm và bao gộp
Thánh
Phaolô cũng từng nghĩ về vấn đề này, và nay ta hãy tìm hiểu xem tiêu đề ấy có
nghĩa gì? Theo tôi nghĩ, thánh nhân cũng đã để ra một số năm trời, nếu không
muốn nói là: suốt quãng đời còn lại, để tư-duy.
- Nói thế có nghĩa: sự chết không còn là giới hạn hoặc lằn ranh phân cách giữa các quan điểm khác nhau nữa. Chuyện đó, đã gạt bỏ sang một bên dấu chấm hết/đứt đoạn khỏi mọi chấm-hết-của-sự-chết. Và tôi nghĩ, nó cũng loại bỏ nỗi niềm hãi sợ mà ta thường e ngại. Bởi, ta thường nghĩ: nó là dấu chấm hết/dứt đoạn mọi sự. Nhận định như thế rồi, ta sẽ thấy thánh Phaolô nhận ra rằng: sự Sống Siêu Phàm của Chúa đã làm thế đối với sự chết. Sự Sống Siêu Phàm, còn làm thế với các lằn ranh hạn chế khác nữa.
Xem thế thì, từ nay, nhờ Đức Chúa-chịu-đóng-đinh-vào-thập-giá-và-đã-sống-lại,
sẽ không còn luận điểm nào mâu thuẫn hoặc đối nghịch mọi sự tựa các nhị-nguyên
đối chọi, như: trắng/đen, nô lệ/tự do, dân ngoại/Do thái, nam/nữ. Mọi đối chọi
theo kiểu nhị-nguyên nay không còn mang tính quyết định nữa. Bởi, có thứ gì đó
vượt hẳn ở bên trên hết mọi thứ. Nhưng, vượt như thế không có nghĩa là: có nhượng
bộ nào đó ở giữa chúng. Tất cả, đều mở ngỏ. Mọi thứ và mọi nguời đều gộp chung vào
làm một. Và dĩ nhiên, đây là lời mời gọi hãy mặc lấy cho mình một kiểu sống
chính trị, rất khác biệt.
- Thánh Phaolô tiếp tục nhận ra rằng: không gian và thời gian chỉ là mốc điểm hạn chế, thế thôi. Và cuối cùng, thánh nhân cũng đã hiểu, rằng: Đấng-chịu-đóng-đinh-trên-thập-giá-và-đã-sống-lại không hề bị ràng buộc bởi không-gian và thời gian theo cung cách giống như ta và tất cả mọi loài đều theo hướng nhượng bộ sự chết. Chúa có mặt trong mọi cảnh huống trong đó có thời gian và không gian là yếu tố luôn bao gộp, nhưng Ngài chẳng bao giờ bị yếu tố đó hạn-chế hoặc ràng-buộc, mà chỉ là sự bao gộp trong Sự Sống Siêu Phàm rất mới của Ngài thôi. Và, Ngài có mặt nơi không gian và thời gian bằng một hiện diện mới và theo cung cách giống mọi thứ và mọi người. Chúa không chỉ hiện diện trên mỗi đường Đa Mát hoặc con đường nào khác. Mà, Ngài sống bao gộp trong vũ trụ/vạn vật và Ngài biến đổi tất cả để nó trở thành cảnh huống mới, tạo dựng mới. Đồng thời, Ngài cũng biến tất cả mọi thứ thành vũ trụ/vạn vật có tâm điểm tập trung nơi Ngài.
- Thánh Phaolô còn tiến xa hơn và cuối cùng đạt nhận thức rất rõ, là: có thứ năng lượng chủ lực nằm ở sự hiện diện của Đức Chúa Phục Sinh ngõ hầu Ngài phá bỏ mọi khó khăn ta vẫn gặp, để ta coi đó như kết cuộc của một đối chọi nhị-nguyên hầu giúp ta được sống chung và sống cùng với nó. Thánh Phaolô gọi đó là “uy lực” của sự trỗi dậy, ở trong đó và ngang qua đó, ta có khả năng thăng-hoa mọi hạn chế, bất kể nó có là đối nghịch hoặc đối chọi nào không, ta vẫn sống hùng, sống mạnh theo cung cách rất “trỗi dậy”. Mọi tính cách bao gồm và bao gộp ở mức độ cao, đã dứt bỏ tất cả những gì không gồm tóm hoặc bao gộp những thành phần ở dưới thấp.
Xem thế thì, những gì làm mốc điểm để ta có thể tập
trung nhấn mạnh về sự khác biệt vẫn có nơi ta và cả nơi cao sang/quyền quí hoặc
bất cứ nơi nào khác. Sự thể này, cũng không hẳn là tuyệt đối. Thế nên, thánh
Phaolô lại tiến đến một động thái khác biệt, là: chỉ trích dân con Israel mình vì họ cũng làm những chuyện ngược ngạo tựa hồ như
thế.
Bằng vào Giao ước ký kết với dân Ngài, Chúa từng đòi hỏi
con dân Do thái phải sống mẫu mực như dân con được chọn, để rồi Ngài sẽ cho mọi
người biết là Ngài muốn họ sống ra sao? Hành xử thế nào? Tuy nhiên, họ đã khoá
trái cửa lại cốt để sở hữu các đặc trưng/đặc lợi cho riêng mình, rồi sẽ loại bỏ
người ngoại đạo ra khỏi cảnh tình bao gồm và bao gộp ta vẫn quan niệm. Thánh
Phaolô lại cũng quan niệm rằng: luật Torah của Do thái, như tục “cắt bì” và
thói lệ ăn uống hoặc các tập tục khác cũng tốt lành ngõ hầu duy trì thứ ánh
sáng le lói của nến đèn cả vào khi mặt trời đã bừng rạng. Trút bỏ tiền tài/của cải
hoặc tài sản tư riêng để rồi dồn hết cho tục lệ sùng bái các ngẫu tượng, rốt
cục chỉ là động thái của người thua cuộc/bại trận hoặc mất mát này khác họ vẫn làm.
Trên thực tế, thánh Phaolô gọi sự việc như thế là
“hành thiện” và thánh nhân còn thêm: chỉ có niềm tin vào Chúa-Sống-Lại mới giúp
ta đến với mọi sự và mọi người. Ở mọi nơi. “Tin” ở đây, không có nghĩa bảo
rằng: mình có khả năng chứng tỏ là: Đức Chúa Phục Sinh đang đi vào hiện hữu để bao
gộp bản chất của thế trần theo cung cách tư riêng, mật thiết của Ngài. Nói thế,
tức bảo rằng: thánh nhân đã nhận ra là: Đức Kitô không chỉ thể hiện có mỗi thế,
mà Ngài còn làm nhiều hơn thế, nữa. Nói cách khác, tin là đặt hết niềm tin tưởng
vào sự thể như thế hơn bất cứ thứ gì khác.
Thánh Phaolô lại đã quyết tâm giúp cộng đoàn mình
hiểu rằng: là con Chúa, ta phải sống bao gộp hết mọi sự vào với mình, theo cung
cách trỗi dậy, tức: ở trong và ở với Đức Kitô. Ở trong, không là sống kinh
nghiệm thăng-hoa linh-đạo thôi, nhưng là theo loại hình như doanh thương/giao
dịch tựa hồ Đức Chúa Phục Sinh từng làm thế. Làm thế, tức theo thể thức có năng
lực phàm trần để trở thành đặc trưng/đặc lợi khác biệt, cho mọi người. Từ đó,
ta vượt xa mọi sự và tặng cho đám đối lập một lời cuối để họ có thể đi vào với
hiệp thông, trong Chúa Phục Sinh. Thánh Phaolô lại vẫn nghĩ: bản thân ông cũng
nên minh định lại thế giới phàm trần, tức thế giới có chính trị mới, thay cho
nền chính trị cũ/xưa, nay lỗi thời.
Đến đây, cũng nên nói thêm đôi chút về cộng đoàn thời
đó đã và đang đích thực tin vào chuyện này, tức cộng đoàn thời tiên khởi không
còn chỗ cho người bảo trợ, cho thân chủ hoặc giới trung gian giùm giúp. Bởi, ai
cũng có khả năng tiếp cận Đức Chúa Phục Sinh để có được mọi thứ, hầu tiến vào
cuộc sống của chính mình. Cộng đoàn dân Chúa không cần đến các vị trung gian
mới gặp được Chúa. Bởi, các vị thật ra chẳng giúp được gì, là bao lăm. Thật ra
thì, cả đến việc quan niệm rằng: các vị nhiều lúc cũng gây cản trở khiến cộng
đoàn hội thánh khó mà đạt được ý nghĩa phục sinh/trỗi dậy, là đằng khác. Các vị
tuy là cộng đoàn cởi mở, dễ tiếp cận, nhưng các thánh nay phải trở nên bao gộp
hết mọi người mới đi đúng đường lối do thánh nhân thành lập. Theo tôi nghĩ,
thánh Phaolô chưa bao giờ suy nghĩ như thế. Và, cả người La Mã và Do thái cũng không
suy nghĩ như vậy. Chính vì thế, thánh-nhân mới nhận ra là “bao gồm và bao gộp”
là tên gọi mới của sự việc tựa hồ trò chơi lý thú ở trong Đạo.
Thật ra, theo thiển ý, thánh Phaolô cũng đã trải qua
kinh nghiệm lớn lao là thế. Và tôi nghĩ: nếu mình tự thúc bách để tiến xa hơn,
sẽ thấy rằng: rõ ràng là đã có sự bao gồm và bao gộp nơi kinh nghiệm của thánh
Phaolô qua đường hướng và hệ thống cổ xưa như thắp sáng nến/đèn le lói cả vào khi
mặt trời đã ló rạng. Dĩ nhiên, các ngài làm thế cũng có cái lợi là: khi hữu sự,
sẽ thấy mình không còn rơi vào tăm tối, nhưng đã có ánh sáng của mặt trời, trỗi
dậy rồi. Vả lại, nếu cứ duy trì động thái như cũ, rồi lại bảo: tương lai mai
ngày, mình cũng làm thế, tức: sẽ lại gia tăng khuynh hướng chốc chốc lại quay
về với ngẫu tượng, do bởi niềm tin của mình cuối cùng cũng bị thứ gì đó lôi kéo
vào chốn miền ở dưới thấp. Nói cách khác, việc này nào khác gì động thái của người
ngoại. Và, cũng không khác hành xử của người Do thái khi xưa vẫn làm ở hội
đường, tức: có hành xử vẫn khư khư với tục nguyện cầu cũ kỹ/lỗi thời khác nào động
thái của Hoàng đế Augustus quyết để cung cách phàm trần tiến sâu vào đường lối
phụng tự ở đền thờ nơi có ảnh tượng của thần-hoàng đế vẫn trụ trì ở nơi đó. Xem
thế, thì: mọi thứ chừng như cũng đã sụp đổ. Và, mọi sự nay lại trở về với chốn thân
quen, như mọi người từng kinh nghiệm.
Đành rằng, thánh Phaolô chẳng bỏ nhiều thời gian mới
nhận ra được rằng: điều hệ trọng đối với thánh-nhân quyết tỏ cho mọi người thấy
vấn đề ở đây, chính là tên gọi mới của loại trò chơi có niềm tin dính líu ở
trong đó. Ở đây, tôi dùng động từ “tỏ cho thấy” thay vì “nói cho nghe”, là bởi:
ta có thể nói cho các vị ấy biết và coi đó như thành phần của sự việc giảng rao/truyền
đạt, mà là tỏ cho mọi người thấy rằng: như thế mới có tác dụng nhiều hơn là chỉ
nói suông. Và, thánh Phaolô sẽ lại cho các vị thấy được điều đó bằng việc thiết
lập các cộng đoàn mới, ở các nơi. Cộng đoàn mới, bao gồm mỗi người và bao gộp
hết mọi người. Bao gồm và bao gộp tất cả các cộng đoàn khác, không đặt nặng lên
chữ “nếu” nhưng vẫn tuân theo qui định của cuộc chơi, để mọi người có thể lưu lại
quanh quẩn ở trong đó, bằng không sẽ bị gạt ra ngoài. Đặc biệt có điều là: nếu
ta muốn dân con Israel trở nên thành phần của “trò chơi” mới này, thì việc ấy tùy
thuộc cũng khá nhiều vào việc chuẩn bị để nó xảy đến, cho tốt đẹp.
Thánh Phaolô hồi hướng trở về
Nếu đây, là ngôn từ thích hợp với tâm trạng của thánh
nhân lúc đó, thì nó vẫn không bao gộp ngôn ngữ tâm tình của cá nhân ai, mà chỉ
là ngôn từ hỗ trợ cho cơ cấu xã hội, thôi. Các văn hoá khác nhau đều có đường
lối khác biệt hầu dựng xây chính con người mình.
Thánh Phaolô không là thành quả của một nền văn hoá chuyên
chiếu về nội tâm như bà con bên trời Tây thường vẫn nghĩ –và thánh-nhân cũng
chẳng là mẫu mã của những gì tựa như thế. Với thế giới cổ xưa, người thụ hưởng
quà tặng ngôn ngữ nội tại lại phải trao trả cho chủ, quà tặng nào có giá trị
ngang ngửa hoặc hơn hẳn, trong khi người hưởng bảo trợ/giùm giúp từ các quan
thày lại không có khả năng làm được việc ấy, nên đổi lại, họ mới phải đáp ứng
bằng tình thuỷ chung và lòng danh dự vốn dĩ vẫn dành cho họ.
Thần-linh thánh-hoá, là quan-thày chủ-quản của đạo và
là việc đền đáp ân huệ mà dân con trong đạo tỏ lòng với vị thần của mình ở trên
cao, vẫn được gọi bằng tên thông thường là “tôn giáo”. Thần-linh chủ quản tuyển
mộ dân con của các ngài. Và, ứng đáp của dân con trong tôn giáo, là lời nguyện
cầu, tụng ca, tung hô, cốt để gia nhập vào nơi đó. Thánh Phaolô nhận đón thị
kiến vĩ đại như việc tốt lành/lành thánh. Và, con dân cộng đoàn do thánh-nhân lập,
lại đã ứng đáp theo cung cách “sứ vụ đến với dân ngoại”. Thánh-nhân được coi
như vị tổng quản tài sản của Chúa. Và, đường lối mà thánh-nhân thực hiện chỉ
cốt làm vinh danh/chúc tụng Chúa; việc này đòi mọi người trong cộng đoàn của
thánh-nhân phải biết sửa sang bằng chính ánh sáng do Đức Kitô mặc-khải. Có thế,
thánh-nhân mới hiểu được quan hệ mật thiết giữa Thiên Chúa và những người không
là Do thái. Quan thày của thánh-nhân vẫn đòi hỏi một sự gì đó rất mới và cũng khác.
Thế nên, theo tôi nghĩ, ta cũng ngay thẳng đủ để có thể sử dụng cụm từ “hồi
hướng trở về” theo nghĩa được đề cập ở đây. Thật ra, theo tôi thì đây chỉ là
cung cách chống chọi người theo Do-thái-giáo một cách chầm chậm/tiệm tiến, nên
mới để cho ta được phép sử dụng cụm từ “hồi hướng trở về”; bởi, chừng như người
trong cộng-đoàn Đạo Chúa của ta không ưa thích các vị theo Do-thái-giáo nên mới
khiến thánh-nhân “hồi hướng” bỏ Do thái-giáo mà trở về với Đạo Chúa. Thánh nhân
luôn luôn là người của Do-thái-giáo; và, là người theo Do-thái-giáo rất tốt
lành, thánh thiện.
Tác giả Murphy O’Connor thì khác, ông vẫn không nghĩ
rằng: thánh Phaolô đã thấy vui khi mang trong người các ý niệm triết lý.
Thánh-nhân đã bỏ lại mọi thứ rác-rưởi này nọ, bỏ lại cho Apôlô, là đồ đệ.
Thánh-nhân là người duy nhất theo lối mòn sỏi đá giống như thế, nhưng theo cách
khác. Lối mòn sỏi đá, đã chứng tỏ rằng: thánh-nhân là nhà tổ-chức sắp đặt mọi
thứ cho cộng đoàn. Thánh-nhân có lần từng nói: “Hãy đi mà sống như thế!” Và, ông là người thực hiện điều mình từng khích
lệ những người chưa biết chuyện như thế. Nhưng về lý thuyết, ông không bỏ nhiều
thì giờ cho việc đó, hoặc nếu có, thì cũng chỉ là trục trặc, ngoại lệ. Ngôn từ rời
khỏi miệng, lại cũng trượt sẩy và có thể là: thánh-nhân cũng không cùng một quyết
tâm chỉ 10 phút sau đó. Thế nên, ta vẫn bị bế tắc khi tìm hiểu về ý-lực đúng
đắn của thánh-nhân, như các nhà chú giải từng mắc phải. Và, ta thường nhớ lời
của thánh nhân nói cũng nhiều, nên cuối cùng ta sử dụng ông như một hệ thống khả
dĩ hỗ trợ cho yếu đuối của mình, khi gặp đòi hỏi phải sống hiền lành/thánh thiện
và vẫn dùng ông làm mẫu mực. Ngược lại, thánh-nhân chẳng bao giờ có được tính
chất ấy. Bởi, ông luôn chống đối những sự việc như thế.
Thật ra, nhiều người Do thái lại coi thánh Phaolô như
người “bội giáo” đến từ Do-thái-giáo. Tôi thì không nghĩ thế. Tác giả Max
Scheler có lần nói: người “bội giáo” không
chấp nhận xác tín nào mới, đến với họ và cho họ. Nhưng, lại có hành xử như một trả
thù/trả đũa cho hành-vi linh-đạo của thánh-nhân. Thật ra, thánh-nhân không
giống những người như thế.
Đó là đặc trưng/đặc điểm thấy được nơi thánh Phaolô.
Và, đó cũng là kết quả của cảm nghiệm phát tiết nơi ông, trên đường Đamát.
Thánh Phaolô thừa biết rằng: Đức Chúa-chịu-chết-trên-thập-giá-và-đã-sống-lại là
giải đáp cho tất cả các điều này. Thánh-nhân còn dư biết, là: Sự Sống vượt quá mọi
thứ méo-mó của sự thật. Thánh-nhân lại cũng biết: có một thực tại năng nổ ở vũ
trụ khả dĩ làm biến chất mọi đế quốc và các quan thày của họ. Điều này mang lại
một loại hình khác của sự công-chính và an-lạc, cũng rất khác, miễn là chúng
dân hiểu được chuyện đó. Thành thử, thánh Phaolô đã nhận ra: đó là ơn gọi. Là,
sứ vụ ra đi để nói cho mọi người biết sự thật về Chúa đang hiện diện ở mọi nơi và
mọi lúc. Và, sở dĩ thánh-nhân tập họp dân con mọi người thành nhóm nhỏ, là muốn
cho họ sống theo lề lối chính-trị khác hẳn, ngõ hầu có thể bao gộp và làm biến
chất tính phổ-cập của đế quốc.
Thành thử, việc này thực sự đã đến ngang qua
thánh-nhân. Và, theo tôi, sự việc đến như đỉnh cao không ngờ trước. Đến, để cho
thấy sự việc về Do-thái-giáo có nghĩa gì? Hành xử ra sao? Và, thánh-nhân lại vẫn
nghĩ: sống đích thực điều này, thành-viên cộng-đoàn sẽ là người Do-thái rất đích
thực. Đó là cung cách giúp thánh-nhân “thấy” được Đức Kitô sống lại. Và, danh
hiệu “Christos estauromenos” như thế
nghĩa là: Do-thái đích thực. Đức Giêsu không để mất tính-chất rất “Do thái” mà
Ngài vẫn có, như chủ nghĩa dân ngoại mang tính sắc tộc đã chủ trương. Và từ đó,
ta lại sẽ bị đẩy đưa vào chung cuộc. Đây, chính là ý nghĩa cánh chung của Israel, qua sự thể là: ta đã gia nhập vào sự sống lại của
Đức Giêsu Kitô, rất Do thái. Và, thánh Phaolô cũng không hề để mất tính chất Do
thái, như thế. Chính chúng ta chả bao giờ mang tính chất Do-thái của thời
trước, cũng không là người ngoại giáo mang tính sắc tộc, nhưng bằng cách nào
đó, ta cũng bị đẩy đưa để rồi được dẫn vào với chung cuộc, theo nghĩa cánh
chung của Do thái, bằng cách tham dự vào sự sống lại của Đức Giêsu, rất Do
thái.
Đúng thế. Có lẽ ở đây tôi nói hơi nhanh và hơi nhiều,
nhưng như thế cũng chỉ mới nói một phần nào như dự tính, bởi theo tôi, thì
thánh Phaolô cũng bị đánh gục quá nhanh và quá mạnh trên đường thánh-nhân trực
chỉ Đamát. Và tôi nghĩ, thánh-nhân đã để hết thời gian còn lại của đời mình mà
tìm cách đánh bật ý nghĩa của sự bao gồm và bao gộp, nói ở trên. Tôi không nghĩ
là thánh-nhân đã nói nhiều về quan niệm thần học của mình ở nơi nào khác, hơn ở
đây. Đây là điểm khởi đầu, nhưng lại gồm tóm hầu như trọn vẹn mọi ý nghĩa trong
đó. Thánh-nhân từng tỏ cho thấy ý nghĩa của sự bao gồm và bao gộp cũng như tuyến
song hành từng mang đến cùng một ý nghĩa. Và, thánh-nhân cũng đã nói lên điều
này bằng nhiều cách, ở nhiều nơi. Bằng cách này hay cách khác, thánh Phaolô đều
đánh bật ý niệm cho thấy điều đó rất có nghĩa. Nhưng ở đây, tôi không nghĩ:
thánh-nhân lại có ý tưởng mới nào khác như thế. Có thể, đó cũng chỉ là một hoặc
hai ý tưởng gọn nhỏ, cuối đời ông, những tựu trung thì thực chất tư tưởng của ông
vẫn ở đó. Điều này đặt ông ở vào vị thế có lập trường riêng tư, vào môi trường
cũng tư riêng, chỉ có một. Tức, lập trường mà ông không hy vọng rằng mình sẽ đạt
được. Thánh nhân không trở thành loại người như trước, rất cũ xưa.
-----------------
Chuyện bên lề
Phải chăng đây là nỗi niềm khổ đau của thánh-nhân? Có
lẽ cũng thế thật. Và, có lẽ đây là hình thức khổ đau/âu sầu, cũng rất mới. Nói âu
sầu/khổ đau là bởi: cung cách bao gộp cả sự sống lại đã cùng với thánh-nhân đi
vào hiện hữu; và điều này còn có nghĩa: mọi âu sầu/khổ đau ở thánh-nhân cũng đều
“ác tính” cũng không kém, nhưng không hề trở thành chuyện không thể giải quyết
được. Bởi, sự việc này luôn bao gộp tính chất rất phục sinh/ trỗi dậy. Đó là
kinh nghiệm mới của việc bao gồm và bao gộp rất đích thực. Theo tôi, thì khía
cạnh chính-trị của nó mới quan trọng. Giá trị của chính kiến rất ngự-trị của niềm
tin vào cuộc sống đích thực, vẫn là những gì mà hệ thống chính-trị của đế quốc La
Mã từng làm cho những người bé nhỏ như thể đá vào người họ, loại trừ họ, làm
cho họ thêm khổ đau, âu sầu, buồn bực. Và, ta có thể túm bắt bất cứ khổ đau/âu
sầu nào giống như thế, rồi thăng-hoa/bao gộp chúng vào với tính chất tích cực
mà người La Mã khi xưa từng cất bỏ.
Cuối cùng thì, đó là thất bại ê chề của hệ thống độc
tài toàn trị mà chẳng cần tốn viên đạn nào. Đây chính là ấn bản mới của chính
trị, nếu ta còn có thể gọi đó là hệ thống chính trị được. Đó, là “chính trị”
mở, tức ta có thể đến được với nhau. Là, tính công dân trong sự thể rất trỗi
dậy mà mọi người vẫn bị cơ chế độc tài bức bách, đến phẫn uất. Và, giá trị
chính trị của nó lại cũng như sự việc khởi đầu từ khởi thủy, vẫn xảy đến với
thánh Phaolô vào buổi rạng đông cuộc đời. Tôi không nghĩ rằng: thánh Phaolô
từng muốn viết lên bộ thần học nào về Chúa Sống Lại, hết. Nhưng, thánh-nhân vẫn
muốn ra khỏi nơi đó để thực hiện việc sống lại như mình chủ trương. Tôi mừng vì
thánh-nhân là loại người như thế. Nhưng đấy lại là sự việc khác, từng tạo ra
tính chất rất nhân-bản làm đặc trưng/đặc biệt, của riêng ông.
Điều mà thánh-nhân nhận thức về sự việc sống lại hoặc
trỗi dậy, không là khoảnh khắc, chỉ có thế. Sống lại và trỗi dậy, không là thời
điểm xảy đến vào đúng ngày Chúa Nhật rất Phục Sinh. Mà là, tiến trình dài cả một
thời. Và, thánh-nhân không tái tạo thời ấy theo cung cách của vũ trụ/vạn vật, mà
chỉ tác tạo lại đặc tính chính trị rất mới, mà thôi. Chính-trị mới của thánh-nhân,
có liên quan đến việc trỗi dậy/phục sinh bao gộp hết mọi thứ, cứ chống đối mọi sự
và chỉ mỗi chữa trị hình thức bạo lực, bất công và các kiểu “ăn trên ngồi
chốc”, bằng mọi cách thôi. Thế nên, không còn khí thế của người bị lép vế, dưới
trướng vẫn cứ xảy đến. Và, nếu điều này thực sự xảy đến cách đích thật, thì thánh-nhân
tin chắc rằng sự việc buộc phải xảy đến. Xảy đến, đúng như thật khiến thánh-nhân
tin như thế một cách rất thực, như thể nó diễn ra ngay trước mắt, đang quay hướng
về thánh-nhân, nói với thánh-nhân một đôi điều, và đó là thời khắc rất con
người, trong lịch sử loài người. Bởi, trong giòng lịch sử của loài người, trước
đây không ai lại làm thế. Chính vì thế, mà sau này thánh-nhân gọi đó là “tạo
dựng mới”. Giống như thế, Thiên Chúa từng tạo dựng nên trời đất một lần nữa và
qui định hành xử lại rất khác. Cũng như thế, có ai đó nói rằng hôm nay đây khi
thức dậy ta lại đã có sự vật rất thể lý và qui định sống cũng rất mới. Thế
nhưng, đó đích thực là loại hình của một sự thể. Là, toàn bộ ý niệm về sự tử tế
trong quan hệ và hiện diện thâm nhập vào khắp chốn. Và, không còn là mảnh đời tâm
lý rất mơ hồ, tuy vẫn đẹp. Nhưng là sự thể để ta đi xuống với vật thể và con
người hữu hình, thực tế ở bên dưới từng bị đá vào người, rồi lấy đi các khác
biệt nhè nhẹ của sự sống và nỗi chết. Và
một khi ta nhẹ nhàng lấy bỏ đi sự tử tế trong khác biệt, là ta cũng lấy đi mọi
khác biệt nhẹ nhàng và tử tế như thế; để rồi, sau đó chẳng còn bất kỳ khác biệt
nào nghiêm chỉnh như thế nữa.
Nói như thế, nhưng hẳn mọi người cũng hiểu rằng những
người nhỏ bé ở bên dưới rồi ra cũng qua được mọi thứ, mà chỉ cần thời gian là
được. Thật ra, thực tế cho thấy: những người bé nhỏ như thế lại chẳng bao giờ
vượt qua được sự thể ấy, và vẫn cần đến thời gian để có thể đối đầu với sự thể
rất như thế. Sách Công Vụ lại đã đặt thánh Phaolô vào vị trí ra đi về với xứ
miền Ananias và có một lúc thánh-nhân cũng đã lạc bước âm thầm trong sa mạc –và
đây cũng có thể là ý tưởng khá tốt- cho đến khi ông có được sự trùng hợp để nói
đôi điều về sự việc ấy, nhưng với văn bản hiểu theo nghĩa chữ, thì sự việc trên
cũng bị át hẳn.
----------------
Về đế quốc
Thế còn quan hệ giữa ông và đế quốc thì sao? Ở xứ
miền gần thủ phủ Philíphê, nơi thung lũng khá bình lặng, đã xảy ra hai cuộc
chiến khá lớn vào trước thời thánh Phaolô xuất hiện, cũng không lâu. Thật ra
thì, cuộc chiến ấy đã quyết định phần nào bản chất văn minh của thế giới trời
Tây và đế quốc La Mã. Và cuối cùng, thì Octavian đã trở thành thần-nhân
Augustus rồi cứ thế kéo dài chuyện của đế quốc. Tôi nghĩ, đường đi Đamát là
chốn miền quan trọng trong lịch sử của nền văn minh/văn hoá, chứ không chỉ là
lịch sử thánh thiêng hoặc Giáo hội, Đạo Chúa, mà là lịch sử của Israel và thế
giới. Ta cũng thấy là thánh Phaolô nhận ra rằng tên gọi của trò chơi ở đây,
không phải là có được hoà bình ngang qua chiến tranh. Đó, chính là hoà bình
ngang qua đường lối của Thiên Chúa bao gồm tất cả mọi sự gộp chung lại. Và, thể
thức mà thánh-nhân tạo được- rút từ thánh vịnh, bởi đó chính là sự công chính của
Chúa.
Sự công chính của Thiên Chúa, không là sự công bằng mà
con người từng hiểu. Điều mà thánh Phaolô từng định nghĩa về sự công chính của Thiên
Chúa, là những gì Chúa hằng quan tâm như Ngài vẫn có loại hình công chính của
chính Ngài. Điều, mà Chúa quan tâm lại là Thiên Chúa để tâm đến những gì đẹp đẽ,
phong phú. Chúa quan tâm đến sự phong phú mà chính Chúa bao gộp mọi người –từ
sự chết đến sự sống và tất cả mọi sự này khác đều mang tính tích cực. An bình qua
những gì Chúa quan tâm, là ý niệm còn đẹp hơn cả ý niệm mà người La Mã vẫn nghĩ
tưởng.
Xem thế, thì đó mới là ý nghĩa của Giao ước. Đó, là
lý do tại sao bất-bạo-lực là ngôn từ khá yếu kém. Đó là sự loại trừ mọi hình
thức bạo lực để dẫn ta về với sự tử tế, và dẫn vào với tình thương-yêu vẫn hiện
diện cũng cởi mở. Là, sự quân bằng/đồng đều trong tôn kính và thương yêu mọi sự
và mọi người. Cả đến cụm từ “an bình” cũng không là từ ngữ rất đúng nghĩa,
nhưng thật tình thì tôi nghĩ, nó cũng có thể chuyên chở ý nghĩa hệt như thế.
Trong chiều hướng ấy, đáng lẽ ra tôi phải nhắn bảo rằng người La Mã đã ra đi và
đã phá bỏ từ ngữ “an bình” và sử dụng nó một cách sai trái. Thánh Phaolô sử
dụng cụm từ này rất chính xác, đầy ý nghĩa. Nhưng ở đây, từ ngữ ấy lại hoàn
toàn mang ý nghĩa bao gộp rất khác. Thánh-nhân còn nói: Hãy cho tôi biết toàn
bộ hệ thống và lối hành xử đầy thống trị của vũ trụ đi, tôi sẽ loại trừ được
một số..” Cũng thế, có lẽ thánh-nhân lại sẽ bảo: Cho tôi biết về các thần linh
ở đâu đó, và Thiên Chúa của tôi đã cho tôi thấy Ngài làm cho Đức Giêsu phục
sinh tức là Ngài không giống thần linh nào như thế. Ngài thuộc về một trật tự
khác.
Phải chăng như thế có là “đánh” vào thuyết nhị-nguyên
của Hy Lạp không? Đúng. Nhưng thay vì “đánh” vào nó ta lại lấy đi những cái hay/cái
đẹp của Hy Lạp để thiết lập cộng đoàn chính trị cho mọi người như họ từng làm
thế quanh các thị trấn Hy Lạp. Và thánh Phaolô chắc đã phải có ý tưởng đúng đắn
nhưng lại không biết hoàn tất những việc như thế. Và chỉ một Đấng duy nhất biết
được việc ấy chính là Thiên Chúa, và Ngài đã làm thế ngang qua Phục sinh vực
dậy Đức Giêsu, và đó là khởi đầu tiến trình phục sinh nơi mọi người. Và, nơi chúng
ta.
Và, thánh Phaolô khi đó lại cũng nói: “Đó là điều đang xảy đến, ngay lúc này. Và
sự việc ấy đang loại trừ đế quốc La Mã, ngay bây giờ.” Theo tôi thì,
thánh-nhân có lẽ đã nói: nếu anh em không loại trừ hệ thống chính trị rất thống
trị như Đế quốc La Mã, thì anh em không thực sự là người Đạo Chúa. Mà, anh em
chỉ mơ tưởng chuyện ấy ở nhà mình và chỉ có ý nghĩ đẹp rất thoáng qua, thôi.
Điều này nghe ra cũng hơi “dị giáo”, khá rối như thể bảo rằng: Tôi cũng không
rõ là tôi thuộc hữu khuynh hoặc tả khuynh, nhưng tôi đang vui chơi nơi chuồng
ngựa. Và, tôi đang chơi trò to lớn hơn, và đội ngũ mà tôi đang cùng chơi lại là
trò chơi theo tình đồng đội.
-----------------
Phục sinh nơi cửa hàng
Để cho dễ hiểu, tôi xin phép có được một chút tưởng
tượng mà nghĩ rằng: nhiều người sẽ nói với thánh Phaolô –có lẽ vào cuối đời của
thánh-nhân khi ông được nhiều người biết đến- là: chúng tôi sẽ đưa ông về lại
Côrinthô. Vâng. Một số nguời ở Côrinthô thuộc loại cứng đầu cứng cổ, đã quyết
định sẽ không mua bán thứ gì hết vì thánh-nhân từng khuyên bảo họ như thế, và
họ sẽ nói với thánh-nhân rằng: “Này ông Phaolô,
thế đâu là chứng cớ cho thấy chuyện ông nói đã thực sự xảy ra?” Và khi đó,
thánh-nhân từ chốn hành nghề thuộc da đã ngước lên cao nhìn và nói: “Đúng ra phải nói là ở đây có cửa hàng cá
mòi ở đầu phố và họ mở cửa rất sớm, vào mỗi sáng. Nhưng, trước khi mở cửa đã
thấy nhiều người trong chúng ta đã tụ tập ở trước cửa, có lẽ để nguyện cầu. Có
điều là, cụm từ “nguyện cầu” mang ý nghĩa nào khác hơn là cho người nghe. Tức,
tụ và họp chỉ để ở cạnh nhau và mở lòng ra với nhau. Và mỗi tuần, ta cũng tụ và
họp ở nhà thờ để gặp nhau cho dài lâu. Và, trong các buổi tụ họp như thế, ta
mang đến phân nửa những gì mình kiếm được vào tuần trước, rồi cho đi. Cho, hết
mọi người, không trừ ai. Ta mang thức ăn từ nhà đến và cùng nhau san sẻ những
gì còn sót lại như ta thường làm. Ta lại sẽ mang xuống phố cho người khác,
những người mà ta vẫn thấy cứ ngồi đó suốt ngày mà chẳng có gì để ăn. Ta làm
thế không theo cung cách các đấng bậc vị vọng tụ họp nhau lại, nơi Đế quốc. Và,
ta làm thế là bởi: vẫn tin rằng mọi tạo vật đều bị đánh động từ sự việc Phục
sinh và là hoa quả của những gì ta làm ra, rồi nhờ đó có ảnh hưởng. Có thể nói,
mọi thực phẩm ta ăn vào cũng đánh động ta theo kiểu cách hệt như thế. Và, tất
cả thuộc về Đấng đã và đang trỗi dậy. Và, ta còn chuyển giao cho mọi người, vì
tất cả được bao gộp trong động lực ấy. Trên thế giới, luôn có động lực năng nổ
tại nơi ta làm việc, để mình có thể phân phát mọi sự theo cách Chúa làm, là:
dội ngược về với sự công chính của Đức Chúa. Và, đó là những gì vẫn đối nghịch lại
đế quốc. Và, ở nơi đó, có rất nhiều của hàng cá mòi cũng dội ngược như thế. Và,
trên nguyên tắc, nó có mặt khắp nơi. Và, điều đó có nghĩa là đế quốc La Mã nay
đã chấm dứt. Cũng thế, các quan thày, hoặc đại gia cùng thân chủ này khác, cũng
đều làm như vậy.”
Thánh Phaolô là người rất giỏi trong việc đưa ra
chứng cớ nhãn tiền, tựa như thế. Cũng tựa như cung cách sống niềm tin mãnh
liệt. Chuyện rắc rối/khó xử thời hôm nay, là: lúc này, ta vẫn thấy Giáo hội chỉ
nói và mừng kính Phục Sinh bằng các nghi thức phụng vụ có lễ lạy đình đám, chứ
chẳng làm điều gì chứng tỏ là có phục sinh, trên thực tế, bằng phương cách
chính trị. Theo tôi, đó là việc cũng khó thực hiện. Có thể, nhiều người từng
thấy được cách sống thực dụng mà thánh Phaolô muốn, không khiến cho các quan
thày, đại gia cũng như thân chủ của mình từ bên trên đoái hoài nhìn xuống; và
nếu gặp may, cũng sẽ bỏ đi. Thực tế, cũng không lay động được những người từng
thất bại, cố tiến lên từ chốn miền thấp bé để thăng hoa. Mọi người đều có cơ
hội đồng đều, và lần đầu trong lịch sử hiện hữu, ta có được cơ may ở mức độ có
thể gia-nhập vào “cuộc chơi” này. Và, mức độ ấy, mọi người đều có khả năng đồng
đều. Thế nên, vấn đề là hỏi rằng: ta có thị kiến về Đấng Bậc đó không? Nếu có,
sẽ được bảo: ta sẽ thấy điều gì đó như thánh-nhân từng thấy trên đường Đamát,
chứ?
Thánh Phaolô nay tỏ bày
Ai là người được thánh Aphaolô kể cho nghe những điều
như thế? Phải chăng thánh nhân đặt vấn đề như thế với người Do thái? Nếu thế,
chắc rằng họ cũng kêu lên: “O kìa ông
Phaolô! Phục sinh thông thường vẫn xảy đến đấy chứ! Dù chúng tôi có tin vào một
chuyện và hy vọng một chuyện và cũng cầu một chuyện, nhưng chuyện đó vẫn chưa
thấy xảy đến.” Thánh-nhân có đem điều ấy đến với người La Mã dính dự vào
chuyện thờ cúng thần hoàng đế không? Nghe hỏi, chắc rồi họ cũng bảo: “Ơ kià! Augustus và các hoàng đế kế nghiệp
ông vẫn ở đây đến suốt đời, mà.” Có thể, họ cũng không coi đó là chuyện hệ
trọng nữa.
Trong một số sách tôi đọc được, có một số lý thuyết
đòi phải đến với người Do thái trước nhất, tức: họ cũng chẳng muốn nghe
thánh-nhân nói, nên mới đến với người ngoại giáo. Nhưng, tôi thì không nghĩ
chuyện này đúng thật. Nói rõ hơn, cũng có một số người ngoài đạo cuối cùng cũng
tin vào Thiên Chúa của Israel mà không cần phải mang thẻ “chứng minh nhân dân” gì
hết. Nói khác đi, tức: bảo rằng họ chẳng cần phải ngang qua thủ tục “cắt bì”, một
chút nào. Họ chỉ việc cứ quanh quẩn gần hội đường, như thể mình cũng tin tất cả
những gì người Do thái tin, là được. Theo dữ liệu rút từ ngành khảo cổ, ta cũng
có danh tánh của một số vị như thế.
Ở một số nơi, họ rất đông. Và, họ có địa vị vững chãi
trong xã hội và cuộc sống dân sự. Họ thuộc nhóm người khá quan yếu. Đôi lúc
người ta gọi họ là những người thờ Đức Chúa. Đôi khi họ cũng được gọi là những
kẻ kính sợ Thiên Chúa, tức: nếu phiên dịch theo ngôn ngữ thi ca thời đại, thì
họ là những người “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”. Trong khi người Do thái
muốn họ trở thành Do thái thực thụ, chứ đừng “quẩn quanh” như thế mãi. Người La
mã lại muốn những người này thôi đừng luẩn quẩn ở các hội đường Do thái nữa,
nhưng hãy quay về mà sùng bái thần hoàng đế. Trong khi đó, thánh Phaolô lại bảo
họ: cũng chẳng cần gì phải theo cả hai đường lối ấy. Hãy cứ như những người đến
tiệm cá mòi, là xong. Và theo tôi, thì họ chính là cử tọa đặc biệt của thánh
Phaolô, cũng không chừng. Và tôi còn nghĩ rằng: họ là những người được thánh
Phaolô đến gặp trước tiên, và những người khác cũng chẳng bị thánh-nhân “đuổi
đi chỗ khác chơi.” Bởi, thánh nhân chẳng muốn loại trừ bất cứ ai. Và tôi cũng
nghĩ: thánh nhân chẳng tội vạ gì mà đến các hội đường tìm xem có ai muốn hồi
hướng trở về, hay không. Theo tôi, thì: sở dĩ thánh nhân có đến hội đường đi
chăng nữa, cũng chỉ vì nhiều người cứ loanh quanh, luẩn quẩn ở đâu đó, chốn hội
đường, mà thôi. Và thánh-nhân cũng chẳng đem các kinh nghiệm chính của mình
khiến người Do thái hoặc người ngoại giáo trở về với Đạo Chúa. Nhưng,
thánh-nhân đã nhận ra rằng: hay nhất là: cứ ra đi mà đến với người thờ kính
Chúa. Bởi, họ là những người ở lưng chừng trong quan hệ đồng đều. Và, họ là
những người hiểu rõ thánh-nhân và đã mua chuộc thánh-nhân. Và dĩ nhiên, còn có
nhiều người khác thếnữa. Và theo tôi, thì đó là những người mà thánh Phaolô đặt
mục tiêu vào họ, trước nhất.
Khi nói: thánh Phaolo ra đi, là bảo rằng: thánh-nhân
đi với ý nghĩa của ơn gọi và sứ vụ. Vâng. Ơn gọi là từ ngữ rất đáng ngờ. Ngày
hôm nay, ta dùng từ ngữ này trong nhiều bối cảnh khác nhau. Ta thường hỏi rằng:
dân chúng có tỏ ra thích hợp và có ý hướng chính đáng về với “sứ vụ thừa sai”
hay không. Vâng. riêng thánh Phaolô dứt khoát chẳng thích hợp với công cuộc
thừa-sai này chút nào hết, nếu xét lý lịch rất lạ của thánh-nhân. Tôi còn nghi
cả về chuyện thánh-nhân có ý hướng tốt lành trước khi có cảm nghiệm về chuyện
“Phục sinh”, nữa không. Thành thử, nói “ơn gọi” thật ra cũng không ích gì. Thật
ra thì: chính động lực phục sinh của Thiên Chúa mới gửi thánh-nhân ra đi mà
phục vụ. Chứ chẳng có ai, hoặc nhân vật nào sai phái thánh nhân đi làm công việc
ấy hết. Cũng chẳng có nhóm hội/đoàn thể nào thuộc Đạo Chúa gửi ông đi. Cũng
không phải thánh Phêrô hoặc Giacôbê sai phái. Chẳng một tông đồ nào trong nhóm
Mười Hai gửi ông cả, dù các ngài rất thích thú khi thấy thánh Phaolô mọi khi
chẳng mấy thích thú những chuyện như thế, vậy mà vẫn quyết tâm. Và, các ngài
vẫn trông chừng thánh-nhân để xem thánh-nhân có sử dụng ngôn từ này, hay không.
Nhưng tuyệt nhiên các ngài không là nguồn gốc sai phái thánh Phaolô thực hiện
công cuộc thừa sai đặc biệt này, hết. Nói chữ “đặc biệt”, là bởi sứ vụ mà
thánh-nhân đảm nhiệm là đi thẳng và lập tức ngang qua việc Chúa thực hiện sự
“cánh chung” ngay ở việc Phục sinh của Đức Giêsu có trong thánh-nhân. Và, đó
vẫn là điều mà thánh-nhân từng chủ trương. Và, đó cũng là lý do khiến
thánh-nhân được miễn trừ không bị các ngài theo dõi hoặc khống chế. Và, các
ngài cũng chẳng bao giờ chấp nhận mặc cho mình quan niệm ấy. Các tông đồ chỉ
muốn tinh giản thánh Phaolô xuống thành một trong những người do các ngài thuê
mướn, trong hệ thống mà các ngài thiết lập. Lời kêu gọi này nơi thánh Phaolô
đích thật là “Christo estauromenous”,
có nguồn gốc rất rõ ràng. Chính Thiên Chúa, là Đấng bao gồm và bao gộp trong sự
chết và sống lại làm một, sau khi sự việc như thế đã xảy đến nơi Ngài.
Có một số vị tự hỏi: làm sao thánh Phaolô lại biết rõ
Đức Giêsu lịch sử được? Tôi lại nghĩ, thánh Phaolô cũng chẳng có nhiều kiến
thức về Đức Giêsu hết. Tôi không nghĩ là thánh-nhân lại có nhiều chi tiết về sự
sống của Đức Giêsu lịch sử. Theo cung cách cũng khá lạ, dù lúc đó cũng chưa có
gì là lạ cả, tôi không nghĩ là thánh-nhân lại ưu tư quan ngại nhiều để phát
giác ra chuyện này, hết. Tôi cũng không nghĩ là thánh-nhân đã phải bỏ ra ba năm
trời để học khoá đặc biệt về Đức Giêsu lịch sử, trước khi thánh-nhân ra đi thực
hiện sứ vụ thừa sai của mình. Cho đến khi Đức Giêsu chịu nạn và chịu chết trên
thập giá và trở lại với cuộc sống có trỗi dậy, thì thánh Phaolô cũng chẳng quan
tâm nhiều đến Đức Giêsu hết. Đó là chuyện ưu tư hơi sớm đối với thánh-nhân.
Điều đã “đánh vào người” thánh Phaolô trên đường Đamát, chỉ là sự việc loại trừ
mọi khổ đau/âu sầu và khía cạnh chịu khổ hình trên thập tự của Đức Giêsu, để
Chúa đi vào cuộc sống bao gồm và bao gộp hết mọi người, và rồi làm đẹp cũng như
biến tất cả trở thành tử tế, hiền hoà. Theo tôi nghĩ, việc này cũng khiến thánh
Phaolô phải để hết phần còn lại của đời mình, dù lúc ấy có khi ông cũng chẳng
thức tỉnh một cách đúng đắn, nghiêm chỉnh để nghiệm ra điều gì mình cần phải
sống cho đúng nghĩa. Tôi nghĩ, mầm mống của thị kiến và việc tóm bắt được nhận
thức mới nảy sinh, từ đó thôi. Kể từ đó, tức vào khoảng thời gian thánh-nhân
được ba mươi tuổi, vào lúc đó. Bởi, thánh Phaolô có lẽ sinh ra vào khoảng năm
thứ 6 trước Công nguyên. Và có lẽ cũng phải 3 năm sau khi biết Chúa chịu đóng
đinh vào thập giá, tức năm thứ 33 sau Công nguyên; hoặc, ít năm sau đó, cũng
không chừng. Có lẽ, lúc ấy thánh-nhân cũng đang ở vào thời khủng khoảng giữa đời.
Nhưng có lẽ cũng trễ hơn người khác.
Riêng tôi lại thấy có hơi tréo nghịch là trên đường
đi Đamát, sự kiện ấy đã xảy đến. Đamát là thủ phủ cũ/xưa nhất trên thế giới,
theo nghĩa tuổi đời thành phố. Có lẽ phải trở về với thiên niên kỷ thứ 3 trước
Công nguyên. Thánh Phaolô là nhà lữ hành, luôn di chuyển do bản chất và bản
năng nữa. Thánh-nhân khác hẳn Đức Giêsu vì Chúa ít khi đi đâu xa hơn 15 dặm
cách nơi Chúa sinh ra. Đamát là tụ điểm con đường mậu dịch, từ Ấn Độ, ngang qua
Yêmen đến Địa Trung Hải và Thổ Nhĩ Kỳ, tất cả đều phải ngang qua Đamát. Vậy
thì, theo nghĩa nào đó, thế giới đã tập trung ở nơi này và lúc này đây. Và đó
cũng là điểm đặc trưng để thấy rằng thánh Phaolô có cái gì đó rất đặc biệt,
khác thường. Và, thế giới sau thời của thánh-nhân rày cũng thế.
Thư mục đọc thêm:
John Dominic Crossan & Jonathan L.
Reed,“Bodily resurrection, in “In
Search of Paul”, tr.
133-135;
“We belong to the Day”, sđd
tr. 172-174.
(còn
tiếp)
-----------------------
Lm
Kevin O’Shea CSsR
Mai
Tá lược dịch.
No comments:
Post a Comment