Monday, 7 March 2016

Gs Geza Vermes Khuôn trăng Diện mạo Ngài thay đổi: Đức Giêsu và việc phụng thờ theo cách rất Phaolô (Bài 29)



Chương 4
Đức Kitô của ông Phaolô
là Con Thiên-Chúa,
Đấng Cứu-độ loài người nơi vũ-trụ
(bài 29)




Đức Giêsu,
và việc phụng thờ theo cách
rất Phaolô


Huyền-nhiệm cứu-chuộc, với trường-phái Phaolô, dù được cấu-trúc khá kiên-định, vẫn là thứ siêu-lý-sự rất đặc-thù/đặc-trưng. Và, lập-trường/tư-tưởng này, dù được định-hình bằng những mảng lịch-sử khá mơ-hồ như thể: đây là đỉnh cao chót-vót về những bí-nhiệm cứu-rỗi. Và như thế, Ađam-Cuối đã và đang chỉnh-sửa những điều tệ-hại do Ađam-đầu-đời tạo ra, vẫn là bức tranh mờ-nhoè như mang mặc một sắc-mầu không có gì độc đáo.

Đức Giêsu của ông Phaolô, không có lai-lịch nào đến từ trái đất. Ngài, là Đấng không mang diện-mạo hoặc đặc-trưng của con người. Va, do con người không có bằng-cớ xác đáng về những gì mình hiện có để có thể bảo rằng: tín-hữu dõi bước chân âm-thầm đi theo ông đã có trong tay một hoặc nhiều bản-văn Tin Mừng do ông tuỳ-nghi xử lý –bởi, nói cho cùng, thì mọi văn-bản Phúc-Âm được viết ra đều được viết vào thời-kỳ hậu-Phaolô cũng rất xa.

Thế nên, ông Phaolô và một số thành-viên Hội-thánh do ông dẫn-dắt, chỉ tìm ra được một đối-đầu/giáp mặt linh-thiêng/huyền nhiệm có sự chết và trỗi dậy của một hữu-thể siêu-trái-đất, siêu-lịch-sử ít khi thấy.

Vậy, làm sao một Đức Kitô như thế, lại phù-hợp một cách thực-tiễn với các giáo-hội do ông thiết-lập được? Bởi, Đức Kitô không là đối-tượng của nguyện-cầu? Bởi, việc cầu-nguyện bao giờ cũng trực-chỉ, hướng thẳng về Thiên-Chúa.

Nói đúng hơn, Đức Kitô là kênh-đào/máng chảy chuyển-thông, vốn đạo-đạt mọi lời thỉnh-cầu của tín-hữu hoặc lời cảm-tạ dâng lên Cha, mà thôi. Nói cho dễ hiểu, thì: Ngài như một nhà máy kiến-tạo năng-lượng mang đến cho lòng Đạo của bè/nhóm do ông Phaolô phụ-trách, thôi.

Ông Phaolô từng trích tuyên-ngôn “Kurios Lesous”, có nghĩa: “Giêsu-là-Đức-Chúa”. Và, chính ông đã sử-dụng tán-thán-từ “Maran atha” tức: “Đức Chúa của ta rày đã đến”; hoặc, “Marana tha”, tức: “Hãy đến, hỡi Đức Chúa của tôi ơi!” hệt như lời ông viết trong thư thứ nhất Côrintô đoạn 12 câu 3, và đoạn 16 câu 22 qui về sách Khải Huyền đoạn 22 câu 20, tức những lời gồm tóm các sinh-hoạt phụng-tự từ thế-kỷ thứ nhất, trước Công nguyên, cũng tựa hồ như sách Điđakê hoặc sách Đạo-lý 12 Tông-đồ” ở đoạn 10 câu 6. Trong các chương đoạn ấy, ông cũng bày tỏ như sau:

“Bởi thế, tôi nói cho anh em biết: không ai tuyên sấm bởi sức Thần-Khí Thiên-Chúa lại đi nói: "Giêsu là đồ chúc dữ!" Và, không ai có thể nói: "Giêsu là Chúa", mà lại không bởi sức Thánh Thần.” ;

Hoặc:

“Nếu ai không yêu mến Chúa, thì hãy là đồ chúc dữ! "Marana tha!"

Và:

“Đấng làm chứng về điều đó những phán rằng: "Phải, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến." Amen, lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến!”     


May thay, cộng-đoàn Côrintô do ông Phaolô thành-lập còn giữ được một văn-bản mô-tả sinh-hoạt phụng-tự, ở đây, rất chi-tiết. Theo đó, thì không còn nghi-ngờ gì về các nghi-thức phụng-tự do ông Phaolô tổ-chức tại các nhà dùng làm nguyện đường, tức: nơi cư-ngụ của các tín-hữu vào thời ấy cũng khá giả như Aquila và Priscia, theo lời thư Rôma đoạn 6 câu 5 và 23, hoặc thư Colôssê đoạn 4 câu 15 từng ghi chép:


“Nhân thể, xin gửi lời chào Hội Thánh họp tại nhà họ.”

Và:

“Gaiô, người cho tôi và cả Hội Thánh ngụ trong nhà của anh, gửi lời chào anh em. Anh Êrastô, thủ-quỹ đô-thị cùng với anh Quartô [của chúng tôi] gửi lời chào anh em.”

Và như thư:

“Xin anh em chào thay tôi các anh em người Laođikêa, Nympha cùng với Hội-Thánh tại nhà ông.”


Hệt như sự-kiện xảy ra ở các cộng-đoàn khác do ông Phaolô thiết-lập tại Tiểu-Á, Hy-Lạp và Rôma, sự việc chính diễn-tiến ở các “nhà-nguyện-đường”, là bữa ăn chung trong đó các vị tham-dự suy-tưởng đến cái chết của Đức Kitô, tức: các bữa ăn phụng-tự như thế được tổ-chức theo hình-thức “diễn-nguyện” buổi Tạ Từ của Đức Giêsu để tưởng-nhớ Ngài.

Kể lại sự-việc nêu trên, nhưng lại không nói rõ rằng: sinh-hoạt phụng-vụ giống như thế được tổ-chức bao lâu một lần, nên ông Phaolô phải nói thêm về mục-tiêu của các buổi như thế, là để “tuyên-xưng cái chết của Đức Chúa cho tới khi Ngài đến lại”, như thư thứ nhất Côrintô đoạn 11 câu 23-26 từng ghi rõ, như sau:

“Vì chưng, chính tôi đã chịu lấy nơi Chúa, điều tôi xin truyền lại cho anh em, là: Chúa Giêsu, trong đêm bị nộp, Ngài đã cầm lấy Bánh, và tạ ơn xong, Ngài đã bẻ ra và nói: "Này là Mình Ta, vì các ngươi, hãy làm sự này mà nhớ đến Ta." Cũng vậy, về Chén, sau khi đã dùng bữa tối xong, Ngài nói: "Chén này là Giao Ước Mới trong Máu Ta; các ngươi hãy làm sự này mỗi khi uống, mà nhớ đến Ta." Vì mỗi lần anh em ăn bánh ấy và uống chén ấy, anh em loan-báo sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến.”


Xem thế thì: “bữa tiệc thánh” được đề ra là có ý nhắc-nhở mọi người về tiệc cánh-chung/quang-lâm. Ông Phaolô còn nhấn mạnh đến chuyện ăn uống trong trật-tự cùng bầu khí phải có, đó là: đạo-lý thích-hợp và ông lại khiển-trách các thiếu-sót thường xảy ra cả về hai điểm.

Lúc đầu, ông phải đề ra qui-định về khăn trùm đầu. Điều này, có thể khiến người đọc theo Do-thái-giáo lấy làm lạ hỏi rằng: ông Phaolô có ra lệnh cho tín-hữu phái nam phải để đầu trần khi nguyện-cầu tại nhà-nguyện-đường không, như lời thư thứ nhất Côrintô đoạn 11 câu 7 có nói:


“Nam-nhân không được mang lúp trên đầu, một khi là hình-ảnh, là ánh-quang của Thiên-Chúa; còn người nữ là ánh-quang của nam-nhân.”


Thật ra thì, trải dài nhiều thế-kỷ, các lễ-nghi/tập-tục của Do-thái-giáo cũng đổi khác, và việc bắt buộc trùm đầu ở Chính-thống-giáo thời xưa, không trở-thành luật chung mãi đến thời Trung-Cổ, mà thôi.

Ngược lại, ông Phaolô lại đã không chấp-nhận cảnh nữ-phụ đến nhà-nguyện-đường dự tiệc thánh mà lại kkhông đội gì trên đầu. Ông vẫn coi các nữ-phụ không trùm khăn trên đầu giống như người cạo trọc mà thôi, hệt như lời ông viết trong thư thứ nhất Côrintô đoạn 11 câu 6, sau đây:


“Người nữ nào không mang lúp, thì cứ cạo trọc đi! Nhưng nếu là nhục cho nữ giới khi họ xén tóc hay cạo trọc, thì hãy mang lúp!” 


Thêm vào chuyện thiết-lập trạng-huống không mấy thích-hợp với xã-hội loài người, là trường-hợp nữ-phụ hoàn toàn phơi bày tóc tai của bà khi ấy bà sẽ bị lên án là: thái-độ cám-dỗ cả các thiên-thần dễ bị tổn-thươg như lời thư thứ nhất Côrintô đoạn 11 câu 10, cũng đã ghi:
           
“Vì lẽ đó, người nữ có lúp làm dấu tùng quyền trên đầu, vì cớ các thiên-thần.”

Xem như thế, chuyện hoang-đường thời cổ sử được ghi ở sách Sáng Thế chương 6 và sách Enoch nói về giới nhà trời, tức bậc thần-sư thiên-cơ gãy cánh/ngã đổ vì các nữ-phụ sắc nước khuynh thành vẫn có nghĩa là vấn-đề đáng quan-tâm đối với ông Phaolô là người có tiếng là loạn thần-kinh trong các vấn-đề có liên-quan đến giới-tính.

Ông cũng từng nhất mực cấm cản giới phụ-nữ không được phép mở miệng nói năng/thưa thốt ở “nhà-nguyện-đường”. Vào trường-hợp các bà cần có một số thông-tin/chi-tiết, ắt phải hỏi đức ông chồng mình để biết rõ, hệt như nội-dung thư thứ nhất Côrintô đoạn 14 câu 34-35, sau đây:


“Cũng như trong hết thảy các giáo-hội của các thánh, thì phụ-nữ phải làm thinh trong các buổi hội, vì họ không được phép lên tiếng. Trái lại, họ hãy biết phục-tùng, như chính Lề-luật cũng dạy. Nếu muốn học biết điều gì, thì họ cứ hỏi chồng họ ở nhà, vì phụ-nữ mà lên tiếng trong buổi hội là điều chẳng xứng.”


Với ông Phaolô, chẳng khi nào lại xảy ra chuyện bảo rằng: Thánh-thần Chúa cũng có thể gợi-hứng cho nữ-giáo dân làm điều gì tốt đẹp, cũng rất mực.

Nhiều lúc bất chợt, ông Phaolô đã buông khỏi miệng những lời  cay-nghiệt để nói về động-thái mà cộng-đoàn phải có khi ngồi bàn ăn uống chung đụng.

Thành thử, giới giàu sang thì khoe của; từ đó, coi rẻ giới nghèo-hèn. Cho nên, thay vì cộng-hưởng chung cùng một của ăn hoặc thức uống đem ra cho tất cả mọi người, thì: các bè các nhóm lại có khuynh-hướng lập ra các hội/đoàn riêng rẽ và chỉ ăn uống những gì do mình đem đến, mà thôi. Đó, là ý-nghĩa của câu nói trong thư thứ nhất Côrintô đoạn 11 câu 21, khi ông Phaolô viết rằng:

            “Vì mỗi người lo đánh bữa riêng của mình trước và người thì đó kẻ lại say mèm.”


Đây, là điều gây tai tiếng chẳng nể-nang gì người đã chết; và xét về tương-lai gây tai-hại cho cuộc quang-lâm của Đức Chúa nữa.

Điều đáng để ý nữa, là: ở các buổi tụ-tập như thế, ta còn phát-hiện một gợi ý về tập-tục Do-thái-giáo nơi việc đọc các trích-đoạn Kinh thánh kéo theo bài thuyết-giảng hoặc “chia-sẻ” xảy đến cách thường-tình ở hội-đường Do-thái-giáo.

Các qui-định có thêm về hành-xử đúng-đắn trong các buổi này cho thấy các khía-cạnh về sau ở nghi-thức phụng-vụ được thực-hiện tại nhà-nguyện-đường, thời tiên-khởi. Ngoài các buổi ăn chung/uống chung như đã nhấn mạnh, việc cộng-đoàn cùng nhau đến phụng-thờ được ông Phaolô diễn-tả trong thư thứ nhất đoạn 12 và 14 là một loại thập-giá đưa ra để so-sánh các buổi lễ Ngũ Tuần với họp mặt của nhóm/phái Quaker.

Các nghi-tiết phụng-thờ khác nhau, đều có sức lôi-kéo quần-chúng; có khi chỉ cần nói lên những lời đầy thần-hứng về sự uyên-bác, kiến-thức và lòng tin. Quà tặng về khả-năng phân-biệt lời của Thánh-thần Chúa với thần-linh sự dữ, đã gợi nhớ một trong các chỉ-dẫn về hai thần-linh ở Cảo Bản Biển Chết đoạn 1QS 3: 12-4: 25, vốn dĩ liệt-kê công việc thật, thực tế và việc làm sai quấy.

Sự-kiện chữa lành và phép lạ thấy rõ ở các văn-bản Phúc Âm và sách Công Vụ Tông Đồ ít được ông Phaolô đề-cao nhấn mạnh, mặc dù theo sách Công Vụ Tông Đồ thì chính ông được coi là người có tài chữa-lành cũng như trừ-tà một cách xuất-chúng.

Hai quà tặng linh-thiêng chính-yếu vốn dĩ làm cho ông bận tâm không ít, là: tài nói tiên-tri, tức: được thần-hứng ứng-khẩu và tính thông-minh dạy dỗ những điều được ông cho phép  và cái mà tiếng Hy-Lạp gọi là “Glossolalia”, hoặc: “việc nói tiếng lạ” nghe khó hiểu. Thế nhưng, với suy-luận của ông Phaolô, thì những điều như thế không mấy hữu-ích, ngoại trừ nó được vị nào khác cũng có tài-năng tương-tự giải-thích cho dễ hiểu.

Loại-hình về cái-gọi-là “Glossolalia” mà ông Phaolô qui-chiếu lại khác với điều được gọi là “nói bằng tiếng mẹ đẻ khác” có ghi ở sách Công Vụ Tông Đồ vào lễ Ngũ Tuần đầu tiên như sách Công Vụ đoạn 2 câu 4-11 từng ghi rõ:


“Và hết thảy họ được đầy Thánh Thần, và bắt đầu nói những tiếng lạ, tùy theo Thần khí ban cho họ phát-ngôn. Cư-ngụ ở Giêrusalem có những người Do-thái-giáo đạo-đức, từ mọi dân thiên-hạ về. Thoạt tiếng ấy vang ra, thì cả đám đông cùng nhau tuôn đến và sửng người ra, vì ai nấy đều nghe họ nói tiếng quê mình. Họ đứng chưng-hửng và kinh-ngạc mà rằng:


‘Này, những người nói kia, hết thảy lại không phải là dân Galilê ư? Làm sao chúng ta mỗi người lại nghe tiếng quê ta sinh ra? Ta là Parthi, Mêđi, Êlam, Lưỡng-Hà-Địa, Giuđê, Kappađôkia, Pontô, Tiểu Á, Phrygia, Pamphylia, Ai Cập, vùng Lybi giáp giới Kyrênê và người Rôma thiên-cư đến đây, Do-thái-giáo và tòng-giáo, người Krêta và người Ả-rập- ta đều nghe họ dùng tiếng của ta nữa mà cao rao những việc lớn lao của Thiên-Chúa.”


“Glossolalia”, tại các “nhà-nguyện” ở cộng-đoàn do ông Phaolô thiết-lập, gồm các tiếng ồn gây đê-mê khi ấy được coi là lời cầu dâng lên Thiên-Chúa, có thể là “Lời của thần-sứ” như lời thư thứ nhất Côrintô đoạn 13 câu 1 đà nói rõ:


“Ở Antiôkia, trong Hội-thánh sở tại, có các tiên-tri và tấn-sĩ: Barnaba, Simêôn gọi là Niger, Lukiô người Kyrênê, Manahem, nhũ-đệ của Hêrôđê quận-vương và Saulô.”


Nhưng, chẳng nghĩa gì để được trưng-dẫn cho mọi người biết. Sự việc ấy, đích-thị là nguyên-nhân gây lo-lắng xáo trộn cho nhiều tín-hữu khác, và có lẽ cũng tạo tai tiếng cho người ngoại cuộc ghé viếng, tựa như lời thư thứ nhất Côrintô đoạn 14 câu 23, sau đây:


“Chính tự giòng giống ông, Thiên-Chúa chiếu theo lời hứa đã dẫn đến cho Israel, vị cứu-tinh Giêsu.”         


Từ đó trở đi, ông Phaolô quyết-định giảm bớt chuyện “nói tiếng lạ” tức: “Glossolalia” xuống mức tối-thiểu là hai hoặc ba lần trong mỗi kỳ hội họp và ra điều-kiện rằng lúc ấy phải có vị diễn-giải hiện-tượng kỳ-lạ này. Nếu không, thì như lời ông nhắn-nhủ trong thư thứ nhất Côrintô ở đoạn 14 câu 28, rằng:


“Nếu không có người diễn-giải, thì hãy im đi trong cộng-đoàn, mà nói riêng giữa mình và Thiên-Chúa.”


Cuối cùng thì, với tư-cách là mục-tử bén-nhạy, chí ít là khi muốn trưng-diễn ra bên ngoài, ông Phaolô lại khuyến-cáo giáo-dân hãy trưng-diễn các đặc-trưng căn-bản về niềm tin, hy-vọng và đặc-biệt hơn cả là: tình thương-yêu, như thứ thứ nhất Côrintô đoạn 13 câu 13 có những lời như sau:


“Vậy, nay còn lại Tin, Cậy, Mến. Ấy là bộ ba! Nhưng trong bộ ba ấy, Mến lớn hơn cả.”


Bằng cụm-từ “lòng Mến” hay tình thương-yêu, ông Phaolô muốn nói đến việc yêu người đồng-loại vốn dĩ không hàm-ngụ tính ghen-tương hay khoác lác, cường-điệu hoặc vô-lễ, cáu-kỉnh hoặc bực-bõ, mà là: kiên-nhẫn và hiền-từ, như lời thư nói trên ở đoạn 13 câu 4-7, còn nhấn mạnh:


“Lòng Mến thì khoan-dung nhân-hậu; lòng Mến không ghen-tuông; lòng Mến không ba-hoa, không tự-mãn, không khiếm-nhã, không ích-kỷ, không cáu-kỉnh, không chấp-nhất sự dữ, không mừng trước sự bất-công, nhưng biết chia vui cùng lòng chân-thật. Trong mọi sự, lòng Mến hết lòng bao-dung, hết lòng kính tin, hết lòng trông-cậy, hết lòng kiên-nhẫn.”

Nói tóm lại, ông Phaolô lại đã theo tính tự-nhiên ngả trở ngược về với động-thái cốt-thiết trong Đạo lâu nay được Do-thái-giáo cũng như Đức Giêsu giảng dạy.


                                                                                                                        (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên-soạn,
Mai Tá lược dịch. 







No comments: