Monday 14 March 2016

Gs Geza Vermes Diện-mạo Đức Giêsu: Đức Giêsu, và cuộc sống trọn lành theo ông Phaolô (Bài 30)



Chương 4
Đức Kitô của ông Phaolô
là Con Thiên-Chúa,
Đấng Cứu-độ loài người nơi vũ-trụ
(bài 30)



Đức Giêsu,
và cuộc sống trọn lành
theo ông Phaolô


Đến đây, cũng cần thêm vào những điều được ông Phaolô nhấn mạnh về lề-lối phụng-tự của tín-hữu thời tiên-khởi, đó là: nhận-thức ông có về Đức Giêsu và, quan-trọng hơn cả, là: về Thiên-Chúa-là-Cha, dĩ-nhiên không bằng ngôn-từ quá-đáng theo tình người để rồi, ông lại vặn-vẹo/méo mó trong khuynh-hướng tư-riêng về đạo-lý, vốn dĩ khiến ông xa cách lời dạy cũng như đường lối Đức Giêsu và các đồ đề trực-tiếp của Ngài từng thực-hiện.

Ý-hướng nền-tảng của Do-Thái-Giáo từng được Đức Giêsu tuân-thủ và khuyến-khích mọi người thực-thi, tức: đặt trọng-tâm vào Đấng Thần Linh Thánh Ái, theo khuôn khổ của truyền-thống Do-thái-giáo; nên, Ngài và các đồ-đệ người Galilê của Ngài từng cố-gắng trở-thành người bắt-chước Thiên-Chúa như lời tác-giả Tin Mừng Mát-thêu tỏ-bày ở đoạn 5 câu 48 sau đây:

            “Vậy, các ngươi hãy nên trọn-lành, như Cha các ngươi trên trời là Đấng trọn-lành.”


Và, Đức Giêsu cũng đã gia-nhập trở-thành những người như thế. Ngoại trừ, một câu duy-nhất ở bức thư được xem là không do ông Phaolô viết và gửi cho giáo-đoàn Êphêsô đoạn 5 câu 1 khi bảo rằng:


“Vậy, anh em là những người noi gương Thiên-Chúa, như anh em là con cái mến yêu của Ngài”

Thật ra thì, lối bắt-chước Thiên-Chúa một cách trực-tiếp như thế, lại vắng bóng ở thư đích-thực do ông Phaolô soạn. Bởi lẽ, ông cũng có khuyên những ai dõi bước theo chân ông hãy sao/chép gương lành của Đức Kitô mà thôi.

Thế nhưng, do bởi ta chỉ có một nền-tảng hiểu/biết rất nhỏ về Đức Giêsu do ông Phaolô trưng-dẫn tựa như lời ông dặn-dò tín-hữu dân ngoại mới tòng-đạo, là: hãy đi theo mẫu gương của chính ông hoặc của các cộng-sự-viên gần ông nhất, mới là thứ mẫu và gương mà họ tạo-hình về Phaolô như lời lẽ trong thư thứ nhất Côrintô đoạn 11 câu 1 từng tuyên-bố:

            “Anh em hãy bắt chước tôi, cũng như tôi đối với Đức Kitô.”


Và, ở đoạn 4 câu 16, cũng trong thư này, ông còn thôi-thúc tín-hữu nhiều hơn nữa về chuyện bắt-chước như sau:

            “Vậy, tôi khuyên anh em hãy biết theo gương tôi.”


Theo cách thức của nhà mô-phạm, thì điều này có vẻ như lời khuyên-bảo về Đạo gửi đến tín-hữu ở Côrintô, ông Phaolô đề-nghị họ hãy sống và làm như ông từng thiết-lập quan-điểm mới về đạo-lý trong đó tín-hữu thấy mình trước nhất có được trạng-huống này là từ Đức Kitô; thứ đến là do Thiên-Chúa mà ra.

Với một Người Cha ở rất xa và một Đức Kitô không diện-mạo rõ ràng, thì lời khuyên của ông Phaolô đưa ra là dành để cho các tín-hữu mới tòng-đạo còn nhút-nhát khiến họ có thể coi những người gần-gũi với họ xem có ai khiến họ tin-tưởng được hay không, mà thôi.

Xem như thế, đã bắt-đầu thấy có xu-hướng rất dễ thấy nơi các vị theo Công giáo hoặc Chính-thống-giáo tạo khuôn-mẫu, những người môi-giới và trung-gian hoà-giải giữa các kẻ tin và Thiên-Chúa. Các người trung-gian khi xưa, là: Đức Kitô và ông Phaolô. Và sau này, nhờ nguồn hứng của cộng-đoàn Phaolô khi ấy, là: Đức Maria, Mẹ của Đức Giêsu là các Đấng-bậc trong một số nguồn-cội của Đạo Chúa lại có khuynh-hướng được đối-xử gần như nữ-thần, ít ra là Đấng Thứ Tư trong Bốn Ngôi Thần Thiêng Thánh ái.

Vào các thế-kỷ đầu của Hội thánh, các Đấng được các thánh tử-vì-Đạo gộp chung lại làm một và từ đó, một số các thánh khác ngày càng làm như thế. Trong số các đấng-bậc lành/thánh này, có Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị là đã cố-gắng ghi thêm cả ngàn danh-tánh các đấng hiển-thánh mới do ngài đề-bạt, tạo tác, khiến Vatican trở-thành “xưởng đúc ra các chân-phước và bậc hiển-thánh” như có đấng bậc vị vọng nọ từng nhận-định một cách hóm-hỉnh như thế.

Nhân đây, có vị còn khôi-hài hơn, dám bảo rằng: “thánh Phaolô, là thành-trì của Phong-trào Cải-Cách thời Trung-Cổ (dĩ-nhiên, ta cũng không nên đặt ông làm thánh bổn-mạng của Phong-trào này), xem ra là người có trách-nhiệm trong việc hợp-pháp-hoá chuyện “đi hai hàng” giữa các lập-trường như thế, để rồi, dẫn vào với thái-độ giống những người anh em phía Thệ Phản đã ghét cay ghét đắng chuyện tôn-sùng các thánh nam hoặc thánh nữ. Tệ hơn nữa, các vị bên ấy còn nghi-kỵ chuyện “tôn-thờ Đức Maria”, mà theo các vị này gọi, thì đó là “trò rối” của các Giáo-hoàng, mà ra.

Nhận-định giòng tư-tưởng ông Phaolô suy-nghĩ về Đức Kitô và việc phụng-thờ đấng thánh thiêng xong, nay ta xem xét cung-cách ông nối-kết Đức Giêsu với Hội-thánh nói chung và với thành viên của Giáo-hội riêng rẽ, để xem sao. Nay, thì: người đọc cũng đoán ra rằng mối tương-quan do ông Phaolô định-hình hoặc định-vị như thế, chỉ là ẩn-dụ mang tính biểu-tượng gồm các nhân-vật đầy bí-nhiệm.

Việc ông hiểu về tiệc thánh, đã cung-cấp cho ta luận-điểm hữu-dụng hơn cả để khởi-hành. Bánh thánh, nói ở tiệc thánh mà người tham-dự cùng nhau ăn chung và uống chung, tức: Thân Mình đặc-trưng/đặc-thù của Đức Kitô, là một biểu-tượng theo nghĩa bóng đã biến-đổi, tức: những người từng ăn và uống ở “nhà-nguyện” trở-hành một Thân mình đầy bí-nhiệm, như lời thư thứ nhất Côrintô đoạn 10 câu 17 từng ghi rõ như sau:
           
“Vì chưng, chỉ có một bánh, nên ta, tuy là nhiều, ta cũng chỉ là một thân mình, vì hết thảy ta cũng chia phần một Bánh.”



Khi chỉnh-sửa những điều do mình đã “quá lời”, ông Phaolô khi ấy đã có kỹ-năng xử-sự với người của ông theo cách thực-tiễn và theo suy-nghĩ của con người đang sống ở dưới đất, bằng lời đề-nghị hát ca như bài hát nổi tiếng đầy lòng từ-thiện của tình-yêu người đồng loại kiểu cổ ở Kinh thánh như tiêu-chuẩn để đánh giá lòng sốt sắng chân-chất, rất chung-cuộc.

Và, với tâm-não nhìn xa trông rộng luôn tìm kiến giải-pháp sâu hơn và “huyền-nhiệm” hơn cho khía-cạnh đầy phức-hợp về một hiện-hữu mang tính đạo-giáo. Suy-tư của ông về thân-phận Đức Kitô cũng không thuyết-phục chính mình vào buổi đầu để định-hình con người đạo-đức là chính mình, nhưng đúng hơn, chỉ tái-diễn thân-phận đầy bí-ẩn của Đức Giêsu trong thân-thể của chính con người.

Đối với ông Phaolô, cuộc sống phải được sống như đang chết một cách huyền-nhiệm và trổi dậy với Đức Kitô mỗi ngày như lời thư thứ nhất Côrintô đoạn 15 câu 30-32, từng biện-bạch:

“Và chúng tôi, tại sao lại liều với gian-nguy mỗi giờ khắc thế? Tôi chết lên chết xuống mỗi ngày, thật thế, hỡi anh chị em, cũng như anh chị em thật là mối vinh-dự tôi được trong Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta. Nếu tôi đã nuông theo người phàm mà đấu với mãnh thú tại Êphêsô, thì có béo bổ gì cho tôi đâu? Nếu kẻ chết không sống lại, thì: “Ta ăn đi, ta uống đi! Vì mai ngày ta phải chết.”


Thành thử ra, mục-tiêu của sự hiện-hữu thông-thường mỗi ngày, cũng giống như nghi-thức tẩy rửa cách đặc-biệt và tiệc thánh-thể, là để tạo ảnh-hưởng lên sự phối-kết huyền-nhiệm giữa thân mình của tín-hữu với Than Mình Đức Kitô trên hai mức-độ. Đó, là ý-nghĩa của câu nói trong thư thứ nhất đoạn 6 câu 15, sau đây:

            “Anh chị em không biết sao? Thân-xác anh chị em là những chi-thể của Đức Kitô.”

Nói theo cách bí-hiểm hoặc huyền-nhiệm, thì: cá-nhân người tín-hữu được coi như đang kết-hợp vào một khuôn khổ linh-thiêng thần-thánh của Đức Chúa. Chẳng nghi-ngờ gì, là người vô-tín-ngưỡng thời xưa/cổ hoặc ở bất cứ thời nào khi nghe ông Phaolô nói đều thấy giống như lời nói rỗng-tuếc. Nhưng, “huyền-thoại” kiểu của ông Phaolô lại luôn có sức mạnh ngoại-thường gây cảm-kích đối với những người được niềm tin gợi-hứng.

Kết-cuộc của sự kết-hợp huyền-bí với Đức Chúa là sự việc tín-hữu thuộc về Đức Giêsu Kitô , trước tiên được tả cảnh tả hình như các trẻ thơ không biết gì, sau trở-thành con trẻ và cuối cùng mới thành người trưởng-thành, hệt như ý/tứ ông viết trong thư Rôma đoạn 1 câu 5-6, rồi thư thứ nhất Côrintô đoạn 3 câu 1 cũng như đoạn 13 câu 11, sau đây:

“Nhờ Ngài, chúng tôi đã lĩnh ân-sủng và sứ-vụ tông-đồ, để vì Danh Ngài giảng-truyền sự vâng-phục đức tin trong mọi dân-tộc. Trong số đó, có cả anh chị em, là những kẻ đã được hiệu-triệu theo Đức Giêsu Kitô.”

Và ở thư Côrintô ông lại cũng viết:

“Và tôi, hỡi anh chị em, tôi đã không thể nói với anh chị em như những người thần-thiêng, mà là như những người xác thịt như những kẻ còn bé bỏng trong Đức Kitô.”

Hoặc:

“Thuở tôi bé bỏng, tôi nói năng như trẻ bé, tôi suy nghĩ như trẻ bé, tôi xét-đoán như trẻ bé. Một khi tôi đã trưởng-thành, tôi liền loại đi những gì là trẻ bé.”                      

Xem thế thì, những người nghe ông Phaolô dạy, lại đã sở-hữu tâm-não và tinh-thần của Đức  Kitô và tiết ra “chất thơm tho” của Ngài, như ý-tứ ông Phaôlo diễn-đạt ở thư thứ nhất Côrintô đoạn 2 câu 16; và rồi là thư Rôma đoạn 8 câu 9; cũng như thư thứ hai Côrintô đoạn 2 câu 15, từng bảo rằng:

“Vì: Ai nào biết được tư-tưởng của Chúa, để hòng chỉ-giáo cho Ngài? Còn chúng tôi, chúng tôi có tâm-não của Đức Kitô;”


Hoặc thư Rôma cũng bảo:

“Nhưng, anh chị em không theo xác thịt, mà là Thần-khí; nếu thực có Thần-khí Thiên-Chúa cư-ngụ trong anh chị em. Ai không có Thần-khí Đức Kitô, kẻ ấy không thuộc về Ngài.”

Rồi, thư thứ hai Côrintô, cũng lại viết:

“Vì chúng tôi là hương thơm của Đức Kitô, dâng kính Thiên-Chúa, xông ra giữa những người được cứu-rỗi, và những kẻ phải hư đi…”


Bằng lời lẽ đơn-giản, ngang qua việc gắn liền vào với Đức Kitô các ngài thuộc về Thiên-Chúa, như ý-tứ ông viết trong thư thứ nhất Côrintô đoạn 12 câu 27, sau đây:

           
“Mà anh chị em là thân mình của Đức Kitô, và ai theo phận nấy mà làm chi-thể”;

Rồi, ở đoạn 3 câu 23, ông cũng viết:    

           
“Còn anh chị em, thuộc về Đức Kitô và Đức Kitô thuộc về Thiên-Chúa.”

Đó là mức-độ cao nhất trong kết-hợp thần-thiêng với Đức Chúa.
Mức độ thứ hai, là hệ-quả tất-nhiên của mức độ đầu, mà thôi. Khi đã trở-nên cùng một thành-phần của Thân Mình Đức Kitô một cách huyền-nhiệm, thì những người đã thanh-tẩy cũng được kết-hợp mỗi người với nhau làm thành thân mình linh-thiêng là Hội-thánh. Tương-quan giữa thân mình và chi thể là ẩn-dụ rất quen-thuộc trong các thư do ông Phaolô viết. Hệt như ý-tứ ông viết trong thư thứ nhất Côrintô đoạn 12 câu 12-13, sau đây:

“Các dấu chỉ một vị tông-đồ đã được thi-thố nơi anh chị em bằng kiên-nhẫn trọn-hảo, bằng dấu lạ điềm thiêng, và quyền phép. Vì nào anh chị em có thua-thiệt gì các hội-thánh khác, hoạ chăng là vì tôi đây, tôi đã không ăn vạ anh chị em? Xin anh chị em xá lỗi cho sự bất-công ấy.”


Việc kết-hợp các kẻ tin vào với nhau làm thành chi-thể của thân mình Đức Kitô một lần và cho tất cả mọi hệ-quả có sự khác-biệt nền-tảng giữa người Do-thái-giáo và dân-ngoại, giữa tự-do và nô-lệ, nam và nữ.

Bằng lời lẽ thực-tế hơn, ông Phaolô đã tinh-giản sự việc xuống thành một bài luân-lý/đạo-đức mà không cần biết tình-trạng của mỗi kẻ tin sống trong xã-hội phàm-trần trong đó Kitô-hữu đều có tầm quan-trọng đồng đều trước mặt Thiên-Chúa và họ phải đối xử với nhau như thế thôi. Điều này, ông Phaolô có nói rất rõ trong thư thứ nhất Côrintô đoạ 12 câu 24-26, như sau:


“Còn những bộ-phận của mình ta vốn đã trang-nhã, hẳn lại không cần được như thế. Song, Thiên-Chúa đã điều-hoà các bộ-phận của thân mình để làm sao thiểu-nghi thì được nhã, để khỏi có phân-tranh trong thân mình; trái lại, để các bộ-phận, vì ích chung, mà đùm-bọc lấy nhau. Cho nên, một bộ-phận phải đau, thì các bộ-phận đau chung; một bộ-phận được vinh, thì hết các bộ-phận được vinh chung.”

Thế nên, cần có sự hài-hoà thương yêu giữa các thành-viên của cộng-đoàn cùng bật mạnh để cùng lúc làm thành thân mình của Đức Kitô và thân mình của Hội-thánh. Quả thật, khi sử-dụng một ẩn-dụ khác, ông Phaolô lại so-sánh với mối ràng-buộc trong hôn-nhân, như lời thứ thứ hai Côrintô đoạn 11 câu 2 còn ghi rõ:


“Do bởi anh chị em, mà tôi phải phát ghen lên, cái ghen của Thiên-Chúa: tôi đã đính-hôn anh chị em cho một người độc-nhất, để tiến-dâng anh chị em cho Đức Kitô, như một nữ-trinh thanh-khiết.”

Giống ông Gioan Tin Mừng, ông Phaolô lại cũng nhấn mạnh đến mối kết-hợp đặc-thù giữa các kẻ tin với Đức Kitô và Thiên-Chúa, nhưng theo phương-án hoàn-toàn khác-biệt. Với ông Gioan, nền-tảng của việc kết-hợp nằm trên “sự đồng đều” giữa Cha và Người Con, và vào việc mọi người cư-ngụ nơi kẻ tin tham-gia theo kiểu thứ-yếu, tức là: Cha, Người Con và các kẻ tin đều ở trong nhau.

Với ông Phaolô, thì khác, sự kết-hiệp giữa Đức Giêsu và các thành-viên Hội-thánh nằm ở việc tham-gia vào cái chết và sự trỗi dậy của Đức Kitô. Qua việc Ngài trỗi dậy từ cõi chết, Đức Giêsu được nâng-nhấc lên với phẩm-cách Con của Thiên-Chúa; và ngang qua niềm tin của kẻ tin vào Người Con của Thiên Chúa, những kẻ theo chân Ngài trở-nên con nuôi của Cha mình.
                                                                                                                        (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên-soạn,
Mai Tá lược dịch. 







No comments: