Tuesday 22 March 2016

Gs Geza Vermes Diện mạo Đức Giêsu: Hội thánh Đức Kitô do ông Phaolô định vị (Bài 31)



Chương 4
Đức Kitô của ông Phaolô
là Con Thiên-Chúa,
Đấng Cứu-độ loài người nơi vũ-trụ
(bài 31)



Hội thánh Đức Kitô
do ông Phaolô định-vị

Cứ theo sự khôn-ngoan suy-xét của người phàm, thì nền thần-học trừu-tượng và bí-nhiệm của ông Phaolô gộp chung cùng với niềm tin-tưởng quá nhiệt-thành của ông ta về việc Đức Kitô quang-lâm, chỉ mang lại một cơ-hội hạn-hẹp gọi là thành-tựu, đặc-biệt hơn cả là khi những điều như thế, lại chuyển đến với cử-toạ Hy-Lạp gồm những người không rành-rẽ.

Và thêm nữa, một số thương-gia và thủ-công-nghệ và giới-chức dị-kỳ như Erastô, là tay hòm/chìa khoá chốn thị-thành Côrintô được tuyển từ giai-cấp thấp, trong xã hội. Đây là điều được ghi rõ ở thư Rôma đoạn 16 câu 23, như sau:

“Anh Êrastô, quản lý kho bạc thành phố và anh Quartô, người anh em chúng tôi gửi lời thăm anh chị em hết thảy.”

Thoạt khi so-sánh với công-cuộc thừa-tác cuối chót đầy thất-bại của Phêrô, Giacôbê và các tông-đồ khác cùng những người theo Do-thái-giáo và nhóm dân ngoại vừa tham-gia Đạo Chúa của ông Phaolô, là những người quyết đạt thành-quả kéo dài, khá chí thú.

Theo thiển ý, bí-kíp tạo nên thành-tựu, là nhờ vào ảnh-hưởng mang tính “huyền-thoại” do ông Phaolô tạo-tác, vốn được ông coi như một giải-thoát linh-thao do Đức Kitô đem đến, như quà “cho không/biếu không” đến với người được cứu-độ, dù người ấy có giàu sang hay khiêm-nhu/hèn-hạ, vẫn được Chúa Cha thực-hiện qua Đức Giêsu Kitô.

Nhiều người, tuy vẫn cần chứng-cứ phải lẽ, tin vui an bình do ông Phaolô mang đến, lại gây chấn-động rất lớn khiến tín-đồ Do-thái-giáo có ý chứng-tỏ bằng các lời chú-giải chuyên-nghiệp đã cho rằng: Đức Giêsu trở-thành Đấng Thiên-Sai như tổ-phụ Môsê khi xưa đoan-hứa với dân-tộc Israel của ông.

Tuy thế, chấn-động cực mạnh đánh lên các tâm-hồn đơn-sơ/chân-chất về bí-nhiệm cứu-độ do ông đem lại, dù tự nó không định ra được điều gì lỳ-lạ, đặc-biệt là khi quần chúng vẫn luôn ở trong bầu khí trông-đợi ngày cánh-chung/quang-lâm rất nóng bỏng. Trông-đợi để củng-cố, tăng-trưởng và tồn-tại, bởi Đạo Chúa lúc ấy còn son/trẻ sống giữa thế-giới La-Hy mạnh mẽ.    

Về chuyện này, có lẽ ta cũng phải thần-phục tài tổ-chức lớp-lang và lòng nhiệt-huyết quyết phục-vụ thừa sai của ông Phaolô và các cộng-sự-viên của ông. Hai trong số những người này, là: Timôtê, một học-trò được ông cưng nhất; và Titô là người nhận thư mục-vụ vẫn được coi là người cất/giữ các ngụy-thư Phaolô tức những thư viết sau khi ông Phaolô qua đời.

Những người khác, không kể ông Luca là người vẫn được nhắc đến trong thư Philêmôn và thư thứ 2 Timôtê đích-thị là tác-giả Tin Mừng thứ ba và cả sách Công-vụ Tông-đồ, chứ không chỉ mỗi tên gọi, mà thôi. Silvanô, người đồng-hành với ông Phaolô từ lúc khởi-đầu, vẫn được nhắc đến trong thư Thessalônikê. Ngoài ra, còn có Sôsthênê, Apôllô và một nhân-vật tên là Aquila được đề-cập trong thứ thứ nhất Côrintô. Thêm vào đó, còn có Máccô, Aristarchô và Đêma là những vị được nói đến ở thư Philêmôn. Đạo Chúa có lẽ đã mắc nợ các cộng-sự-viên của ông Phaolô nhiều hơn  mọi người tưởng.

Ngoại trừ đôi lúc ông cũng ám-chỉ một cách bất ngờ sự hiện-diện của các giám-mục và các “giám-sự” (tức thày sáu) trong Hội-thánh do ông Phaolô thiết-lập như thư Philêmôn đoạn 1 câu 1 từng nói đến, chúng ta cũng chẳng biết thêm được gì về các giới-chức trong đội biên-tập đích-thực ở thư từ/bài vở do ông viết.

Tuy nhiên, đọc thư ông viết cho Timôtê và Titô, ta có được nhận-thức hữu-ích khi ông đòi-hỏi một số phẩm-chất nơi các vị giám-mục, tư-tế (tức linh-mục), thày sáu/giám-sự và các bà goá hoặc các chị thừa-tác-viên phụ-tá có nhiệm-vụ riêng của mỗi người.

Do lối tổ-chức cách chi-tiết được tả ở thư mục-vụ như thể được viết vào thời-kỳ mọi người trông-đợi ngày cánh-chung/quang-lâm đã nguội dần, điều này đã xảy tới xảy lui vào thập-niên theo sau cái chết của ông Phaolô ở thập-niên sáu mươi như có nói trong thư thứ nhất Timôtê đoạn 3 câu 1-10; đoạn 5 câu 9-12 và thư Titô đoạn 1 câu 5-11, sau đây:

“Lời đáng tin: Ai cầu được chức giám-sự, người ấy mong ước việc lành! Vậy, vị giám-sự phải là người vô phương trách-cứ, không tục-huyền, tiết-độ, điềm-đạm, thanh-lịch, hiếu khách, biết giảng-dạy, không nghiện-ngập, không hiếu-chiến, nhưng khoan-dung, không gây sự, không ham tiền, biết tề-gia đúng mực, biết dạy con cái trong sự tùng-phục, rất mực đàng-hoàng, vả chăng không biết tề-gia thì làm sao lo được cho Hội-thánh của Thiên-Chúa –đừng là tân-tòng, kẻo vì kiêu-căng đâm mù-quáng mà sa vào án dành cho ma quỉ. Nhưng, phải có chứng chỉ tốt cả nơi người ngoài, kẻo sa vào hổ-nhục mắc tròng quỉ ma.

Về các người phụ-tá cũng vậy, phải là người đàng hoàng, không hai lời, không nghiện rượu, không trọc lợi, nắm giữ mầu-nhiệm đức tin trong một lương-tâm trong-trắng. Họ cần được thí-luyện trước đã, rồi mới giữ chức phụ-tá, nếu quả không có gì đáng trách.”

Và ở đoạn sau đó, cũng thấy nói:

“Chỉ được đánh sổ quả-phụ, người tuổi không được non sáu mươi, không tái-giá, có chứng-chỉ về việc lành phúc đức, đã dưỡng-dục con cái, cho khách đỗ nhờ, rửa chân cho các thánh, đỡ-đần những người khốn-quẫn, chuyên-cần mọi việc lành. Quả-phụ mà trẻ tuổi, thì hãy loại đi. Vì khi nổi cơn dục-vọng, là họ bỏ Đức Kitô, và muốn tái-giá, mà chuốc lấy án là đã bội với tín-ước ban đầu.”

Và, thư gửi Titô, cũng viết rằng:

“Nhân vì lẽ này mà tôi đã để anh lại ở Crêta: ấy là để anh cải-thiện thêm hơn những gì còn dở-dang, và thiết-lập hàng niên-trưởng trong mỗi thành, như tôi truyền-dạy. Niên-trưởng phải là người vô phương trách-cứ, không tục-huyền, con cái cũng đã tin đạo và lại không hề bị cáo tội là sống trác-táng, hay vô kỷ-cương.

Vì một vị giám-sự, theo tư-cách là quản-gia của Thiên-Chúa, phải là người vô phương trách-cứ, không tự-mãn, không cáu-kỉnh, không nghiện-ngập, không hiếu-chiến, không hám lợi, nhưng hiếu-khách, phục thiện, chừng mực, công-bằng, nhân-đức, tiết-độ, nắm giữ giáo-điều chắc chắn chiếu theo đạo-lý, để có thể vừa khuyên-răn rập theo đạo-lý thuần-lương, vừa biện-bác những người chống-đối.”


Chức-năng của các vị lãnh-đạo khác nhau trong Hội-thánh có thể chỉ định-đoạt gần như thế. Thật kỳ-quặc, không có đến một chữ nói về vai-trò của các vị khi chủ-trì buổi thờ-phụng/cúng tế trong Đạo. Nhưng, có lẽ vào những ngày còn sớm như thế, tiệc Thánh-thể khi ấy chỉ là buổi cử-hành của cộng-đoàn qua đó không cần chức-sắc, giáo-sĩ đặc-biệt nào tham-gia.

Việc thanh-tẩy, có thể do bất cứ tín-hữu nào cũng có thể thực-hiện được. Ông Phaolô từng dứt-khoát lên tiếng bảo: ông được Đức Kitô gửi đến không để thanh-tẩy, mà để giảng-rao Tin Mừng và rằng ông lập thanh-tẩy chỉ mỗi hai người là Crispô và Gaiô và ông cũng bất chợt nhớ đến vị quản-gia tên là Stêphanô như thứ nhất Côrintô đoạn 1 câu 14-16, cũng viết như sau:

“Còn con người khí-huyết không đón-nhận những điều thuộc về Thần Khí Thiên-Chúa: vì đó là điên-rồ đối với nó, và nó không thể biết được, bởi vì phải xét-đoán được mọi sự, mà không ai xét đoán được mình. Vì: Ai nào biết được tư-tưởng của Chúa, để hòng chỉ giáo cho Ngài? Còn chúng tôi, chúng tôi có tư-tưởng của Đức Kitô.”

Chúng ta đều biết, có một giám-mục được tả là vị giám-sự đảm-trách hai vai-trò để tỏ lòng tuân-thủ, như thư Titô đoạn 1 câu 7 có nói:

“Vì một vị giám-sự, theo tư-cách là quản-gia của Thiên-Chúa phải là người vô phương trách-cứ, không tự-mãn, không cáu kỉnh, không nghiện-ngập, không hiếu-chiến, không hám lợi…”

Trước hết, ông còn đóng vai “người thày dạy có khả-năng” về “đạo-lý trổi-bật” và phải là nhà luận-chiến tài-ba chống lại những tay “ăn nói ròn rã nhưng đầu rỗng-tuếch, chuyện gạt-gẫm” như thư thứ nhất Timôtê đoạn 3 câu 2 từng chứng tỏ:

“Vậy, vị giám-sự phải là người vô phương trách cứ, không tục-huyền, tiết-độ, điềm-đạm, thanh-lịch, hiếu-khách, biết giảng dạy.”


Và thư Titô đoạn 1 câu 9, cũng thấy nói:

“Vị giám-sự phải nắm giữ giáo-điều chắc chắn chiếu theo đạo-lý, để có thể vừa khuyên-răng rập theo đạo-lý thuần-lương, vừa biệc bác những người chống-đối…”

Lạ-lùng thay, thủ-phạm chính của nhóm này không đến từ hàng-tộc những người dị-giáo hoặc Ngộ-đạo, nhưng từ tín-hữu có gốc Do-thái-giáo, được qui-chiếu cách mỉa-mai như “nhóm/phái những người “chịu phép cắt-bì”, vẫn cứ nài nỉ cho bằng được những người không theo Do-thái-giáo phải tuân-giữ Luật Môsê cách nhiệm-nhặt dù đã thanh-tẩy, hệt như lời lẽ trong thư Titô đoạn 1 câu 10, vẫn bảo rằng:

“Vì có lắm người loạn-tặc, huênh-hoang hư-luống, phỉnh-phờ, gạt-gẫm, nhất là những kẻ thuộc giới cắt bì.”


Cũng theo như thư thứ nhất Timôtê đoạn 3 câu 5 vốn dĩ mô-tả công việc thứ hai của vị Giám-mục là “chăm nom cho Hội-thánh của Thiên-Chúa”, với tư-cách là mục-tử hoặc kẻ chăn. Đoạn thư này vốn quả-quyết:

            “Vả chăng, không biết tề-gia, thì làm sao lo được cho Hội-thánh của Thiên-Chúa.”

Do bởi,các cộng-đoàn Do-thái-giáo khi ấy là do hội-đồng cao-niện quản-trị, song hành với vị gần gũi nhất như bậc niên-trưởng trong Đạo, thì ta phải nhìn vào việc mô-tả vị giám-thị hoặc giám-hộ như Tài-Liệu Qumran ở Đamát từng cho biết:

“Đây là qui-định dành cho người Giám-hộ của lều/trại. Người này sẽ chỉ-thị cho Cộng-đoàn về công-việc của Thiên-Chúa. Vị ấy sẽ yêu cầu họ xem xét các hành-xử
Dũng-mãnh và sẽ kể cho họ biết chi-tiết tất cả những gì xảy đến với cõi vĩnh-cửu theo các vị này diễn-giải. Vị niên-trưởng sẽ yêu thương tất cả như người cha yêu thương con cái, và ông sẽ đưa mọi người vào trong nỗi đau buồn như người chăn dắt chiên con của mình. Ông sẽ nới lỏng mọi gông/cùm từng cột-buộc họ bảo rằng: trong Cộng-đoàn mình sống, có thể sẽ không ai bị ép-bức hoặc vỡ đổ” (X. CD 8: 7-10).

Có thể là, vai-trò của vị giám-quản ở cộng-đoàn của ông Phaolô được tạo mẫu như vị thủ-lãnh thiêng-liêng Essênê, vậy.

Nhân-vật kế tiếp trong hệ-cấp Giáo-hội là vị tư-tế, là người có vai-trò rất rõ-ràng là: giảng-rao và dạy-dỗ như thứ thứ nhất Timôtê đoạn 5 câu 17, từng ghi rõ:

“Các niên-trưởng chủ-sự giỏi-dang thì đáng được đãi-ngộ gấp đôi, nhất là những người có công vất-vả giảng Lời và dạy-dỗ.”


Thế nhưng, có điều ngầm-hiểu rằng vị này cũng có trọng-trách đảm-nhiệm công-cuộc mục-vụ đối với cộng-đoàn sở tại, như thư Titô đoạn 1 câu 6 còn nói rõ:

“Niên-trưởng phải là người vô phương trách cứ, không tục huyền, con cái cũng đã tin đạo và lại không hề bị cáo tội là sống trác-táng hay vô kỷ-cương.”


Các vị tư-tế (hoặc linh-mục cũng thế) xem ra vẫn từng là những người phụ-giúp Giám-mục.

Vai-trò thứ ba đặt-để cho nam-nhân là vai-trò của các giám-sự, hay còn gọi là thừa-tác-viên phó-tế. Các vị này được trao trọng-trách rất rõ như đã kể trong thư thứ nhất Timôtê. Theo sách Công-vụ Tông-đồ, thì: các thừa-tác-viên phó tế khi trước là những vị làm công việc bác-ái/thiện-nguyện trong Giáo-hội, như sách Công-vụ đoạn 6 câu 2 lại kể rõ:

“Vậy nên 12 vị mới triệu-tập đoàn-thể các môn-đồ lại mà nói: không phải là điều đẹp lòng Thiên-Chúa nếu chúng tôi nhãng-bỏ Lời Thiên-Chúa, mà đi lo giúp việc bàn ăn.”


Việc ông Phaolô nhắc tên nữ thừa-tác-viên Phêbê ở thư Rôma đoạn 16 câu 1 rằng: “Về việc quyên-trợ giúp các thánh, thì như tôi đã ra thể-thức cho các hội-thánh Galát thế nào, anh chị em cũng hãy thi-hành như vậy,” điều này cho thấy rằng việc công-khai tham-dự vào các công-việc tốt lành đã mở ra cho phụ-nữ.

Quả thế, chừng như các bà goá được mô-tả ở thư thứ nhất Timôtê là ý nói đến một nhóm đặc-biệt gồm các vị nữ-lưu niên-trưởng được chọn ra như thể để lo cho nhu-cầu của các thành-viên khiêm-hạ của cộng-đoàn và chỉ mỗi những vị trước đây từng trổi-bật trong chành-xử tốt-lành/hạnh-đạo mới được chọn để làm thế, hết như thư thứ nhất Timôtê đoạn 5 câu 10 lạ đã viết như sau:

“Chỉ mỗi các quả-phụ có chứng-chỉ về việc lành phúc đức, đã dưỡng-dục con cái, cho khách đỗ nhờ, rửa chân cho các thánh, đỡ đần những người khốn-quẫn, chuyên-cần vào mọi thứ việc lành, thôi.”           

Các bà goá trong Hội-thánh như thế, đã tách-bạch với nữ-phụ bình-thường, tức: các bà goá phải tự hứa là mình sẽ không tái-giá với ai hết.

Không ai đủ tiêu-chuẩn để được bổ-nhiệm làm việc cho Hội-thánh phi trừ ông hay bà ấy được biết là mình vốn sở-hữu các đặc-trưng đạo-đức nào đó, mà thôi. Lạ thay, trong số các bà như thế không thấy bà nào ở độc-thân, dù chính ông Phaolô tự mình đã từng đề-cao bảo rằng: không giống như ông Phêrô và các tông-đồ khác, ông Phaolô là người từng đi rao-giảng đó đây mà không bao giờ có người vợ nào đi theo, hệt như thư thứ nhất Côrintô đoạn 9 câu 5 vẫn nhận rằng:

“Phải chăng chúng tôi không có quyền đem theo mình một tín-nữ, như các tông-đồ khác, như các anh em của Chúa, và ngay cả Kêpha?”

Giám-mục, tư-tế (tức linh-mục) và thừa tác-viên phó-tế phải là “người chồng có một vợ” và các bà goá, là người vợ “(trước đây) có một chồng” ; do bởi chế-độ đa-thê vẫn bị thải-bỏ ra ngoài vòng cung của Hội-thánh; điều này có nghĩa là: các bà chỉ lập gia-đình một lần một, mà thôi.

Và sự-kiện các bà từng thành-công gầy-dựng gia-đình, dưỡng-dục con cái và giữ chúng trong tầm kiểm-soát/khống-chế vẫn được coi như một bảo-đảm là sau này chúng có thể trở-thành mục-tử, thừa-tác-viên và người trợ-giúp xứng-đáng trong Hội-thánh, như thứ thứ nhất Timôtê đoạn 3 câu 2, 12; đoạn 5 câu 9, cũng như thư Titô đoạn 1 câu 6 từng bảo, rằng:

“Vậy, vị giám-sự phải là người vô phương trách-cứ, không tục-huyền, tiết-độ, điềm-đạm, thanh-lịch, hiếu-khách, biết giảng-dạy…
Các vị phụ-tá phải là những người không tục-huyền, biết coi sóc con cái đúng mực, biết tề-gia…”

Và, thư Titô lại cũng nói:

“Niên-trưởng phải là người vô phương trách-cứ, không tục-huyền, con cái cũng đã tin đạo và lại không hề bị cáo buộc là sống trác-táng, hoặc vô kỷ-cương.”

Còn một đòi hỏi khác đề ra cho các ứng-viên nam là: trước hết và trên hết phải có tâm-tính hiếu-khách cùng bén-nhạy, không tì-tích, có tư-cách, chính-trực và là đấng-bậc lành/thánh có khả-năng tự-chế trong hoàn-cách căng thẳng.

Trường-hợp các bà goá, các bà bà phải trên sáu mươi và có thành-tích sốt-sắng với công việc đạo-hạnh và việc bác-ái/thiện-nguyện, chẳng hạn như “rửa chân cho các thánh” và làm giảm-bớt tình-trạng lo-âu/sầu buồn của nhiều vị. Các bà goá trẻ tuổi đều bị loại-trừ bởi các bà này dễ bị cho là hay thay-đổi, ít kiên-định, như thư thứ nhất Timôtê đoạn 5 câu 11, còn viết rõ:

“Quả-phụ mà trẻ tuổi, thì hãy loại đi. Vì khi nổi cơn dục-vọng, là họ bỏ Đức Kitô, và muốn tái-giá…”    

Nói theo tiêu-cực, thì những ai có trọng-trách bầu chọn các giám-mục và thừa-tác-viên phó-tế phải đoan-chắc được rằng các ứng-viên này phải nắm chắc là không nghiện-ngập, vì những người như thế không nên chọn.

Việc loại-trừ những người có đặc-thù này, vẫn được diễn-tả rất nhiều lần, như thư thứ nhất Timôtê đoạn 3 câu 3 và thư Titô đoạn 1 câu 7 vẫn ghi rõ; đồng thời, những vị nào dính vào chuyện “nghiện-ngập” hẳn là số đông, phổ-cập  ghê lắm mới bị ông Phaolô nhắc đi nhắc lại nhiều lần về chuyện các vị tham-dự tiệc thánh-thể mà lại hay say sưa chè chén ở Côrintô, chẳng hạn là chuyện thường xuyên thấy rõ.

Lại có một số khía-cạnh tiêu-cực khác khiến ta bận tâm chú ý, nhất là sự việc nhiều vị có tâm-tánh dễ nổi nóng, bạo-động, hay cãi-vã/gây gổ và cả chuyện kiêu-căng nữa. Cũng nên biết rằng: các giám-mục khi xưa từng thực-thi chuyện gây quỹ bác-ái, hay có tính dính bén nhiều vào chuyện tiền bạc.

Hạ-tầng cơ-sở chắc chắn được hoạch-định một cách thận-trọng mà các nhà dựng xây cộng-đoàn theo ông Phaolô đã điều-nghiên đưa vào hiện-thực một số thói quen thực-tế mà không gì ngờ vực về chuyện triển-khai cách nhẹ nhàng và hội-thánh lo cho dân ngoại của ông Phaolô cũng đã thành-công dài dài với thế-giới La-Hy, khi xưa nữa.

Vốn tách-biệt khỏi Do-thái-giáo và có khi cũng có nghĩa là sốt sắng với Đức Giêsu, thì cơ-chế tổ-chức có lớp lang, đàng-hoàng lại vẫn được chế-ngự từ ảnh-hình của Đức Kitô Đấng Cứu-độ ở thế-giới của ông Phaolô vào thời-điểm trong đó có lý-tưởng mang tinh cao-siêu/mỹ-miều kiểu của ông Phaolô lại trở thành việc “thành-thiêng-hoá” con người bằng xương bằng thịt.

Đạo-giáo mới này đã loại-bỏ rất sớm những gì được coi là niềm hứng-khởi rất cánh-chung/quang-lâm của ông Phaolô từng rớt lại. Và, niềm hứng-khởi ấy lại đã biến-hoá qua các thế-kỷ về sau trong một Hội-thánh do các giám-mục và hội-đồng này nọ lập thành Đạo Chúa vào giai-đoạn cuối thời cổ xưa, cũng như thời Trung-cổ và hiện-đại.

                                                                                                                        Còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên-soạn,
Mai Tá lược dịch.         

     



                        







No comments: